Trên thế giới có khoảng 17 loài thằn lằn sừng. Hầu hết đều có khả năng phun máu. Có thể phân biệt thằn lằn sừng thông qua màu sắc, kích thước, số lượng sừng và gai nhọn trên lưng. Phần lớn thằn lằn sừng có thân to, phẳng, lưng có gai nhọn, chân to, ngắn.
Thằn lằn sừng hiếm khi phun máu vào con người. Tuy nhiên, với kẻ thù như linh miêu, chó sói, chim chóc, thằn lằn sừng luôn sẵn sàng một tia máu hôi từ mắt bắn ra.
Thằn lằn sừng đứng yên bất động giữa sa mạc, nhìn chó sói tiến lại gần. Con thằn lằn lốm đốm hòa vào cảnh xung quanh khiến kẻ thù khó có thể nhìn ra. Nhưng khi con chó sói đến gần, cố gắng bắt lấy con mồi bé nhỏ thì bất ngờ một dòng máu bắt từ mắt của thằn lằn, hướng thẳng vào miệng sói. Trong lúc con sói đang khó chịu lắc mình để vẩy máu thì thằn lằn đã bỏ chạy.
Giáo sư Larry Powell thuộc Đại học Calgary Canada cho biết: "Thằn lằn sừng có chân ngắn, thân mập giúp chúng di chuyển nhanh hơn."
Thằn lằn sừng sống chủ yếu tại các vùng khô như: Guatemala, Mexico, sa mạc Arizona, California,.. Chúng là con mồi của nhiều loài như diều hâu, rắn, chó sói, cáo, linh miêu và thậm chí là chuột ăn thịt.
Ngụy trang là cách phòng vệ đầu tiên. Thằn lằn sừng có cách để biến màu phù hợp với môi trường xung quanh, thường mà bụi rậm nâu hoặc bùn xám. Khi lẩn trốn, thằn lằn sừng không cử động. Kết cấu cơ thể mập, lùn, có gai nhọn khiên chúng dễ "tàng hình" hơn.
Khi kẻ thù đến gần, thằn lằn sừng sẽ di chuyển. Chúng chỉ chạy khi nhận thấy nguy hiểm. Trong quá trình đó, chúng sẽ đánh giá lại mối nguy hiểm đề tìm cách phòng vệ cho phù hợp.
Thằn lằn sừng có khả năng ngụy trang rất giỏi để tránh kẻ thù.
Giáo sư Sherbrooke đã thí nghiệm nhiều năm để tìm hiểu cơ chế phân tích nguy hiểm của thằn lằn sừng. Ông cho thằn lằn vào lồng và thử nghiệm khi chúng đối mặt với nguy hiểm từ nhiều loài rắn. Rắn roi di chuyển rất nhanh. Biết không thể chạy được nên thằn lằn sừng sẽ đứng yên và chọn cách ngụy trang.
Nhưng với rắn chuông, loài có xu hướng ẩn nấp đợi con mồi, thằn lằn sừng sẽ chạy liên tục để bảo toàn mạng sống. Thường rắn và nhiều loài chim hay nuốt con mồi. Vì thế, thằn lằn sừng sẽ mở xương sườn để tạo thành một lá chắn lưng hoặc phồng thân mình cơ thể phồng to hết mức khiến con thú săn không nuốt được.
Thằn lằn Texas "thủ thế", xù gai phòng thủ.
Chiêu thứ hai là bật nhảy. Thằn lằn sừng nhảy lên, khoe bụng trắng, dang tay chân để dọa kẻ thù.
Chiêu thứ ba và là cách phòng vệ tốt nhất là phun máu. Cách này thường áp dụng với động vật ăn thịt họ mèo và chó sói.
Cách này khá đơn giản. Một túi dưới xoang mắt của thằn lằn sừng sẽ phồng lên để chứa máu khi gặp nguy hiểm. Với áp lực tăng đột ngột, máu sẽ phun mạnh ra ngoài. Độ xa tia máu bắn tới là 2 mét.
Thằn lằn sừng cũng phân biệt hiểm nguy rất dễ. Khi một con chó tiếp xúc gây nguy hiểm, thằn lằn sẽ bung túi máu. Nhưng một người giả chó, thử đi bốn chân, thử sủa thế nào đi nữa, thằn lằn cũng không phản ứng lại.
Khi gặp nguy hiểm lớn, chúng có thể bắn máu từ mắt vào kẻ thù.
Máu của thằn lằn sừng có vị chát nhẹ. Mặc dù nó không gây nguy hiểm cho kẻ thù nhưng ít nhất cũng kéo dài thời gian cho thằn lằn có thể bỏ chạy. Máu có hiệu quả nhất khi bắn vào miệng. Đó là lý do thằn lằn sừng thường chờ đến giây phút cuối cùng, khi gần nằm trong miệng kẻ thù mới bắn máu.
Mà ngay cả khi bị bắt, thằn lằn sừng cũng không để yên. Khi chúng bị nuốt vào cổ hỏng hoặc dạ dày kẻ địch, chúng sẽ bung sừng để giết chết kẻ thù.
Bên cạnh đó, thằn lằn sừng có thể sinh 48 thằn lằn con tại cùng một thời điểm. Chính vì thế, trước khi chết, chúng vẫn có khả năng lưu lại nòi giống.
Thằn lằn sừng chủ yếu ăn kiến, kể cả kiến độc. Chúng bắt kiến bằng đầu lưỡi dính. Chúng không nhai con mồi mà sẽ tiết dịch tiêu hóa kiến trước nuốt. Điều này giúp bảo vệ thằn lằn khỏi nọc kiến.
Thằn lằn sừng hiếm khi phun máu vào con người. Tuy nhiên, với kẻ thù như linh miêu, chó sói, chim chóc, thằn lằn sừng luôn sẵn sàng một tia máu hôi từ mắt bắn ra.
Thằn lằn sừng đứng yên bất động giữa sa mạc, nhìn chó sói tiến lại gần. Con thằn lằn lốm đốm hòa vào cảnh xung quanh khiến kẻ thù khó có thể nhìn ra. Nhưng khi con chó sói đến gần, cố gắng bắt lấy con mồi bé nhỏ thì bất ngờ một dòng máu bắt từ mắt của thằn lằn, hướng thẳng vào miệng sói. Trong lúc con sói đang khó chịu lắc mình để vẩy máu thì thằn lằn đã bỏ chạy.
Một con thằn lằn sừng Texas, Mỹ. Chúng có dáng nhỏ, lùn, mập, bụng trắng, lưng nhiều gai nhọn.
Giáo sư Larry Powell thuộc Đại học Calgary Canada cho biết: "Thằn lằn sừng có chân ngắn, thân mập giúp chúng di chuyển nhanh hơn."
Thằn lằn sừng sống chủ yếu tại các vùng khô như: Guatemala, Mexico, sa mạc Arizona, California,.. Chúng là con mồi của nhiều loài như diều hâu, rắn, chó sói, cáo, linh miêu và thậm chí là chuột ăn thịt.
Ngụy trang là cách phòng vệ đầu tiên. Thằn lằn sừng có cách để biến màu phù hợp với môi trường xung quanh, thường mà bụi rậm nâu hoặc bùn xám. Khi lẩn trốn, thằn lằn sừng không cử động. Kết cấu cơ thể mập, lùn, có gai nhọn khiên chúng dễ "tàng hình" hơn.
Khi kẻ thù đến gần, thằn lằn sừng sẽ di chuyển. Chúng chỉ chạy khi nhận thấy nguy hiểm. Trong quá trình đó, chúng sẽ đánh giá lại mối nguy hiểm đề tìm cách phòng vệ cho phù hợp.
Thằn lằn sừng có khả năng ngụy trang rất giỏi để tránh kẻ thù.
Giáo sư Sherbrooke đã thí nghiệm nhiều năm để tìm hiểu cơ chế phân tích nguy hiểm của thằn lằn sừng. Ông cho thằn lằn vào lồng và thử nghiệm khi chúng đối mặt với nguy hiểm từ nhiều loài rắn. Rắn roi di chuyển rất nhanh. Biết không thể chạy được nên thằn lằn sừng sẽ đứng yên và chọn cách ngụy trang.
Nhưng với rắn chuông, loài có xu hướng ẩn nấp đợi con mồi, thằn lằn sừng sẽ chạy liên tục để bảo toàn mạng sống. Thường rắn và nhiều loài chim hay nuốt con mồi. Vì thế, thằn lằn sừng sẽ mở xương sườn để tạo thành một lá chắn lưng hoặc phồng thân mình cơ thể phồng to hết mức khiến con thú săn không nuốt được.
Thằn lằn Texas "thủ thế", xù gai phòng thủ.
Chiêu thứ hai là bật nhảy. Thằn lằn sừng nhảy lên, khoe bụng trắng, dang tay chân để dọa kẻ thù.
Chiêu thứ ba và là cách phòng vệ tốt nhất là phun máu. Cách này thường áp dụng với động vật ăn thịt họ mèo và chó sói.
Cách này khá đơn giản. Một túi dưới xoang mắt của thằn lằn sừng sẽ phồng lên để chứa máu khi gặp nguy hiểm. Với áp lực tăng đột ngột, máu sẽ phun mạnh ra ngoài. Độ xa tia máu bắn tới là 2 mét.
Thằn lằn sừng cũng phân biệt hiểm nguy rất dễ. Khi một con chó tiếp xúc gây nguy hiểm, thằn lằn sẽ bung túi máu. Nhưng một người giả chó, thử đi bốn chân, thử sủa thế nào đi nữa, thằn lằn cũng không phản ứng lại.
Khi gặp nguy hiểm lớn, chúng có thể bắn máu từ mắt vào kẻ thù.
Máu của thằn lằn sừng có vị chát nhẹ. Mặc dù nó không gây nguy hiểm cho kẻ thù nhưng ít nhất cũng kéo dài thời gian cho thằn lằn có thể bỏ chạy. Máu có hiệu quả nhất khi bắn vào miệng. Đó là lý do thằn lằn sừng thường chờ đến giây phút cuối cùng, khi gần nằm trong miệng kẻ thù mới bắn máu.
Mà ngay cả khi bị bắt, thằn lằn sừng cũng không để yên. Khi chúng bị nuốt vào cổ hỏng hoặc dạ dày kẻ địch, chúng sẽ bung sừng để giết chết kẻ thù.
Bên cạnh đó, thằn lằn sừng có thể sinh 48 thằn lằn con tại cùng một thời điểm. Chính vì thế, trước khi chết, chúng vẫn có khả năng lưu lại nòi giống.
Thằn lằn sừng chủ yếu ăn kiến, kể cả kiến độc. Chúng bắt kiến bằng đầu lưỡi dính. Chúng không nhai con mồi mà sẽ tiết dịch tiêu hóa kiến trước nuốt. Điều này giúp bảo vệ thằn lằn khỏi nọc kiến.
Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ