Một nghiên cứu mới do ông Christopher D. Gardner chủ nhiệm đã được đăng tải trên The JAMA Network. Nghiên cứu trên 600 người với kinh phí 8 triệu đô này cho thấy những người giảm tiêu thụ đường, ngũ cốc tinh chế (refined grains) và thực phẩm chế biến sẵn, tăng cường ăn rau củ, ngũ cốc nguyên cám sẽ giảm cân nặng đáng kể chỉ sau một năm. Điều đặc biệt là những người này không cần lo lắng về lượng calories tiêu thụ, họ có thể ăn bao nhiêu tùy thích, miễn là chúng tốt cho sức khỏe.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc ăn uống lành mạnh hơn có hiệu quả với tất cả chế độ ăn, từ low-fat diets đến low-carb diets. Việc giảm cân cũng không liên quan đến các vấn đề về di truyền hay phản ứng của insulin đến lượng carbohydrate tiêu thụ.
Nghiên cứu này là một sự hỗ trợ vững chắc cho quan điểm: chất lượng thực phẩm, chứ không phải số lượng thực phẩm tiêu thụ. Đây mới chính là điều giúp con người quản lý cân nặng, đặc biệt là về lâu về dài. Giáo sư, nhà tim mạch, viện trưởng khoa Friedman School of Nutrition Science and Policy trường đại học Tufts University, Hoa Kỳ, ông Dariush Mozaffarian chia sẻ, các cơ quan y tế Mỹ thay vì hướng người dân khỏi việc cắt giảm calories, thì nên khuyến khích họ giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn được làm từ ngũ cốc tinh chế, chứa nhiều đường như bánh bagel, donut, nước ngọt...
Ông Mozaffarian nhấn mạnh: "Đây chính là chìa khóa giúp giảm nạn béo phì tại Mỹ. Đã đến lúc nước Mỹ và các quốc gia khác ngừng tập trung vào calories và việc đếm calories".
Ông Christopher D. Gardner, chủ nhiệm nghiên cứu là giám đốc nghiên cứu về dinh dưỡng tại trung tâm Stanford Prevention Research Center, California. Ông và đồng nghiệp đã thiết kế nghiên cứu này để so sánh tác động của hai chế độ ăn kiêng low-fat và low-carb lên người thừa cân, béo phì. Đồng thời, kiểm tra giả thuyết về việc xây dựng chế độ ăn giảm cân phụ thuộc vào di truyền sinh học, khả năng chuyển hóa tinh bột, chất béo.
600 người đến từ Bay Area trong nghiên cứu được chia thành hai nhóm: "healthy" low-carb và "healthy" low-fat. Cả hai nhóm đều được tham gia vào các buổi học về dinh dưỡng, được rèn luyện để lựa chọn thực phẩm phẩm giàu dinh dưỡng, whole food và tạo thói quen tự chế biến đồ ăn tại nhà bất cứ khi nào có thể. Điểm khác biệt lớn nhất giữa nghiên cứu này với các nghiên cứu trong việc giảm cân chính là những người tham gia có thể ăn thoải mái, miễn là thực phẩm phải "lành mạnh".
Một khẩu phần ăn low-fat phổ biến tại Mỹ: Mì ức gà.
Trong khi nhóm low-fat ăn nhiều thực phẩm như gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, thịt nạc, quinoa, sữa ít béo... thì nhóm low-carb lại tập trung ăn thực phẩm như dầu olive, cá hồi, quả bơ, các loại hạt... Kết quả trung bình, nhóm low-carb giảm 5.8kg, và nhóm low-fat giảm 5.3kg. Tất cả những người tham gia đều có cải thiện về sức khỏe như giảm kích thước vòng eo, mỡ, lượng đường trong máu và huyết áp...
Về việc xem xét sự liên quan giữa gen di truyền và chế độ ăn, các nhà nghiên cứu lấy mẫu DNA của từng người và phân tích nhóm các biến thể di truyền ảnh hưởng đến sự trao đổi chất béo và carbohydrate. Cuối cùng, kiểu gen khác nhau của người tham gia dường như không ảnh hưởng đến phản ứng của họ đối với chế độ ăn uống. Họ cũng xem xét liệu những người tiết ra lượng insulin cao hơn để đáp ứng lượng carbohydrate - một thước đo sức đề kháng insulin - đã làm tốt hơn trong chế độ ăn kiêng low-carb, và kết quả đưa ra là không.
Theo tiến sĩ Walter Willett, chủ nhiệm khoa dinh dưỡng tại Harvard T. H. Chan School of Public Health, Massachusetts, thông điệp quan trọng nhất của nghiên cứu này chính là chế độ ăn "chất lượng" là mấu chốt của việc giảm cân, và chúng ta không nên quá chú trọng vào hàm lượng calories đến từ chất béo và carbohydrate. Không chỉ vậy, nghiên cứu này cũng là tiền đề để nhiều nghiên cứu khác xem xét về sự ảnh hưởng của các yếu tố di truyền đến việc tăng, giảm cân.
Giáo sư Gardner cũng nói thêm, không phải là calories không quan trọng, vì dù sao những người trong thử nghiệm đều ăn ít hơn lượng calories tiêu thụ trung bình, dù họ không hề nhận thức được điều này. Ông cũng nói thêm: "Tôi nghĩ một vấn đề sai lầm là chúng ta kêu gọi mọi người tính calories họ tiêu thụ một ngày và bảo họ phải cắt giảm 500 calories đi, điều mà khiến họ cảm thấy khổ sở".
Nếu đang có ý định giảm cân, hãy tránh ăn vặt và bổ sung thêm nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đừng quá chú trọng việc mình ăn bao nhiêu một ngày, thay vào đó sao bạn không thử tìm hiểu các công thức nấu ăn giúp giảm cân vừa ngon, vừa không lo béo, vừa biến công cuộc giảm cân đỡ vất vả và mệt mỏi hơn.
Theo Helino