Cả Đông y và Tây y đều nghiên cứu và công bố rằng, trứng cút có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Không chỉ là món ăn giá rẻ, dễ kiếm, bổ dưỡng, dễ ăn mà đây còn được xem là loại thực phẩm giúp tăng cường tuổi thọ.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Manchester (Anh) khuyên rằng, chúng ta nên ăn từ 5 – 6 quả trứng cút/ngày để bảo vệ và tăng cường sức khỏe.

Sau đây là 10 cách chế biến trứng cút để biến món ăn đơn giản này thành vị thuốc quý, bồi bổ, phòng và chữa bệnh.

1. Trứng cút chần

Cách làm: Dùng 2 – 5 quả, cho vào chần với nước sôi, ngày ăn 2 lần, nên ăn liên tiếp 5 ngày.

Tác dụng: Tốt cho ngũ tạng, là thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, kém ăn, chậm lớn.

2. Trứng cút pha nước sôi

Cách làm: Đập 2 quả trứng chim cút vào cốc nhỏ, cho thêm 1 chút muối (hoặc mật ong) khuấy đều, rồi pha với nước sôi rồi ăn nóng. Phương thức này có thể uống thường xuyên.

Tác dụng: Điều tiết chức năng của ngũ tạng, tốt cho người bị hen phế quản, những người ốm yếu, những người mắc các bệnh về thần kinh.
 

10 cách chế biến trứng cút khiến món ăn trở thành vị thuốc bổ

3. Trứng cút nấu cháo

Cách làm: Đập 1 quả trứng cút đun cùng với 1 bát cháo trắng nhỏ. Trẻ em nên ăn hàng ngày, ăn liên tiếp trong nhiều ngày để tăng hiệu quả.

Tác dụng: Bồi bổ khí huyết, thích hợp cho trẻ em suy dinh dưỡng, người có thể trạng suy nhược, thiếu máu.

4. Trứng cút kết hợp hà thủ ô, sinh địa

Cách làm: Dùng 2 – 5 quả, hà thủ ô 30g, sinh địa 15g. Luộc trứng, bóc vỏ, nấu với hà thủ ô và sinh địa, uống mỗi ngày hoặc cách ngày uống một lần.

Tác dụng: Bồi bổ gan và thận, giúp đen tóc, kéo dài tuổi thọ. Đặc biệt thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh chóng mặt ù tai, tóc bạc sớm, lão hóa sớm.
 

10 cách chế biến trứng cút khiến món ăn trở thành vị thuốc bổ - Ảnh 2.

Hà thủ ô
 

10 cách chế biến trứng cút khiến món ăn trở thành vị thuốc bổ - Ảnh 3.

Địa hoàng (Sinh địa)

5. Trứng cút kết hợp lá ích mẫu

Cách làm: Dùng 2 – 5 quả, lá ích mẫu 30g, 0.5 – 1 lít nước. Trứng cút sau khi luộc, bỏ vỏ ninh với ích mẫu. Ăn trứng cùng ích mẫu và uống nước canh.

Tác dụng: Điều hòa kinh nguyệt, thông khí huyết, giảm tình trạng ứ huyết.
 

10 cách chế biến trứng cút khiến món ăn trở thành vị thuốc bổ - Ảnh 4.

Cây ích mẫu

6. Trứng cút kết hợp sữa mạch nha

Cách làm: Đập 2 quả trứng chim cút vào cốc, sau đó thêm 1 thìa sữa mạch nha (có thể thay thế bằng sữa bột), một ít đường đủ ngọt, dùng nước sôi khuấy đều, sau đó có ăn nóng ấm.

Tác dụng: Bồi bổ ngũ tạng, món ăn thích hợp cho người già hoặc những người có thể chất ốm yếu.
 

10 cách chế biến trứng cút khiến món ăn trở thành vị thuốc bổ - Ảnh 5.

Sữa mạch nha

7. Trứng cút hầm ngân nhĩ

Cách làm: Ngân nhĩ 10 – 15g (rửa sạch), hấp cách thủy 1 tiếng. Trứng cút 10 quả luộc chín, bóc vỏ, sau đó nấu với ngân nhĩ thành món canh, thêm một chút đường phèn để ăn.

Tác dụng: Bồi bổ khí huyết. Thích hợp cho người bị chứng hoa mắt chóng mặt, người thể trạng suy nhược, mất ngủ, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Ngoài ra món ăn này còn có tác dụng phục hồi sức khỏe và phòng chống ung thư.

8. Trứng cút nấu với bạch cập

Cách làm: Trứng cút 1 quả , đập ra cho vào cốc, thêm với 5g bột bạch cập, khuấy đều lên, pha với nước đun sôi. Món ăn này dùng vào buổi sáng mỗi ngày.

Tác dụng: Dùng tốt cho người bệnh lao phổi.

9. Trứng cút với sữa tươi

Cách làm: Sữa tươi 250g (hoặc 1 muỗng sữa bột) đun nóng, đập vào 1 quả trứng cút là có thể ăn. Món này nên dùng liên tiếp dài ngày mới phát huy tác dụng rõ rệt.

Tác dụng: Bổ dạ dày, thích hợp dùng cho những người bị bệnh viêm dạ dày mãn tính.

10. Trứng cút với đường phèn

Cách làm: Trứng cút 2 quả, đập vào cốc, thêm 1 chút đường phèn, rồi pha với nước đun sôi, uống ấm nóng.

Tác dụng: Hạ khí giảm suyễn, bài thuốc thường dùng để chữa ho suyễn.

>>> 8 sai lầm khi chế biến trứng gà lâu nay chúng ta vẫn mắc lỗi mà không biết

Theo Trí thức trẻ