Sau một ngày xảy ra vụ hít khí độc từ túi biogas khiến 3 người chết vì thiếu ôxy não, người dân xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) vẫn chưa hết lo lắng vì sự nguy hiểm của hầm ủ phân gia súc. Vài người bị ngộ độc nhẹ đã được bệnh viện cho về nhà điều trị ngoại trú và lo hậu sự cho người thân.
Túi ủ phân gia súc trong hầm biogas của gia đình ông Nguyễn Văn Tặng ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau). Ảnh: Nhật Tân.
Để đảm bảo sức khỏe cho người dân ở ấp Lý Ấn (xã Hưng Mỹ), ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường cùng Sở Y tế triển khai các biện pháp để xử lý luồng khí độc tồn tại trong không khí ở hiện trường cạnh nhà nạn nhân Nguyễn Văn Tặng (52 tuổi) và bà Phạm Thị Giếng (51 tuổi).
Đây là hầm ủ phân heo được tuồn vào túi nylon (dài 3 m, ngang 2 m) trong quá trình chăn nuôi gia súc để lấy khí đốt. Không riêng gì ông Tặng mà người dân các tỉnh miền Tây thường làm túi biogas để phục vụ nấu ăn.
Trước đó, hơn 6h sáng ngày 23/4, ông Tặng phát hiện đường ống dẫn khí từ hầm biogas bị rò rỉ nên tìm cách sửa. Vợ ông Tặng đợi mãi không thấy chồng vào nên ra kiểm tra thì phát hiện chồng bị ngạt khí ngất xỉu. Trong cơn nguy bách, bà Giếng nhảy xuống hố kéo chồng lên và cũng ngạt chết.
Ngoài 3 người chết, có đến 6 nạn nhân bị ngộ độc khí phải cấp cứu trong vụ rò rỉ túi chứa phân gia súc ở Cà Mau. Ảnh: Nhật Tân.
Vợ chồng chị Trần Mỹ Hạnh (35 tuổi, hàng xóm) cùng cha chồng là những người đầu tiên phát hiện ông Tặng, bà Giếng gặp nạn. Cả 3 chạy sang cứu giúp hàng xóm nhưng chị Hạnh tử nạn, hai người thân nhập viện.
Cùng nhập viện với chồng và cha chồng chị Hạnh còn có 4 người là láng giềng với nhau. Họ gặp nạn vì hít phải khí độc khi tham gia ứng cứu các nạn nhân.
Đây không phải lần đầu tiên người dân miền Tây mất mạng vì cứu thân nhân và đồng nghiệp bị ngạt khí. Hơn 2 năm trước, tai nạn lao động được cho là chấn động ở đồng bằng sông Cửu Long khi 6 người chết tại Nhà máy tinh luyện dầu của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Đa Quốc Gia (IDI) đặt tại huyện Lấp Vò (Đồng Tháp).
Nguyên nhân tai nạn được xác định là trong bồn chứa dầu thành phẩm thiếu ôxy, nhân viên trèo vào lấy mẫu với 5 người cứu nạn sau đó bị choáng, ngạt rồi buông tay khỏi thang, rơi xuống bồn chứa 46 tấn gồm dầu loãng và dầu đặc
Cụ thể, chiều 3/9/2013, IDI nhận được yêu cầu lấy mẫu giao cho khách hàng. Sáng hôm sau, Phó giám đốc nhà máy dầu tinh luyện là Triệu Bá Trà cùng 2 nhân viên Lâm Thanh Phong và Trần Tấn Lợi đến bồn TF03B lấy mẫu bán thành phẩm. Sau đó, cả nhóm sang bồn TR05 cao 6 m (đường kính khoảng 5 m) có sức chứa 100 tấn lấy mẫu Stearin thành phẩm. Lúc này dầu cao gần nửa bồn, sâu 2,7 m.
Bồn chứa dầu tại Nhà máy tinh luyện dầu của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Đa Quốc Gia (Lấp Vò, Đồng Tháp). Nơi đây đã xảy ra tai nạn lao động khiến 6 người chết gần 3 năm trước. Ảnh: Việt Tường.
Theo quy định, kỹ sư Phong đưa thanh inox vào bồn lấy mẫu nhưng không tới nên trèo vào trong bằng thang thì bị choáng vì thiếu ôxy, gây ngạt khiến anh buông tay rơi xuống đáy.
Thấy đồng nghiệp bị nạn, anh Lợi trèo vào và tiếp theo là anh Trà nhưng cả hai cũng ngạt rồi ngã. Nghe tiếng kêu cứu, anh Mai Hữu Tôn (Giám đốc nhà máy) đang họp cùng nhân viên Lê Xuân Thuận, Lê Đình Thái chạy ra, trèo vào bồn cứu người và bị ngạt tương tự.
Khi khung kính bên hông bồn bị đập vỡ và nắp xả mở cho dầu chảy ra, anh Đặng Văn An cùng vài đồng nghiệp trèo vào bồn kéo được 2 nạn nhân lên từ nắp trên nóc bồn. Do dưỡng khí trong bồn quá thấp, anh An cũng bị ngất vì ngạt thở nhưng được cấp cứu kịp thời nên thoát chết.
Gần một tháng sau đó, 5 công nhân bốc xếp ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đã bị ngạt dưới khoang tàu cá do hít phải hỗn hợp khí độc vào ngày 27/9/2013. Hôm đó, tàu cá của ông Nguyễn Tặng ở Kiên Giang cập cảng Gành Hào của huyện Đông Hải để bốc hàng lên vựa cá.
Nhiều thanh niên được thuê đã bốc hết cá trong 10 khoang, đến khoang cuối cùng thì xảy ra tai nạn khiến anh Tăng Thanh (36 tuổi) và Sơn Vũ Bảo (25 tuổi) thiệt mạng. 3 công nhân khác thấy đồng nghiệp bị nạn nên lao vào cứu và cũng bị ngất vì hít phải khí độc. Do được mọi người đưa đi cấp cứu kịp thời nên những công nhân ngộ độc nhẹ đã thoát chết trong gang tấc.
Bồn chứa dịch tôm - nơi xảy ra vụ ngộ độc khí khiến 4 người chết ngày 7/12/2013, tại xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành A (Hậu Giang). Ảnh:Trà Giang.
Đến ngày 7/12/2013, thêm vụ tai nạn lao động cũng do hít phải khí độc xảy ra tại Công ty TNHH Việt Nam ChiTin - HG ở xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành A (Hậu Giang). Sự cố xảy ra vào lúc chiều tối, khi công nhân 45 tuổi Đào Hiền Phương làm vệ sinh bồn chứa dịch tôm (nước thải ngâm vỏ đầu tôm) có dung tích 20 m3. Do van xả bị nghẹt, ông này bắc thang trèo vào kiểm tra.
Chờ lâu không thấy động tĩnh của cha, con ông Phương là Đào Vũ Khánh (20 tuổi) sốt ruột trèo xuống tìm nhưng cũng không quay ra. Nghi xảy ra chuyện chẳng lành, ông Đào Hiền Ngoan (em ông Phương) cùng cháu ruột Đào Hiền Đáng vào ứng cứu nhưng tất cả đều ngất xỉu vì ngạt thở.
Nghi bên trong có khí độc, mọi người xung quanh không dám vào tiếp mà dùng đục phá hỏng nắp bồn, đưa 4 nạn nhân đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu nhưng cha con ông Phương chết trong đêm. Khánh và ông Ngoan tắt thở trong ngày hôm sau.
Túi ủ phân gia súc trong hầm biogas của gia đình ông Nguyễn Văn Tặng ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau). Ảnh: Nhật Tân.
Để đảm bảo sức khỏe cho người dân ở ấp Lý Ấn (xã Hưng Mỹ), ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường cùng Sở Y tế triển khai các biện pháp để xử lý luồng khí độc tồn tại trong không khí ở hiện trường cạnh nhà nạn nhân Nguyễn Văn Tặng (52 tuổi) và bà Phạm Thị Giếng (51 tuổi).
Đây là hầm ủ phân heo được tuồn vào túi nylon (dài 3 m, ngang 2 m) trong quá trình chăn nuôi gia súc để lấy khí đốt. Không riêng gì ông Tặng mà người dân các tỉnh miền Tây thường làm túi biogas để phục vụ nấu ăn.
Trước đó, hơn 6h sáng ngày 23/4, ông Tặng phát hiện đường ống dẫn khí từ hầm biogas bị rò rỉ nên tìm cách sửa. Vợ ông Tặng đợi mãi không thấy chồng vào nên ra kiểm tra thì phát hiện chồng bị ngạt khí ngất xỉu. Trong cơn nguy bách, bà Giếng nhảy xuống hố kéo chồng lên và cũng ngạt chết.
Ngoài 3 người chết, có đến 6 nạn nhân bị ngộ độc khí phải cấp cứu trong vụ rò rỉ túi chứa phân gia súc ở Cà Mau. Ảnh: Nhật Tân.
Vợ chồng chị Trần Mỹ Hạnh (35 tuổi, hàng xóm) cùng cha chồng là những người đầu tiên phát hiện ông Tặng, bà Giếng gặp nạn. Cả 3 chạy sang cứu giúp hàng xóm nhưng chị Hạnh tử nạn, hai người thân nhập viện.
Cùng nhập viện với chồng và cha chồng chị Hạnh còn có 4 người là láng giềng với nhau. Họ gặp nạn vì hít phải khí độc khi tham gia ứng cứu các nạn nhân.
Đây không phải lần đầu tiên người dân miền Tây mất mạng vì cứu thân nhân và đồng nghiệp bị ngạt khí. Hơn 2 năm trước, tai nạn lao động được cho là chấn động ở đồng bằng sông Cửu Long khi 6 người chết tại Nhà máy tinh luyện dầu của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Đa Quốc Gia (IDI) đặt tại huyện Lấp Vò (Đồng Tháp).
Nguyên nhân tai nạn được xác định là trong bồn chứa dầu thành phẩm thiếu ôxy, nhân viên trèo vào lấy mẫu với 5 người cứu nạn sau đó bị choáng, ngạt rồi buông tay khỏi thang, rơi xuống bồn chứa 46 tấn gồm dầu loãng và dầu đặc
Cụ thể, chiều 3/9/2013, IDI nhận được yêu cầu lấy mẫu giao cho khách hàng. Sáng hôm sau, Phó giám đốc nhà máy dầu tinh luyện là Triệu Bá Trà cùng 2 nhân viên Lâm Thanh Phong và Trần Tấn Lợi đến bồn TF03B lấy mẫu bán thành phẩm. Sau đó, cả nhóm sang bồn TR05 cao 6 m (đường kính khoảng 5 m) có sức chứa 100 tấn lấy mẫu Stearin thành phẩm. Lúc này dầu cao gần nửa bồn, sâu 2,7 m.
Bồn chứa dầu tại Nhà máy tinh luyện dầu của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Đa Quốc Gia (Lấp Vò, Đồng Tháp). Nơi đây đã xảy ra tai nạn lao động khiến 6 người chết gần 3 năm trước. Ảnh: Việt Tường.
Theo quy định, kỹ sư Phong đưa thanh inox vào bồn lấy mẫu nhưng không tới nên trèo vào trong bằng thang thì bị choáng vì thiếu ôxy, gây ngạt khiến anh buông tay rơi xuống đáy.
Thấy đồng nghiệp bị nạn, anh Lợi trèo vào và tiếp theo là anh Trà nhưng cả hai cũng ngạt rồi ngã. Nghe tiếng kêu cứu, anh Mai Hữu Tôn (Giám đốc nhà máy) đang họp cùng nhân viên Lê Xuân Thuận, Lê Đình Thái chạy ra, trèo vào bồn cứu người và bị ngạt tương tự.
Khi khung kính bên hông bồn bị đập vỡ và nắp xả mở cho dầu chảy ra, anh Đặng Văn An cùng vài đồng nghiệp trèo vào bồn kéo được 2 nạn nhân lên từ nắp trên nóc bồn. Do dưỡng khí trong bồn quá thấp, anh An cũng bị ngất vì ngạt thở nhưng được cấp cứu kịp thời nên thoát chết.
Gần một tháng sau đó, 5 công nhân bốc xếp ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đã bị ngạt dưới khoang tàu cá do hít phải hỗn hợp khí độc vào ngày 27/9/2013. Hôm đó, tàu cá của ông Nguyễn Tặng ở Kiên Giang cập cảng Gành Hào của huyện Đông Hải để bốc hàng lên vựa cá.
Nhiều thanh niên được thuê đã bốc hết cá trong 10 khoang, đến khoang cuối cùng thì xảy ra tai nạn khiến anh Tăng Thanh (36 tuổi) và Sơn Vũ Bảo (25 tuổi) thiệt mạng. 3 công nhân khác thấy đồng nghiệp bị nạn nên lao vào cứu và cũng bị ngất vì hít phải khí độc. Do được mọi người đưa đi cấp cứu kịp thời nên những công nhân ngộ độc nhẹ đã thoát chết trong gang tấc.
Bồn chứa dịch tôm - nơi xảy ra vụ ngộ độc khí khiến 4 người chết ngày 7/12/2013, tại xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành A (Hậu Giang). Ảnh:Trà Giang.
Đến ngày 7/12/2013, thêm vụ tai nạn lao động cũng do hít phải khí độc xảy ra tại Công ty TNHH Việt Nam ChiTin - HG ở xã Tân Thạnh, huyện Châu Thành A (Hậu Giang). Sự cố xảy ra vào lúc chiều tối, khi công nhân 45 tuổi Đào Hiền Phương làm vệ sinh bồn chứa dịch tôm (nước thải ngâm vỏ đầu tôm) có dung tích 20 m3. Do van xả bị nghẹt, ông này bắc thang trèo vào kiểm tra.
Chờ lâu không thấy động tĩnh của cha, con ông Phương là Đào Vũ Khánh (20 tuổi) sốt ruột trèo xuống tìm nhưng cũng không quay ra. Nghi xảy ra chuyện chẳng lành, ông Đào Hiền Ngoan (em ông Phương) cùng cháu ruột Đào Hiền Đáng vào ứng cứu nhưng tất cả đều ngất xỉu vì ngạt thở.
Nghi bên trong có khí độc, mọi người xung quanh không dám vào tiếp mà dùng đục phá hỏng nắp bồn, đưa 4 nạn nhân đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu nhưng cha con ông Phương chết trong đêm. Khánh và ông Ngoan tắt thở trong ngày hôm sau.
Theo Zing