1. Không ăn sáng

Chức năng hoạt động của mật bị suy giảm ở những người bỏ ăn sáng trong thời gian dài. Cholesterol cô đặc trong mật sẽ tích tụ trong túi mật tạo thành sỏi mật, từ đó có thể dễ bị nhồi máu cơ tim.

Để dạ dày rỗng vào buổi sáng cũng khiến hình thành nhiều thromboprotein trong cơ thể. Có thể gây rối loạn chuyển hóa và béo phì, huyết khối, nhồi máu cơ tim.

2. Ăn quá muộn so với giờ thông thường

Thói quen ăn uống không tuân thủ theo khung giờ nhất định có thể gây bệnh tim mạch vành, sỏi đường tiết niệu, ung thư ruột, ung thư dạ dày, béo phì.

Qua thực tế lâm sàng cho thấy các bệnh nhân ung thư thường có thói quen ăn vặt giữa đêm hay ăn vào buổi trưa muộn.

Thay vào đó, nếu ăn đúng giờ sẽ có lợi cho hoạt động bình thường của lá lách và dạ dày, ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh ung thư, tránh sự mất cân bằng của ngũ tạng, đảm bảo bổ sung và điều phối khí và huyết của cơ thể.

3. Ăn quá nóng

10 thói quen ăn uống phá hủy từ nội tạng đến dung nhan-1
Ăn quá nóng làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Niêm mạc dạ dày của con người thường chỉ chịu được nhiệt độ thức ăn từ 50 – 60 độ C. Nếu thức ăn nóng hơn nhiệt độ này có thể khiến niêm mạc bị tổn thương trầm trọng. Về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Qua điều tra cho thấy những người bệnh ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư hệ tiêu hóa đều có đặc điểm chung là thích ăn đồ nóng. Người thích ăn đồ nóng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 4,22 lần so với người ăn bình thường.

4. Ăn quá ngọt

Ăn nhiều đồ ngọt không chỉ khiến bạn mắc bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch mà còn có thể dẫn đến sỏi mật. Lượng đường quá nhiều sẽ kích thích tiết insulin gây rối loạn chuyển hóa cholesterol và acid trong dịch mật, dễ xuất hiện sỏi mật.

5. Ăn quá mặn

Tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây các bệnh về gan thận, gây hại cho tim mạch và dẫn đến huyết áp cao.

6. Ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh khiến hệ thần kinh trung ương của não bộ khó kiểm soát thức ăn. Điều này dẫn đến tình trạng ăn quá nó. Một lượng lớn năng lượng tích trữ trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành chất béo, làm tăng nguy cơ béo phì.

Ăn chậm, nhai kĩ sẽ mang đến lợi ích cho quá trình tiêu hóa thức ăn và thúc đẩy bài tiết nhờ lượng nước bọt tiết ra trong quá trình nhai. Nó giúp giảm nguy cơ viêm, loét dạ dày.

7. Ăn quá no

10 thói quen ăn uống phá hủy từ nội tạng đến dung nhan-2
Ăn quá no có thể gây nhồi máu cơ tim.

Ăn quá nhiều thường gây hại cho đường tiêu hóa. Đặc biệt nếu ăn nhiều thực phẩm giàu mỡ, uống rượu mạnh có thể gây đau dạ dày, thừa cân, béo phì.

Thêm nữa, ăn quá no gây giãn dạ dày, tăng gánh nặng cho tim, áp lực cơ hoành tăng cao và gây nên một số bệnh khác như viêm dạ dày ruột cấp, loét dạ dày, viêm tụy, viêm túi mật, nhồi máu cơ tim.

8. Ăn uống trong tâm trạng không vui vẻ

Khi bạn không vui, việc ăn uống cũng ảnh hưởng tới sức khỏe. Nó có thể khiến huyết ứ mà sinh ra bệnh, gan khí khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị, dạ dày.

9. Không thích ăn trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Những người ăn ít trái cây và rau xanh có nguy cơ bệnh tật cao hơn.

Thay vào đó, những người ăn nhiều trái cây và rau xanh như cam quýt, củ cải, hành tây, tỏi, cà chua, cà rốt,… sẽ ít có nguy cơ mắc các bệnh như khối u ở phổi, ruột kết, dạ dày, thực quản, miệng.

10. Không thích uống nước

Một số người có thói quen chỉ uống nước khi khát. Thói quen này khiến nước tiểu giảm và cô đặc, hàm lượng muối tăng cao dễ tạo kết tủa. Thậm chí, nếu kết hợp với đi tiểu nhiều có thể hình thành sỏi mật hoặc sỏi đường tiết niệu.

Theo Khoevadep