Vì sao các thần tượng Hàn được ưu ái khi tham gia đóng phim?

(2Sao) – Số lượng phim có thần tượng tham gia ở Hàn ngày càng nhiều.

Những năm đổ lại đây, khi các nhóm nhạc trẻ ở Hàn Quốc phát triển thì cũng là lúc các ca sĩ thần tượng đổ xổ sang lĩnh vực điện ảnh đóng phim. Việc này đã vô tình làm xáo trộn thị trường phim ảnh nước này cho tới thời điểm hiện tại. “Thần tượng đóng phim” liệu có phải là bài toán hợp lý để thu hút rating xứ Hàn, vì sao các nhà sản xuất vẫn ưu ái họ như vậy?

“Prime Minister and I” có Yoona (SNSD) đóng chính không thành công khi trình chiếu.



Tại sao thần tượng lại đi đóng phim?

Khác với các ca sĩ thông thường, những “thần tượng” (Idol) là các nghệ sĩ trẻ được những công ty quản lý đào tạo để vừa trở thành ca sĩ (nghề chính) trong nhóm nhạc và có thể lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh để tạo thêm danh tiếng. Việc “lấn sân” sang diễn xuất có thể hiểu là làm mới bản thân, hay là “cứu cánh” cho sựn nghiệp cũng được. Bởi có những thần tượng hát hò thì kém, không nổi bật trong nhóm nhạc thì con đường diễn xuất xem như là “phao cứu sinh” cho sự nghiệp của họ.

“I love Lee Tae Ri” do Kim Kibum đóng đã nhắc khán giả rằng cậu vẫn còn hoạt động.


Ví dụ như Choi Si Won hay Kim Ki Bum của nhóm Super Junior là điển hình. Khi còn ở nhóm thì Kim Ki Bum cũng không có vai trò gì nổi bật, mọi thứ đều tầm trung. Chỉ khi chuyển qua đóng phim thì sự nghiệp của anh mới có chút khả quan. Hay Choi Si Won ở nhóm nhạc chỉ có nhiệm vụ “câu fan” bởi tính ra anh là người đẹp trai nhất của nhóm. Khi đóng phim thì nhờ ngoại hình cao ráo cùng diễn xuất tạm chấp nhận được, anh đã có công việc tiềm năng hơn là làm “bù nhìn” câu fan.

Choi Si Won qua mảng phim đã nổi tiếng hơn thay vì làm “bù nhìn” câu fan bên nhóm nhạc.

Có rất nhiều lý do khiến thần tượng đi đóng phim. Không phải thần tượng nào cũng có thể đóng phim được. Bởi diễn xuất là phải qua quá trình rèn luyện và trau dồi. Gương mặt đẹp là lợi thế, nhưng diễn xuất mới là quan trọng. Vì vậy mới có chuyện thần tượng ở Hàn đổ xô đi đóng phim và kết quả thì không phải ai cũng thành công.

Phim có thần tượng tham gia đóng chính thường thất bại về mặt rating

Khán giả có lẽ vẫn chưa quên “thảm họa diễn xuất” của Se7en trong “Goong S“.


Việc thần tượng tham gia đóng phim không thể bảo chứng rating của phim bằng các diễn viên thực lực. Việc này đã thể hiện rõ qua sự “tăng giảm” rating có quy luật rõ ràng. Như bộ “Goong S” được làm ra để ăn theo hiệu ứng của “Goong”, quy tụ thần tượng ca nhạc Se7en nổi tiếng vào thời điểm 2006, 2007. Để rồi phim đã thất bại từ rating cho tới hiệu ứng truyền thông. Bởi diễn xuất cứng đơ của Se7en là điểm trừ nặng nề cùa phim.

“Orange Marmalade” có rating kém phần nhiều vì diễn xuất không thể chấp nhận được của Kim Seolhyun.

Hay bộ phim “Belami” có sự tham gia của IU đóng cặp cùng Jang Geun Suk đã mang tới kỷ lục rating “thấp từ dưới đáy”, dù trước đó IU cũng được đánh giá có diễn xuất tầm trung không tệ. Hay bộ phim “Orange Marmalade” có sự tham gia của Yeo Jin Goo cũng không thể đưa diễn xuất của nữ chính Kim Seolhyun của nhóm nhạc AOA tiến bộ. Nội dung phim không tệ, nhưng diễn xuất “thảm họa” của Kim Seolhyun đã phá hỏng tất cả. Vì vậy mỗi khi nghe thần tượng đóng phim thì khán giả đều liên tưởng tới chuyện chất lượng phim không cao và không còn hứng thú xem phim nữa.

Park Yoo Chun là số ít thần tượng được khán giả ghi nhận diễn xuất.


Không phải thần tượng nào cũng đóng phim tệ, Park Yoo Chun hay Park Shin Hye là điển hình cho việc thần tượng đi đóng phim tốt và chuyển qua hàng diễn viên thực lực. Tuy vậy đó chỉ là số ít, còn đa số vẫn là các thần tượng thiếu kinh nghiệm diễn xuất lại được cho ngay vai chính. Việc này nếu trách cứ thì lỗi phần nhiều do công ty quản lý của họ không biết lượng sức khi cố gắng giành lấy vai chính, vai tốt cho gà nhà.

Vì sao nhà sản xuất vẫn tiếp tục chọn thần tượng cho phim của họ?

“Love rain” thất bại ở Hàn Quốc nhưng lại có doanh thu bàn quyền tốt ở Trung Quốc.

Dù cho thất bại về rating, hay thất bại về mặt truyền thông, thì các nhà sản xuất vẫn ưu ái để thần tượng tham gia các phim do họ sản xuất. Lý do đơn giản vì thần tượng có sẵn ngoại hình và lượng fan nhất định, cái họ cần là kỹ năng diễn xuất.Vì vậy việc mời thần tượng tham gia sẽ vừa thu hút fan của họ, vừa bán được bản quyền phim ra các nước khác có lượng fan của thần tượng cao. Điển hình như “Love rain” của Jang Geun Suk và Yoona, dù thất bại rating ở Hàn Quốc thì nhà sản xuất vẫn bội thu vì tiền bản quyền bán qua Trung Quốc khá cao. Bởi Jang Geun Suk và Yoona đều có lượng fan lớn ở nước này.

“Moon Lovers” nhận được nhiều tài trợ nhờ có IU, Byun Baek Hyun và bán được bản quyền sớm.


Một lý do khác khiến các nhà sản xuất vẫn ưu ái thần tượng là vì vấn đề tài trợ và quảng cáo. Dĩ nhiên phim có diễn viên đi theo trường phái thực lực lúc nào cũng ổn định và vững chắc hơn là việc thần tượng đóng phim. Tuy nhiên các diễn viên trẻ hội tụ đủ ngoại hình và diễn xuất tốt đều khó mà kiếm được, nếu không lấy từ thần tượng qua. Các nhà sản xuất cần tài trợ, cần quảng cáo để phim của họ có doanh thu, và tên tuổi của các thần tượng từ mảng nhạc là bảo chứng cho việc hút tài trợ và quảng cáo hơn cả. Ví dụ như phim “Moon Lovers” được chuyển thể từ “Bộ bộ kinh tâm” của Trung Quốc đã thu hút nhiều tài trợ của hai nước Trung – Hàn. Bởi phim có sự tham gia của IU và thành viên EXO Byun Baek Hyun.

Lời kết

Thần tượng đóng phim là xu hướng tất yếu, cho nên dù khán giả có phàn nàn đi nữa thì ở Hàn Quốc, họ vẫn tiếp tục được mời đi đóng phim mà thôi. Nên dù thích hay không thì các khán giả yêu phim Hàn, yêu diễn xuất tốt có lẽ vẫn phải chịu cảnh “sống chung với lũ” trong tương lai.

Lãng Khách
Theo Vietnamnet



Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao