Tôi về làm dâu đến nay là tròn 6 năm, nhưng 6 năm qua, không khi nào tôi cảm thấy thoải mái. Tất cả chỉ vì mẹ chồng tôi. Bà bỏ chồng từ năm 31 tuổi và ở vậy nuôi con đến giờ. Trước khi cưới, tôi cũng biết mẹ chồng khó tính, nhưng không thể tưởng được bà lại bảo thủ, cổ hủ đến mức đó. Bà luôn cấm đoán tôi mọi chuyện bên ngoài xã hội.
Đối với bà, hết việc cơ quan là về nhà. Phụ nữ chồng con rồi thì hạn chế các mối quan hệ ngoài gia đình, dành hết thời gian chăm sóc chồng con. Vì thế, mỗi khi biết tôi đi chơi đâu hoặc không ăn cơm ở nhà, dù đã báo trước, bà cũng nói ra nói vào đến cả tuần. Tôi rất mệt mỏi và nhức đầu nên chán nản, chẳng còn hứng thú đi đâu nữa.
Nhưng hôm mùng 2 Tết Dương lịch, bạn bè cấp 3 tổ chức bữa tiệc đầu năm. Họ mời nhiệt tình quá nên tôi cũng hứa hẹn sẽ đến. Buổi chiều hôm đó, tôi đã nói rõ với mẹ chồng biết lý do và địa điểm nhà hàng mình sẽ đến. Mẹ chồng tôi chẹp miệng bảo, đi thì đi, làm như tôi cấm chị chẳng bằng. Mà đi sớm về sớm.
Được lệnh của bà, tôi vui vẻ trang điểm nhẹ chút rồi đến chỗ tụ họp. Thế nhưng, vừa mới ngồi vào bàn, thức ăn chưa đem ra hết thì mẹ chồng tôi gọi điện thoại giục về. Dù tôi không bật loa ngoài nhưng giọng nói như hét của bà vẫn vọng ra, gần như mọi người bên bàn ăn đều nghe rõ. Đợi bà thỏa cơn tức giận xong, tôi xin ở lại thêm vài phút. Tắt máy, tôi mới lóng ngóng cất điện thoại vào túi, thanh minh với các bạn rằng hôm nay ở nhà có chút việc nên bà mới nóng ruột, muốn tôi về sớm để bàn bạc.
Không phải tôi không có nhu cầu gặp mặt bạn bè, mà chính là mẹ chồng tôi rất khó chịu khi tôi đi ra ngoài. (Ảnh minh họa)
Lúc đó mới hơn 8h tối, vài người bạn còn chưa kịp đến. Ngại cuộc điện thoại vừa rồi làm ảnh hưởng đến niềm vui tụ họp chung, tôi cố lái câu chuyện sang chủ đề khác. Không khí rộn ràng vừa trở lại, chưa kịp nâng ly chúc mừng điện thoại tôi lại réo. Bất đắc dĩ tôi tìm một chỗ kín đáo trong nhà hàng nghe, bởi nếu không trả lời tôi sợ rằng bà sẽ bà tới đây luôn.
Bà lu loa lên rằng tôi là đàn bà hư hỏng, có chồng con rồi mà đi đêm đi hôm gọi không thèm về. Tôi trả lời mẹ chồng rằng sẽ chào các bạn một câu rồi về luôn nhưng thực ra còn nấn ná ngồi thêm. Kệ thôi, tôi tự nhủ với mình, tôi sẵn sàng hứng chịu trận nguyền rủa bà đã chuẩn bị sẵn khi về nhà. Bao nhiêu lâu mới có được một buổi gặp mặt như thế này. Chuông điện thoại lại đổ dồn và lần này tôi tắt hẳn, không nghe nữa.
Gần mười giờ đêm tôi về đến nhà. Cửa đã khóa trong, tôi bấm chuông ba lần không ai ra mở. Trong nhà vẫn sáng đèn và tiếng ti vi nói rì rầm. Tôi biết mình không được mẹ chồng cho vào nhà rồi. Giờ này chồng tôi đã vào bệnh viện trực ca, con trai thì sợ bà nội làm sao dám chạy ra mở cửa cho mẹ được. Bấm thêm một hồi nữa vẫn không thấy động thái gì nên tôi quay xe ra ngõ.
Ngồi một mình ở vườn hoa lúc đêm khuya, nỗi tủi thân dâng đầy, không kìm nén được nữa, tôi khóc nức nở. (Ảnh minh họa)
Tôi dừng xe trước khu sân chơi của tập thể bên cạnh, trời càng về khuya càng lạnh, các ngón tay tôi bắt đầu cóng. Tôi định gọi cho chồng nhưng nghĩ biết chuyện thì anh cũng chỉ thở dài, chẳng giải quyết được gì nên thôi, cho anh tập trung công việc. Chồng tôi thường động viên tôi rằng mẹ thiệt thòi tình cảm riêng tư từ trẻ nên tính cách mới hà khắc, ích kỷ như vậy. Không ai chọn được mẹ, cũng không thay đổi được mẹ nữa nên hãy vì bố con anh mà bơ đi cho êm cửa êm nhà. Tôi biết anh cũng khổ tâm lắm với người mẹ trái tính trái nết này nên mới nhẫn nhịn, chịu đựng cùng anh.
Ngồi một mình ở vườn hoa lúc đêm khuya, nỗi tủi thân dâng đầy, không kìm nén được nữa, tôi khóc nức nở. Tôi từng bàn với chồng chuyển ra ở riêng. Nhưng ý nghĩ này vừa mới manh nha đã bị mẹ chồng gạt đi. Bà bảo muốn ra ở riêng cho sướng thân thì đạp qua xác bà rồi đi. Anh là con trai duy nhất nên khi mẹ tuyên bố vậy thì sao dám bỏ mẹ mà đi. Lỡ bà uất giận quá làm việc dại dột thì mang tội bất hiếu và dằn vặt suốt đời.
Bà là mẹ ruột anh, anh có thể vì nghĩa sinh thành mà chấp nhận mọi tổn thương bà gây ra. Nhưng còn tôi, tại sao tôi phải chịu đựng điều đó? Tôi dự định lấy việc đêm hôm đó bị mẹ chồng hà khắc, đuổi khỏi nhà ngồi suốt một đêm ở ghế đá để làm cớ ra ở riêng. Tôi làm vậy liệu có “căng” quá không? Xin cho tôi lời khuyên?
Đối với bà, hết việc cơ quan là về nhà. Phụ nữ chồng con rồi thì hạn chế các mối quan hệ ngoài gia đình, dành hết thời gian chăm sóc chồng con. Vì thế, mỗi khi biết tôi đi chơi đâu hoặc không ăn cơm ở nhà, dù đã báo trước, bà cũng nói ra nói vào đến cả tuần. Tôi rất mệt mỏi và nhức đầu nên chán nản, chẳng còn hứng thú đi đâu nữa.
Nhưng hôm mùng 2 Tết Dương lịch, bạn bè cấp 3 tổ chức bữa tiệc đầu năm. Họ mời nhiệt tình quá nên tôi cũng hứa hẹn sẽ đến. Buổi chiều hôm đó, tôi đã nói rõ với mẹ chồng biết lý do và địa điểm nhà hàng mình sẽ đến. Mẹ chồng tôi chẹp miệng bảo, đi thì đi, làm như tôi cấm chị chẳng bằng. Mà đi sớm về sớm.
Được lệnh của bà, tôi vui vẻ trang điểm nhẹ chút rồi đến chỗ tụ họp. Thế nhưng, vừa mới ngồi vào bàn, thức ăn chưa đem ra hết thì mẹ chồng tôi gọi điện thoại giục về. Dù tôi không bật loa ngoài nhưng giọng nói như hét của bà vẫn vọng ra, gần như mọi người bên bàn ăn đều nghe rõ. Đợi bà thỏa cơn tức giận xong, tôi xin ở lại thêm vài phút. Tắt máy, tôi mới lóng ngóng cất điện thoại vào túi, thanh minh với các bạn rằng hôm nay ở nhà có chút việc nên bà mới nóng ruột, muốn tôi về sớm để bàn bạc.
Không phải tôi không có nhu cầu gặp mặt bạn bè, mà chính là mẹ chồng tôi rất khó chịu khi tôi đi ra ngoài. (Ảnh minh họa)
Lúc đó mới hơn 8h tối, vài người bạn còn chưa kịp đến. Ngại cuộc điện thoại vừa rồi làm ảnh hưởng đến niềm vui tụ họp chung, tôi cố lái câu chuyện sang chủ đề khác. Không khí rộn ràng vừa trở lại, chưa kịp nâng ly chúc mừng điện thoại tôi lại réo. Bất đắc dĩ tôi tìm một chỗ kín đáo trong nhà hàng nghe, bởi nếu không trả lời tôi sợ rằng bà sẽ bà tới đây luôn.
Bà lu loa lên rằng tôi là đàn bà hư hỏng, có chồng con rồi mà đi đêm đi hôm gọi không thèm về. Tôi trả lời mẹ chồng rằng sẽ chào các bạn một câu rồi về luôn nhưng thực ra còn nấn ná ngồi thêm. Kệ thôi, tôi tự nhủ với mình, tôi sẵn sàng hứng chịu trận nguyền rủa bà đã chuẩn bị sẵn khi về nhà. Bao nhiêu lâu mới có được một buổi gặp mặt như thế này. Chuông điện thoại lại đổ dồn và lần này tôi tắt hẳn, không nghe nữa.
Gần mười giờ đêm tôi về đến nhà. Cửa đã khóa trong, tôi bấm chuông ba lần không ai ra mở. Trong nhà vẫn sáng đèn và tiếng ti vi nói rì rầm. Tôi biết mình không được mẹ chồng cho vào nhà rồi. Giờ này chồng tôi đã vào bệnh viện trực ca, con trai thì sợ bà nội làm sao dám chạy ra mở cửa cho mẹ được. Bấm thêm một hồi nữa vẫn không thấy động thái gì nên tôi quay xe ra ngõ.
Ngồi một mình ở vườn hoa lúc đêm khuya, nỗi tủi thân dâng đầy, không kìm nén được nữa, tôi khóc nức nở. (Ảnh minh họa)
Tôi dừng xe trước khu sân chơi của tập thể bên cạnh, trời càng về khuya càng lạnh, các ngón tay tôi bắt đầu cóng. Tôi định gọi cho chồng nhưng nghĩ biết chuyện thì anh cũng chỉ thở dài, chẳng giải quyết được gì nên thôi, cho anh tập trung công việc. Chồng tôi thường động viên tôi rằng mẹ thiệt thòi tình cảm riêng tư từ trẻ nên tính cách mới hà khắc, ích kỷ như vậy. Không ai chọn được mẹ, cũng không thay đổi được mẹ nữa nên hãy vì bố con anh mà bơ đi cho êm cửa êm nhà. Tôi biết anh cũng khổ tâm lắm với người mẹ trái tính trái nết này nên mới nhẫn nhịn, chịu đựng cùng anh.
Ngồi một mình ở vườn hoa lúc đêm khuya, nỗi tủi thân dâng đầy, không kìm nén được nữa, tôi khóc nức nở. Tôi từng bàn với chồng chuyển ra ở riêng. Nhưng ý nghĩ này vừa mới manh nha đã bị mẹ chồng gạt đi. Bà bảo muốn ra ở riêng cho sướng thân thì đạp qua xác bà rồi đi. Anh là con trai duy nhất nên khi mẹ tuyên bố vậy thì sao dám bỏ mẹ mà đi. Lỡ bà uất giận quá làm việc dại dột thì mang tội bất hiếu và dằn vặt suốt đời.
Bà là mẹ ruột anh, anh có thể vì nghĩa sinh thành mà chấp nhận mọi tổn thương bà gây ra. Nhưng còn tôi, tại sao tôi phải chịu đựng điều đó? Tôi dự định lấy việc đêm hôm đó bị mẹ chồng hà khắc, đuổi khỏi nhà ngồi suốt một đêm ở ghế đá để làm cớ ra ở riêng. Tôi làm vậy liệu có “căng” quá không? Xin cho tôi lời khuyên?
Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ