Theo CNN, việc ăn uống tưởng chừng đơn giản và dễ dàng nhưng ăn thế nào để đầy đủ dinh dưỡng, có tác dụng tốt nhất cho sức khỏe lại là vấn đề lớn. Chúng ta thường áp dụng thói quen trong ăn uống hơn là việc dùng khoa học khiến cho thực phẩm không còn hiệu quả. Dưới đây là 11 thực phẩm phổ biến bạn đang ăn sai cách làm mất đi giá trị dinh dưỡng thực của chúng.
1. Trà
Chúng ta thường hay uống trà với sữa vì nghĩ rằng chúng kết hợp với nhau sẽ tăng gấp đôi lợi ích giúp hoạt động tim mạch. Các nghiên cứu cho rằng việc cho sữa vào trà không ảnh hưởng gì đến chất oxy hóa trong trà nhưng chúng cũng không có lợi ích cho hoạt động của tim mạch. Hơn thế nữa protein trong sữa có thể gây kết tủa với chất catechin trong trà gây khó hấp thụ, khó tiêu.
2. Bông cải xanh
Bông cải xanh thường được chế biến bằng cách luộc hoặc xào, nhưng theo nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2009, cách chế biến này sẽ làm mất đi một lượng lớn vitamin C, chất chống oxy hóa, chất ngăn ngừa ung thư trong bông cải xanh. Hấp rau là cách tốt nhất giúp giữ lại các chất dinh dưỡng chống ung thư trong bông cải xanh tốt hơn so với các phương pháp nấu ăn khác.
3. Dâu tây
Chúng ta thường cắt dâu tây thành những miếng nhỏ để ăn cùng với sữa chua nhưng điều đó càng làm mất đi giá trị dinh dưỡng của dâu. Dâu tây chứa nhiều Vitamin C, chất oxy hóa nhạy cảm với ánh sáng trực tiếp. Việc Vitamin C tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp sẽ làm giảm dinh dưỡng. Do vậy, bạn chỉ cần rửa sạch dâu tây và ăn cả quả.
4. Tỏi
Không giống như vitamin C, chất allicin- enzym, chất chống ung thư trong tỏi cần có sự tiếp xúc với không khí mới có thể phát huy được hết tác dụng. Chúng ta nên dùng tỏi băm để ngoài không khí trong 10 phút, điều đó sẽ làm cho các dưỡng chất hoạt động một cách tối đa.
5. Đậu và ngũ cốc
Đậu và ngũ cốc có chưa qua tinh chế (loại bỏ lớp vỏ cám) có chứa các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa sẽ được hấp thụ cho cơ thể một cách tự nhiên, hiệu quả. Chất chống oxy hóa phytates sẽ được giả phóng khi hạt ở trong trạng thái mọng nước. Chúng ta nên sử dụng hạt đậu ngâm nước qua đêm để giúp giải phóng phytates hiệu quả. Điều này còn giúp cho việc hấp thụ các chất kẽm, sắt một cách tối đa, có lợi cho đường tiêu hóa.
6. Sữa chua
Phần sữa chua nổi được dính tại nắp hộp thường bị bỏ đi, nhưng thực chất là chúng có chứa rất nhiều protein, vitamin B12 cùng các khoáng chất canxi, phốt pho. Sữa chua porbiotic sẽ không có tác dụng nếu như bạn dùng chúng trong nấu nướng vì nhiệt độ cao sẽ làm phá hủy những dưỡng chất có trong sữa chua.
7. Cà chua
Cà chua có liên quan đến giảm nguy cơ đột quỵ của nam giới, giúp chống ung thư tuyến tiền liệt, và bảo tồn năng lượng não với độ tuổi. Cà chua được nấu chín làm tăng đáng kể mức độ lycopene, chất hóa học có thể lên mức chống oxy hóa.
Trong thực tế, một nghiên cứu gần đây của Tạp chí Dinh dưỡng tại Anh cho thấy: những người ăn cà chua tươi sống không tiếp nhận được nhiều lycopene. Cà chua nấu ăn trong ô liu dầu mang lại dinh dưỡng lớn nhất: lycopene là chất béo hòa tan, có nghĩa là bạn cần chất béo trong chế độ ăn uống của bạn cho cơ thể hấp thụ nó đúng cách.
8. Thịt nướng
Thịt nướng có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư do nhiệt độ lò quá cao làm cho các axit amin có thể bị dị vòng, gây tác dụng ngược lại. Chúng ta nên nấu thịt ở nhiệt độ an toàn.
Thịt nướng cần được nấu ở nhiệt độ an toàn để không gây nguy cơ ung thư. Ảnh: CNN.
9. Măng tây
Việc dùng lò vi sống để làm chín măng tây sẽ làm cho lượng vitamin trong măng mất dần vì trong măng có chứa những khoáng chất hòa tan dễ bị mất mát nếu ở nhiệt độ cao.
10. Thực phẩm đông lạnh
Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ có thực phẩm tươi sống mới lành mạnh, nhưng đây là quan niệm sai lầm. Trong thực tế, các nhà khoa học Anh phát hiện ra rằng 2 trong số 3 trường hợp, trái cây và rau đông lạnh chứa các chất oxy hóa, bao gồm cả polyphenol, vitamin C và beta-carotene nhiều hơn cả rau củ quả tươi.
11. Rượu vang
Nhiều người có thói quen uống rượu vang sau một thời gian dài đã mở lắp chai. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Trung Quốc năm 2012, khi rượu vang đỏ được mở sau 12 giờ, các axit hữu cơ và polyphenol bắt đầu phân hủy, không còn giữ nguyên vị và dưỡng chất của rượu vang.
Theo Zing