Loại nấm này có tên hóa học là Clathrus archeri, hay còn được biết đến như “nấm bạch tuộc”, “ngón tay quỷ” và đang xuất hiện với số lượng ngày càng tăng ở rừng Quốc Gia New Forest.
“Nấm bạch tuộc” đang xuất hiện với số lượng ngày càng tăng ở rừng Quốc Gia New Forest.
Trong bức ảnh là giai đoạn túi trứng với những ngón tay dài màu đỏ có mùi hôi thối nhô ra từ bên trong.
Hầu hết các loại nấm mọc lên từ mặt đất nhưng loại nấm kinh dị này lại mọc lên từ quả trứng thường có ở xung quanh các vỏ gỗ, thân cây già hay trong lá rụng đã phân hủy.
Thông thường những quả trứng dạng keo ẩm ướt nhầy nhụa này mọc thành cụm, cao khoảng 4 - 6 cm và rộng khoảng 2 - 4 cm.
Loại nấm này mọc chủ yếu ở New Zealand và Úc. Chúng được tìm thấy lần đầu tiên ở châu Âu vào năm 1914 và lan truyền qua con đường cung cấp các thiết bị quân sự cho Pháp hồi đầu thế chiến thứ nhất.
Không lâu sau đó chúng được tìm thấy ở thị trấn Penzance ở Cornwall nước Anh và sau đó ở hạt Sussex. Kể từ đó loại nấm này xuất hiện ở những nơi khác nước Anh như: Bedfordshire, Hampshire, Kent, Suffolk, Surrey và quần đảo eo biển Channel Islands.
Đến thời kì trưởng thành, các ngón tay xúc tu bật ra khỏi túi nấm và phát triển với độ dài 5 - 10 cm.
Bốn "cánh tay" được bao phủ bởi các mô sẫm mùi hôi thối. Chúng sử dụng mùi hôi thối này để thu hút ruồi. Loại nấm này không thực sự là loài ăn thịt, thay vào đó chúng hút ruồi để giúp phân tán bào tử.
Mặc dù loại nấm này trông có vẻ độc hại nhưng khi chúng đang ở trong giai đoạn túi trứng, có thể sử dụng làm thức ăn. Thậm chí ở nhiều nước, các loại nấm nhầy nhớt còn được coi là một món ăn ngon.
Tuy nhiên, chúng ta nên cẩn thận vì không ai thực sự biết hết về món ăn này.
Theo Soha/ trí thức trẻ