Những phần có đường vát, cong bị bóng nhẫy và đen sì.
Nguyên nhân là các vị trí bị sờ tay vào lâu ngày và liên tục.
Nhiều bạn trẻ chạm vào chỗ hàng triệu du khách trước đó đã sờ, cũng
có người bắt đầu xoa tay vào vị trí mới trên bức tượng nên
độ bào mòn ngày càng lan rộng.
Một người đi lễ cho rằng, với một số lượng du khách thập phương đổ về chùa dịp
cuối tuần đông như thế này và thi nhau sờ mòn tượng La Hán thì chỉ
trong ít năm nữa 500 vị La Hán sẽ đen nhẻm.
Ngay cả nữ hướng dẫn viên (đeo phù hiệu được cấp phép hành nghề)
cũng phớt lờ hành động sờ tay vào tượng của đoàn khách
mà cô đang dẫn đi tham quan.
Có người còn đùa cợt bắt tay tượng chụp ảnh.
Đọ móng tay với móng chân La Hán.
Chân tượng bị đen thành một vệt dài.
Pho tượng nhỏ trong tay bức tượng lớn cũng bị vạ lây.
Đôi bàn tay tượng Tôn Giả Đức Thủ sau vài năm bị xoa nay đã đen kịt.
Lác đác có cả cảnh nhét tiền vào tay tượng.
Người lớn còn để trẻ em đứng hẳn lên bục tượng chụp ảnh.
Bức tranh khổ lớn vẽ những hình ảnh tượng trưng cho Phật giáo đã bị viết,
vẽ bậy chằng chịt bằng mực. Dù được phát hiện từ cuối năm
Giáp Ngọ nhưng đến nay tranh vẫn trưng bày.
Những ngôn từ đậm phong cách tuổi teen.
Bức tranh bị viết và ký tên kín mít bởi hàng nghìn người.
Trao đổi với Zing.vn, Hòa thượng Thích Thọ Lạc - Phó trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kiêm Trưởng ban trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình khẳng định; những động thái như xoa tay, vuốt mặt tượng thâm chí ép tượng nhận tiền hoàn toàn không phù hợp với tín ngưỡng Phật giáo. "Không một ngôi chùa nào khuyến khích người dân và Phật tử xoa tay lên tượng Phật. Bởi làm thế là thiếu sự tôn kính của mình đối với chư Phật và các bậc Thánh tăng, đồng thời làm tổn hại đến thẩm mỹ các pho tượng. Mọi người khi đi lễ chùa đứng trang nghiêm, chắp tay khấn vái là được rồi, không phải cứ chạm tay, xoa mặt tượng là được bình an, phúc lộc", Hòa thượng khuyến cáo.
Theo Tri thức