Ý nghĩa và cách bài trí mâm ngũ quả lộc lá cả năm
Mâm ngũ quả thể hiện đạo lý thiêng liêng uống nước nhớ nguồn. Mỗi miền có một cách bài trí và bày biện khác nhau.
Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.
Tuy nhiên, trên thực tế, ở mỗi một vùng miền, người ta lại có những cách bày biện mâm ngũ quả khác nhau.
Mâm ngũ quả gồm 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc. Ảnh: Internet.
Mâm ngũ quả đặc trưng của ba miền
Miền Bắc
Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau, cụ thể gồm chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.
Miền Trung
Ở miền Trung, người dân không quá câu nệ hình thức của mâm ngũ quả mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, do chịu sự giao thoa văn hóa hai miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…
Nhìn chung mâm ngũ quả bày trên ban thờ không cần nhiều về số lượng. Tất cả chỉ cần gọn gàng và sạch sẽ, vậy là đủ.
Miền Nam
Nếu như người miền Bắc, nải chuối xanh thường ít thiếu vắng trên mâm ngũ quả thì người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số trái cây. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi" thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”…
Mâm ngũ quả người miền Nam thường mâm ngũ quả thường là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên "cầu vừa đủ xài" hoặc "cầu vừa đủ sung".
Lưu ý khi bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả truyền thống với 5 loại quả, số quả lẻ thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Ngày nay để thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên cộng với tính thẩm mỹ người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở người Bắc vẫn chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Ngược lại, miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).
Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả lại mang một ý nghĩa khác nhau. Ảnh: Internet.
- Bưởi: phúc lộc, viên mãn
- Thanh long: rồng mây hội tụ
- Dưa hấu: tốt đẹp, viên mãn, trung thực
- Đu đủ: đầy đủ, thịnh vượng
- Mãng cầu: cầu chúc mọi điều như ý
- Dứa (thơm): thơm tho, đa phúc lộc
- Hồng: hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt
- Lựu: đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống
- Phật thủ: bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người
- Chuối: tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở
- Dừa: viên mãn
- Xoài: tiêu xài không thiếu thốn
- Quất: sung túc, lộc lá
- Đào: sự thăng tiến, danh lợi.
Tuy mỗi miền có sự khác biệt về văn hóa, song việc bày biện mâm ngũ quả ngày Tết luôn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lời cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam. Cho dù sinh sống ở phương trời nào, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp Tết nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.
Tuy nhiên, trên thực tế, ở mỗi một vùng miền, người ta lại có những cách bày biện mâm ngũ quả khác nhau.
Mâm ngũ quả gồm 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc. Ảnh: Internet.
Mâm ngũ quả đặc trưng của ba miền
Miền Bắc
Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau, cụ thể gồm chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.
Miền Trung
Ở miền Trung, người dân không quá câu nệ hình thức của mâm ngũ quả mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, do chịu sự giao thoa văn hóa hai miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…
Nhìn chung mâm ngũ quả bày trên ban thờ không cần nhiều về số lượng. Tất cả chỉ cần gọn gàng và sạch sẽ, vậy là đủ.
Miền Nam
Nếu như người miền Bắc, nải chuối xanh thường ít thiếu vắng trên mâm ngũ quả thì người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số trái cây. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi" thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”…
Mâm ngũ quả người miền Nam thường mâm ngũ quả thường là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên "cầu vừa đủ xài" hoặc "cầu vừa đủ sung".
Lưu ý khi bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả truyền thống với 5 loại quả, số quả lẻ thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Ngày nay để thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên cộng với tính thẩm mỹ người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở người Bắc vẫn chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Ngược lại, miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).
Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả lại mang một ý nghĩa khác nhau. Ảnh: Internet.
- Bưởi: phúc lộc, viên mãn
- Thanh long: rồng mây hội tụ
- Dưa hấu: tốt đẹp, viên mãn, trung thực
- Đu đủ: đầy đủ, thịnh vượng
- Mãng cầu: cầu chúc mọi điều như ý
- Dứa (thơm): thơm tho, đa phúc lộc
- Hồng: hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt
- Lựu: đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống
- Phật thủ: bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người
- Chuối: tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở
- Dừa: viên mãn
- Xoài: tiêu xài không thiếu thốn
- Quất: sung túc, lộc lá
- Đào: sự thăng tiến, danh lợi.
Tuy mỗi miền có sự khác biệt về văn hóa, song việc bày biện mâm ngũ quả ngày Tết luôn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lời cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam. Cho dù sinh sống ở phương trời nào, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp Tết nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.
Theo Ngôi sao
-
2 giờ trướcMột con cá sấu khổng lồ bất ngờ xuất hiện trên đường băng sân bay ở Florida.
-
6 giờ trướcHai nguyên liệu chính của món canh này là trứng và cà chua. Trong đó, cà chua cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng từ trứng. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng và cách nấu món canh bổ dưỡng này.
-
13 giờ trướcTrở lại Việt Nam sau thời gian về thăm quê, vị khách Tây làm ngay việc đầu tiên là đi ăn các món đường phố. Anh đã thử nhiều món vừa lạ vừa ngon, trong đó có thịt quay Tây Bắc.
-
14 giờ trướcNhiều người mắc phải tình trạng chảy nước dãi khi ngủ, đôi khi đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số căn bệnh.
-
17 giờ trướcLoại quả nhiệt đới quen thuộc với vị ngọt thanh và màu sắc hấp dẫn này không chỉ là món ăn tráng miệng ngon lành mà còn chứa đựng vô vàn lợi ích đáng kinh ngạc.
-
1 ngày trướcDù tháng 11 đã cận kề nhưng những trận tuyết đầu mùa vẫn vắng bóng trên đỉnh Phú Sĩ, khiến nhiều du khách chờ đợi không khỏi bồn chồn.
-
1 ngày trướcDù chưa mở cửa, "thang dây tử thần" lơ lửng ở độ cao 1.500m nối 2 vách núi dựng đứng đang thu hút du khách ưa cảm giác mạnh trên khắp thế giới đăng ký trải nghiệm.
-
1 ngày trướcTháng 11 có khá nhiều ngày lễ, ngày kỷ niệm cả trong nước và quốc tế; cụ thể có những sự kiện nào trong tháng 11?
-
1 ngày trướcMột khách sạn hạng sang gần khu vực hồ Xuanwu ở thành phố Nam Kinh, Giang Tô, bất ngờ phải tiếp đón một "vị khách" không mời.
-
1 ngày trướcÍt ai biết rằng cảm hứng sáng tạo ra Doraemon lại đến từ một ngôi làng nhỏ bé nằm sâu trong nước Nhật.
-
1 ngày trướcMón tiết luộc giàu đạm hơn cả thịt lợn, thịt bò, là món ăn giúp bổ máu, thải độc, dưỡng phổi.
-
1 ngày trướcHạt tiêu rừng khô được bán ra với giá khoảng 300.000 đồng/kg, giờ đây đã thành đặc sản nổi tiếng của người dân vùng núi.
-
1 ngày trướcUBND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết, dù đã đi vào hoạt động kinh doanh hơn 30 năm, nhưng loại hình dịch vụ đạp vịt vẫn chưa được cấp phép hoạt động.
-
1 ngày trướcLoại quả này dù xanh hay chín đều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Người Nhật Bản vẫn coi đó là món ăn trường thọ, đem ngâm giấm tốt đến bất ngờ mà bạn nên thử dưới đây.
-
1 ngày trướcJay Fai, nữ đầu bếp đường phố nổi tiếng hàng đầu ở Bangkok, gần đây gây xôn xao khi thông báo dự định "đóng cửa quán" trong tương lai gần để nghỉ hưu.
-
1 ngày trướcVị khách Tây di chuyển quãng đường khá xa từ phía bắc TP Đồng Hới (Quảng Bình) đến TP Huế để thưởng thức món đặc sản trứ danh mà anh cho rằng “ngon hơn phở”.
-
1 ngày trướcSau sự cố bất ngờ, những hành khách có mặt trên chuyến tàu lượn siêu tốc tại công viên Parque del Café ở Montenegro, đã phải bám vào đường ray, tự leo bộ xuống mặt đất.
-
2 ngày trướcMột nam thanh niên 23 tuổi đã bị voi hoang giẫm chết khi đang cố gắng chụp ảnh "tự sướng" (selfie) ở tiểu bang Maharashtra.
-
2 ngày trướcNhững thợ vẽ hoá trang thu về trung bình trên 1 triệu/đêm trong dịp lễ Halloween tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM)
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước
-
3 giờ trước
-
3 giờ trước
-
3 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
6 ngày trước