Hình ảnh núi lửa St. Helens ở quận Skamania thuộc tiểu bang Washington, Hoa Kỳ phun trào năm 1980: Đây là vụ phun trào núi lửa gây thiệt hại nặng nhất trong lịch sử Mỹ, khiến 57 người chết; 250 ngôi nhà, 47 cây cầu, 24 km đường sắt và 198 km đường cao tốc bị phá hủy. Cột tro cao tới hàng trăm mét, theo gió phát tán khắp vùng Tây Bắc Hoa Kỳ.
Hình ảnh trước và sau vụ thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra vào tháng 4/1986 ở Pripyat, Ukrain: Đây được xem là vụ tai nạn trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Trong chớp mắt, thị trấn Pripyat trở thành "thị trấn ma". Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến hơn 336.000 người phải đi sơ tán.
Đến nay, con số thương vong vẫn còn gây tranh cãi. Theo Wikipedia: "Một bản báo cáo năm 2005 do Hội nghị Chernobyl, dưới quyền lãnh đạo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đưa ra cho rằng có 56 người chết ngay lập tức; 47 công nhân và 9 trẻ em bị ung thư tuyến giáp, và ước tính rằng có khoảng 9.000 người, trong số gần 6.6 triệu, cuối cùng sẽ chết vì một loại bệnh ung thư nào đó. Riêng tổ chức Hoà bình xanh ước tính tổng số người chết là 93.000".
Hình ảnh về sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ở sa mạc Sahara tại Châu Phi chứng minh tuyết có thể rơi ở nơi được xem là nóng nhất thế giới. Hiện tượng tuyết phủ trắng Sahara xảy ra vào tháng 1 vừa qua, với lớp tuyết dày tới 40 cm. Theo Daily Mail đưa tin, đây là lần thứ 3 trong 37 năm, tuyết trắng bao phủ những cồn cát đỏ ở sa mạc này.
Hình ảnh trước và sau sóng thần ở Nhật Bản xảy ra tại bờ biển phía đông Honshu do một trận động đất ở Thái Bình Dương gây ra. Đợt sóng mạnh với chiều cao lên tới 40 mét đã nhanh chóng hủy hoại mọi thứ trên đường di chuyển của nó.
Bức tường Berlin sụp đổ: Bức tường Berlin hay còn được gọi là "Tường thành bảo vệ chống phát xít" là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và việc chia cắt nước Đức.
Sau chiến thắng của chủ nghĩa phát xít, quân đồng minh chống Hitler đã chia Đức thành nhiều khu vực chiếm đóng. Đường "biên giới" được xác định bởi bức tường bê tông cao, dài 155 km nhằm bảo vệ thủ đô của nước này ở Berlin.
28 năm sau đó, vào năm 1989, bức tường này bị phá hủy, đánh dấu mốc son quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.
Hình ảnh thành phố Houston trước và sau khi siêu bão Harvey đổ bộ vào tháng 8/2017. Với sức gió gần 210 km/h kéo theo mưa lớn diện rộng, cơn bão đã nhấn chìm thành phố Houston cùng nhiều khu vực ở bang Texas, Mỹ trong bể nước.
>>> Xem thêm: Clip: Siêu bão thập kỷ Harvey nhấn chìm thành phố Houston, Mỹ
Thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929: Được nhớ tới là "ngày thứ 5 đen tối", ngày 24/10/1929 đánh dấu bước khởi đầu của thời kỳ đại suy thoái khi cả thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng kéo dài suốt 10 năm. Thời điểm đó, thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ.
Động đất kinh hoàng ở Haiti năm 2010 khiến hơn 500.000 người rơi vào tình trạng "tay trắng". Hầu hết các công trình lớn của Port-au-Prince bao gồm Dinh tổng thống, tòa nhà Quốc hội, Nhà thờ lớn Port-au-Prince và nhà tù chính cũng như các bệnh viện đều bị hư hỏng hoặc bị phá hủy.
Trận động đất và sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên đáng sợ nhất của lịch sử thế giới. Trận động đất đã kích hoạt một chuỗi các đợt sóng thần chết người lan tỏa khắp Ấn Độ Dương, với những con sóng cao 30 mét tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan. Nó đã cướp đi sinh mạng của 225.000 người thuộc 11 quốc gia và tạo ra những chấn động tới cả Cộng hòa Nam Phi.
Siêu bão Katrina năm 2005 là cơn bão gây thiệt hại vật chất lớn nhất, và thiệt hại nhân mạng nhiều thứ 5 trong lịch sử nước Mỹ. Cơn bão đã tàn phá nặng nề vùng duyên hải vịnh Mexico từ Trung Florida tới Texas, nhấn chìm nhiều khu vực trong bể nước.
Tại New Orleans, Louisiana, siêu bão gây nhiều tổn thất về người và xảy ra ngập lụt nặng. Ước tính khoảng 80% diện tích nơi đây bị chìm trong nước và tình trạng này duy trì trong suốt nhiều tuần sau khi cơn bão đi qua.
(Nguồn: Bright Side)
Mộc
Theo Vietnamnet