Những tưởng sự việc bỗng dưng bà Trần Thị Thanh Xuân - Giám đốc Công ty Quang Huân (trụ sở ở Củ Chi, TP HCM) bỗng dưng “bốc hơi” 26 tỷ đồng trong tài khoản thanh toán của công ty mở tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã “hai năm rõ mười” là ngân hàng sai. Nhưng theo tài liệu gửi lên cơ quan điều tra PC64 lại cho thấy những tình tiết mới và bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong lời khai của bà Xuân.
Rút tiền theo chỉ đạo của bà Xuân
Cụ thể, các chứng từ mở tài khoản gồm giấy đăng ký mở tài khoản ngày 28.3.2015, giấy đề nghị mở và sử dụng tài khoản ngày 30.7.2015, phiếu đăng ký sử dụng dịch vụ SMS ngày 15.5.2015 và phiếu đăng ký sử dụng dịch vụ I2B ngày 12.6.2015 đều là chữ ký của ông Trinh.
Ông Trinh khai: “Các chứng từ trên đều do tôi ký thay chị Xuân, do chị Xuân bận nên nhờ tôi ký. Trước thời điểm mở tài khoản, đại diện VPBank có chị Đoàn Thị Thuý Hằng đến trụ sở công ty làm việc gặp tôi và có chị Xuân ngồi kế bên. Chị Xuân nói là chị bận nhiều việc nên có vấn đề gì thì cứ liên hệ với tôi”.
Nhân viên tín dụng một ngân hàng cho biết về thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng, hiện nay, hầu hết họ đều làm hộ khách hàng của mình bằng cách mang chứng từ đến tận công ty để cho khách hàng khai và thường là các nhân viên công ty sẽ làm thủ tục hộ và mang đến tận nhà. Thậm chí, cả thủ tục rút hoặc chuyển tiền của doanh nghiệp cũng được uỷ nhiệm có cán bộ chuyên trách hoặc nhân viên ngân hàng phục vụ tận nơi.
Ông Trinh cho biết, bà Xuân không trực tiếp thực hiện các giao dịch của Công ty Quang Huân tại VPBank, nhưng các giao dịch với ngân hàng đều thực hiện theo chỉ đạo của bà Xuân. Mỗi lần rút tiền tại VPBank, ông Trinh đều đi cùng 4,5 nhân viên công ty, trong đó có con trai hoặc con gái của bà Xuân.
“Mặc dù ký thay, nhưng đóng dấu là do chị Xuân đóng. Tôi ký xong chuyển cho chị Xuân đóng dấu”, ông Trinh khai.
Tuy vậy, trong lần thay đổi chữ ký vào tháng 7.2015 (sau khi đã có nghi ngờ việc mất tiền), ông Trinh là người ký vào phần "chữ ký cũ", trong khi bà Xuân trực tiếp ký vào phần "chữ ký mẫu đăng ký thay đổi" tại tờ khai của ngân hàng.
Ông Trinh cho biết bắt đầu làm việc kế toán cho công ty Quang Huân từ tháng 10.2014 và không có quan hệ thân thiết trước đó với bà Xuân. Hiện ông Trinh đã nghỉ việc tại công ty này.
Theo thông tin phát đi ngày 24.8.2016, đại diện VPBank khẳng định đây là hồ sơ mở tài khoản đầy đủ, hợp lệ, có chữ ký của chủ tài khoản, có dấu của công ty theo quy định. Kể từ khi được mở tháng 3 đến tháng 7.2015, tài khoản này vẫn có các giao dịch nhận và thanh toán bình thường, với số tiền hàng tỷ đồng.
Còn về việc nhân viên Hằng được cho là cấu kết với ông Trinh để rút tiền của bà Xuân, theo ông Trinh, bà Hằng là nhân viên trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và mở tài khoản ngân hàng cho Công ty Quang Huân tại VPBank vào tháng 3.2015.
Nhận séc hộ khách hàng là không đúng quy trình
Ngoài ra, bà Hằng cũng là người ký tên trên giấy đề nghị mua séc của công ty Quang Huân tại VPBank. Nhân viên này cũng là người ký nhận 2 quyển séc và giao lại cho đại diện công ty. Do vậy, theo tố cáo của bà Xuân, bà Hằng đã cùng bạn trai và kế toán Phạm Văn Trinh thông đồng để thực hiện hành vi giả mạo giấy tờ và rút tiền.
"Lý do nhờ Hằng lấy hộ séc trước đó là bởi tôi có việc phải đi. Các chữ ký trên giấy nhận sẽ là chữ viết của Hằng, tôi đóng dấu ký tên, còn Hằng điền thông tin vì tôi không biết điền như thế nào cho đúng. Sau khi nhận séc, bà Xuân nhờ tôi ký trước chữ ký của chủ tài khoản vào tất cả 2 quyển séc”, ông Trinh giải thích.
Thừa nhận việc nhân viên ngân hàng ký nhận hộ quyển séc cho khách là có sai sót nhưng lãnh đạo VPBank khẳng định đây không thể là mấu chốt của sự việc bởi ngay sau đó, bà Hằng đã giao lại đầy đủ cho khách, cô cũng ký tên mình trên giấy nhận quyển séc. Bên cạnh đó, quyển séc chỉ có giá trị rút tiền khi có chữ ký của chủ tài khoản và con dấu đã đăng ký với ngân hàng.
"Ngân hàng khẳng định không chối bỏ trách nhiệm của mình nếu cơ quan điều tra làm rõ sự thông đồng của nhân viên", một lãnh đạo cấp cao của VPBank khẳng định.
Về việc không nhận được tin nhắn, ông Trinh cho biết, 2 số điện thoại khai trong chứng từ đều là số điện thoại của bà Xuân đã dùng trước và cho đến thời điểm mở tài khoản tại VPBank.
Tuy nhiên, theo phản ánh của bà Xuân, rằng bà không hề nhận được bất kỳ tin nhắn nào về các giao dịch rút và chuyển tiền liên quan. Trong khi đó, VPBank cho biết hệ thống dữ liệu đã sao lưu chi tiết tất cả các tin nhắn.
Vậy trong suốt thời gian dài công ty sử dụng tài khoản, bà Xuân đã không biết và không cập nhật được tình hình giao dịch với đối tác khách hàng qua tin nhắn dịch vụ báo cáo biến động số dư tài khoản và nội dung các giao dịch? Có tình huống tin nhắn bị chặn hay không? Những câu hỏi trên cũng phải chờ cơ quan công an vào cuộc.
Séc là một giấy tờ có giá, có giá trị như một mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản đối với ngân hàng, về việc trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc. Các ngân hàng bán séc theo tập. Mỗi khi cần rút tiền mặt ra khỏi ngân hàng, chủ tài khoản phải điền các thông tin như tên công ty, chữ ký chủ tài khoản, dấu công ty, tên người chỉ định rút tiền, chứng minh nhân dân của người đó.
Hiện nay séc là phương tiện chi trả được dùng phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung cấp lao vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác. Séc thường được in sẵn theo mẫu có những dòng để trống để người phát hành séc điền vào.
Rút tiền theo chỉ đạo của bà Xuân
Cụ thể, các chứng từ mở tài khoản gồm giấy đăng ký mở tài khoản ngày 28.3.2015, giấy đề nghị mở và sử dụng tài khoản ngày 30.7.2015, phiếu đăng ký sử dụng dịch vụ SMS ngày 15.5.2015 và phiếu đăng ký sử dụng dịch vụ I2B ngày 12.6.2015 đều là chữ ký của ông Trinh.
Ông Trinh khai: “Các chứng từ trên đều do tôi ký thay chị Xuân, do chị Xuân bận nên nhờ tôi ký. Trước thời điểm mở tài khoản, đại diện VPBank có chị Đoàn Thị Thuý Hằng đến trụ sở công ty làm việc gặp tôi và có chị Xuân ngồi kế bên. Chị Xuân nói là chị bận nhiều việc nên có vấn đề gì thì cứ liên hệ với tôi”.
Nhân viên tín dụng một ngân hàng cho biết về thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng, hiện nay, hầu hết họ đều làm hộ khách hàng của mình bằng cách mang chứng từ đến tận công ty để cho khách hàng khai và thường là các nhân viên công ty sẽ làm thủ tục hộ và mang đến tận nhà. Thậm chí, cả thủ tục rút hoặc chuyển tiền của doanh nghiệp cũng được uỷ nhiệm có cán bộ chuyên trách hoặc nhân viên ngân hàng phục vụ tận nơi.
Ông Trinh cho biết, bà Xuân không trực tiếp thực hiện các giao dịch của Công ty Quang Huân tại VPBank, nhưng các giao dịch với ngân hàng đều thực hiện theo chỉ đạo của bà Xuân. Mỗi lần rút tiền tại VPBank, ông Trinh đều đi cùng 4,5 nhân viên công ty, trong đó có con trai hoặc con gái của bà Xuân.
“Mặc dù ký thay, nhưng đóng dấu là do chị Xuân đóng. Tôi ký xong chuyển cho chị Xuân đóng dấu”, ông Trinh khai.
Tuy vậy, trong lần thay đổi chữ ký vào tháng 7.2015 (sau khi đã có nghi ngờ việc mất tiền), ông Trinh là người ký vào phần "chữ ký cũ", trong khi bà Xuân trực tiếp ký vào phần "chữ ký mẫu đăng ký thay đổi" tại tờ khai của ngân hàng.
Ông Trinh cho biết bắt đầu làm việc kế toán cho công ty Quang Huân từ tháng 10.2014 và không có quan hệ thân thiết trước đó với bà Xuân. Hiện ông Trinh đã nghỉ việc tại công ty này.
Theo thông tin phát đi ngày 24.8.2016, đại diện VPBank khẳng định đây là hồ sơ mở tài khoản đầy đủ, hợp lệ, có chữ ký của chủ tài khoản, có dấu của công ty theo quy định. Kể từ khi được mở tháng 3 đến tháng 7.2015, tài khoản này vẫn có các giao dịch nhận và thanh toán bình thường, với số tiền hàng tỷ đồng.
Ông Trinh xác nhận chữ ký trên các chứng từ tại VPBank đều là của ông
Còn về việc nhân viên Hằng được cho là cấu kết với ông Trinh để rút tiền của bà Xuân, theo ông Trinh, bà Hằng là nhân viên trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và mở tài khoản ngân hàng cho Công ty Quang Huân tại VPBank vào tháng 3.2015.
Nhận séc hộ khách hàng là không đúng quy trình
Ngoài ra, bà Hằng cũng là người ký tên trên giấy đề nghị mua séc của công ty Quang Huân tại VPBank. Nhân viên này cũng là người ký nhận 2 quyển séc và giao lại cho đại diện công ty. Do vậy, theo tố cáo của bà Xuân, bà Hằng đã cùng bạn trai và kế toán Phạm Văn Trinh thông đồng để thực hiện hành vi giả mạo giấy tờ và rút tiền.
"Lý do nhờ Hằng lấy hộ séc trước đó là bởi tôi có việc phải đi. Các chữ ký trên giấy nhận sẽ là chữ viết của Hằng, tôi đóng dấu ký tên, còn Hằng điền thông tin vì tôi không biết điền như thế nào cho đúng. Sau khi nhận séc, bà Xuân nhờ tôi ký trước chữ ký của chủ tài khoản vào tất cả 2 quyển séc”, ông Trinh giải thích.
Thừa nhận việc nhân viên ngân hàng ký nhận hộ quyển séc cho khách là có sai sót nhưng lãnh đạo VPBank khẳng định đây không thể là mấu chốt của sự việc bởi ngay sau đó, bà Hằng đã giao lại đầy đủ cho khách, cô cũng ký tên mình trên giấy nhận quyển séc. Bên cạnh đó, quyển séc chỉ có giá trị rút tiền khi có chữ ký của chủ tài khoản và con dấu đã đăng ký với ngân hàng.
"Ngân hàng khẳng định không chối bỏ trách nhiệm của mình nếu cơ quan điều tra làm rõ sự thông đồng của nhân viên", một lãnh đạo cấp cao của VPBank khẳng định.
Về việc không nhận được tin nhắn, ông Trinh cho biết, 2 số điện thoại khai trong chứng từ đều là số điện thoại của bà Xuân đã dùng trước và cho đến thời điểm mở tài khoản tại VPBank.
Tuy nhiên, theo phản ánh của bà Xuân, rằng bà không hề nhận được bất kỳ tin nhắn nào về các giao dịch rút và chuyển tiền liên quan. Trong khi đó, VPBank cho biết hệ thống dữ liệu đã sao lưu chi tiết tất cả các tin nhắn.
Vậy trong suốt thời gian dài công ty sử dụng tài khoản, bà Xuân đã không biết và không cập nhật được tình hình giao dịch với đối tác khách hàng qua tin nhắn dịch vụ báo cáo biến động số dư tài khoản và nội dung các giao dịch? Có tình huống tin nhắn bị chặn hay không? Những câu hỏi trên cũng phải chờ cơ quan công an vào cuộc.
Séc là một giấy tờ có giá, có giá trị như một mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản đối với ngân hàng, về việc trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc. Các ngân hàng bán séc theo tập. Mỗi khi cần rút tiền mặt ra khỏi ngân hàng, chủ tài khoản phải điền các thông tin như tên công ty, chữ ký chủ tài khoản, dấu công ty, tên người chỉ định rút tiền, chứng minh nhân dân của người đó.
Hiện nay séc là phương tiện chi trả được dùng phổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hóa, cung cấp lao vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác. Séc thường được in sẵn theo mẫu có những dòng để trống để người phát hành séc điền vào.
Theo Dân Việt