Theo sự phân tích của người xưa, trong số 12 con vật được tuyển chọn làm con giáp, bao gồm cả vật nuôi lẫn thú vật hoang dã, vừa có thật vừa tưởng tượng, đều đáp ứng nguyên tắc âm dương, chẵn lẻ.
Xét thấy sự trùng hợp về số ngón chân của các con giáp, nhiều người cho rằng thứ tự sắp xếp các "địa chi" (12 con giáp) phụ thuộc vào số ngón chân của con vật đó.
Cụ thể:
Tý: con chuột, năm ngón, số lẻ = dương
Sửu: con trâu, hai ngón, số chẵn = âm
Ngọ: con ngựa, một ngón, số lẻ = dương
Mùi: con dê, hai ngón, số chẵn = âm
Thân: con khỉ, năm ngón, số lẻ = dương
Dậu: con gà, bốn ngón, số chẵn = âm
Tuất: con chó, năm ngón, số lẻ = dương
Hợi: con lợn, bốn ngón, số chẵn = âm
Theo quy luật này, nhân duyên của những người thuộc con giáp nào sẽ phù hợp với luật âm dương của con giáp đó. Giống như bạn tuổi Ngọ, con giáp của bạn mang tính dương nhiều, trong công việc, xuất hành, khởi sự cũng nên chọn ngày lẻ, tháng lẻ để công việc được suôn sẻ hơn là ngày chẵn, tháng chẵn.
Về khung giờ, nhân gian chia ra 12 canh giờ dựa trên quan niệm thời điểm nào con vật đó hoạt động mạnh nhất.
- Giờ Tý (23 - 1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.
- Giờ Sửu (1 - 3 giờ): Lúc trâu chuẩn bị đi cày.
- Giờ Dần (3 - 5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.
- Giờ Mão (5 - 7 giờ): Lúc trăng còn sáng (mắt thỏ ngọc/mèo sáng nhất).
- Giờ Thìn (7 - 9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ).
- Giờ Tỵ (9 - 11 giờ): Lúc rắn không hại người.
- Giờ Ngọ (11 - 13 giờ): Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa.
- Giờ Mùi (13 - 15 giờ): Tập tính dê hay ăn cỏ.
- Giờ Thân (15 - 17 giờ): Lúc khỉ hoạt bát nhất.
- Giờ Dậu (17 - 19 giờ): Lúc gà bắt đầu vào chuồng.
- Giờ Tuất (19 - 21 giờ): Lúc chó phải trông nhà.
- Giờ Hợi (21 - 23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.
Một số nhà tử vi lý giải, theo đúc kết của người xưa, họ nhìn vào những thời điểm các con vật trong 12 con giáp dễ gặp suy yếu để chỉ ra tháng vận hạn trong năm của mỗi người.
Điều trùng hợp là hầu hết những người thuộc các tuổi này đều khá lận đận trong một tháng nào đó theo kinh nghiệm dân gian và được người ta gọi chung là "tháng hạn".
Tháng hạn của tuổi Tý - tháng 11: Thời điểm này loài chuột hay bị bệnh và chết. Thực tế còn cho thấy đây là tháng bắt đầu lạnh nhiều, đồng ruộng vào vụ cày bừa, chuột không có thức ăn và không chống nổi rét nên dễ chết .
Tháng hạn của Sửu - tháng 12: Thông thường, đây là tháng rét đậm, đại hàn, tiểu hàn khiến cây cỏ tàn lụi. Tháng này trâu thường ăn không đủ mà còn phải kéo cày vụ mùa nên dễ sinh bệnh mà chết .
Tháng hạn của tuổi Dần - tháng Giêng: Thức ăn của chúa sơn lâm là các loài thú khác. Dân gian lưu truyền câu chuyện tháng giêng các loài ăn cỏ như hươu nai đi kiếm ăn vì cỏ tranh đã nhú mầm. Hổ cũng đi tìm mồi, dẫm phải các mầm cỏ tranh nhọn cứng mà bị thương và kéo theo cái đói nên dễ bệnh.
Tháng hạn của tuổi Mão - tháng 2: Mão là con mèo, nhưng trong thiên văn cổ Trung Quốc thì biểu tượng của tháng này là con thỏ. Thời điểm tháng hai âm lịch là tiết kinh trập (sâu nở) và cùng với sâu là chất độc do sâu thải ra, thỏ ăn vào dễ chết .
Tháng hạn của tuổi Thìn - tháng 3: Rồng là một con vật của huyền thoại, nhưng khi được xác định (cho dù chỉ là tưởng tượng ) thì tất yếu nó cũng có đời sống riêng, kể cả ốm đau, bệnh tật và cái chết.
Tháng 3cnày rồng có bị bệnh không thì không ai biết. Tuy nhiên, nếu trở lại cội nguồn huyền thoại thì có thể hiểu được phần nào lí giải cho tháng hạn của rồng này.
Người xưa quan niệm rồng là một con vật được giao phó làm mưa, đi liền với sấm sét. Cha ông ta có câu "tháng ba sấm chạy", phải chăng vì trách nhiệm nặng nề này mà con rồng dễ bị gặp sự mệt mỏi và những điều không may chăng?
Tháng hạn của tuổi Tỵ - tháng 4: Sau thời kỳ ngủ tránh rét và liền sau đó là mưa xuân ấm áp, rắn phải lớn lên bằng cách lột xác. Trong thời kỳ này, rắn yếu nhất và là miếng mồi ngon cho các con vật khác.
Tháng hạn của tuổi Ngọ - tháng 5: Tháng này thường là mùa hè nóng nực, lại là thời kỳ thu hoạch mùa màng nên ngựa phải làm việc nhiều, dễ mắc bệnh mà chết .
Tháng hạn của tuổi Mùi - tháng 6: Đây được coi là tháng loài dê dễ mắc bệnh vì thức ăn không còn ngon lành nữa: lá cây già cứng, mưa nhiều và thất thường. Theo quan niệm này, nhưng người tuổi Mùi trong tháng hạn cũng dễ mắc các bệnh về tiêu hóa.
Tháng hạn của tuổi Thân - tháng 7: Tháng này thời tiết giao mùa, khỉ sống trong rừng thường đói ăn nên dễ gặp bệnh tật.
Tháng hạn của tuổi Dậu - tháng tám 8: Tháng 8 trong quan điểm của người xưa được miêu tả là đầu tháng lụt lội, cuối tháng gió heo may. Thời tiết này khiến gà vừa đói vừa rét, ôn dịch phát sinh và gà thường ốm bệnh.
Tháng hạn của tuổi Tuất - tháng 9: Tháng này chó hay bị mắc bệnh. Kinh nghiệm dân gian cho thấy tháng này trùng hợp với mùa mưa, chó rất hay chết.
Tháng hạn của tuổi Hợi - tháng 10: Tháng mười âm lịch, gió đông bắc về mang theo các mầm bệnh.
Tất cả nhận xét trên đây đều cho thấy sự quan sát tỉ mỉ của người xưa cũng như sự quan tâm tới môi trường, tới thiên nhiên của họ.
* Thông tin mang tính chất tham khảo.
Thanh/ Tổng hợp
Theo Vietnamnet