Những ngày qua, toàn thế giới đang hướng về nước Pháp, nơi vừa xảy ra vụ khủng bố đẫm máu khiến hàng trăm người thiệt mạng. Thông tin và hình ảnh sự việc được cập nhật liên tục, người xem càng bàng hoàng hơn khi biết được rằng, vụ đánh bom ngày 13/11 vào thủ đô hoa lệ của nước Pháp được dàn xếp và tổ chức tinh vi.
Một người đàn ông Pháp đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố.
Ảnh: Reuters
Mạng xã hội trở thành nơi chia sẻ nỗi đau, cầu nguyện cho những người đã khuất và hơn hết là thể hiện được quan điểm, cách nhìn nhận của thành viên mạng trước sự việc đau lòng này. Những hành động của dân mạng Việt Nam như tìm kiếm facebook của tên ‘khủng bố’ để chỉ trích, lên án soi mói nhau về việc thay avatar cờ Pháp… dường như đang đi ngược với mục tiêu ban đầu.
A dua theo trào lưu, dùng lời lẽ công kích, khiêu khích người tự xưng là ‘khủng bố’ và những hệ lụy có thể nhìn thấy. Những bài học đắt giá rút ra cho các bạn trẻ Việt Nam vẫn còn đó…
Tỉnh táo khi đối diện nguy hiểm
Vài ngày sau khi vụ khủng bố đẫm máu, bài chia sẻ của cô gái là nạn nhân chứng kiến toàn bộ sự việc khiến nhều người giật mình. Những cảm xúc rất thực miêu tả giây phút cận kề cái chết ám ảnh hàng triệu người trên thế giới.
Trong bài chia sẻ của mình, cô gái viết:
'Đó không chỉ là một vụ tấn công khủng bố, đó chính xác là một vụ thảm sát. Hàng chục người bị bắn ngã ngay trước mặt tôi. Máu chảy tràn sàn nhà. Tiếng nức nở từ những người đàn ông ôm chặt thi thể còn ấm nóng của bạn gái mình như chọc thủng bầu không của nhà hát nhỏ.
Chỉ trong một thoáng, bao dự định bỗng nát tan, bao gia đình bỗng bị nhấn chìm trong đau khổ. Tôi nằm giả chết suốt một tiếng đồng hồ, cô độc và hoảng loạn, giữa những người không còn thấy người thương yêu của mình động cựa gì nữa.
Tôi may mắn thoát chết một cách kì diệu. Nhưng rất nhiều người khác thì không… Hình ảnh những kẻ khủng bố kia vây quanh như một lũ kền kền rồi sẽ ám ảnh tôi đến hết quãng đời còn lại. Cách chúng lăm lăm nhắm vào những người đã bị bắn gục, không gợn chút áy náy cho mạng sống con người. Tôi mòn mỏi nằm đợi khoảnh khắc ai đó đứng lên nói không phải đâu, đây chỉ là cơn ác mộng…’
Khoảnh khắc đối mặt với cái chết, không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nghĩ cách tự cứu lấy bản thân mình, nhưng cô gái này đã làm được điều ấy. Và đó chính là bài học đầu tiên cho những người trẻ khi rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Isobel Bowdery cố tình giả chết và may mắn sống sót sau vụ khủng bố hôm 13/11.
Không a dua, hùa theo phong trào
Sau vụ khủng bố, facebook thêm chức năng hướng về nước Pháp bằng cách thay avatar có 3 màu đặc trưng của Quốc kì nước nay. Đây là cách nhanh chóng nhất, thuận tiện nhất để toàn bộ người dân thế giới bày tỏ cảm xúc và sự chia sẻ với người dân nước Pháp.
Tuy nhiên, một bộ phận rất đông người trẻ Việt Nam thay avatar theo phong trào, a dua. Thậm chí, nhiều bạn còn không biết chuyện gì đang xảy ra, thấy bạn bè đổi thì đổi theo, để rồi sau đó bị cộng đồng mạng quay lại cười nhạo, chỉ trích.
Bài học dễ nhận thấy ở đây chính là ‘biết thì nói, không biết thì im’, việc thể hiện sự hiểu biết không đúng chỗ sẽ khiến bạn trở thành kẻ ngu ngốc trong mắt người khác.
Đăng đàn thay avatar theo trào lưu.
Cân nhắc khi chia sẻ ý kiến cá nhân trên mạng xã hội
Sau trào lưu thay avatar hướng về nước Pháp, các ‘thám tử’ facebook bắt đầu hành trình tìm kiếm trang cá nhân tên trùm khủng bố và… trút giận lên đó. Này hôm qua, trang facebook của tự nhận là ‘khủng bố’ đã nhận được hàng ngàn bình luận lên án, chỉ trích và thậm chí là thách thức, khiêu khích đến từ các cư dân mạng Việt Nam.
Một lần nữa, hành động thiếu suy nghĩ của các thành viên mạng khiến hình ảnh đất nước hình chữ S nói chung và lớp trẻ Việt Nam nói riêng ‘mất điểm’ trong mắt những người nước ngoài. Chưa hết, việc đăng đàn thách thức, chửi rủa của nhiều người được đáp trả bằng những thông tin nặc danh về việc IS sẽ tấn công Việt Nam.
Đang yên đang lành lại đi gây hấn, thích thể hiện ta đây vì yêu chuộng hòa bình, dám lên án cái xấu, chỉ trích kẻ khủng bố mà nhiều người đang biến mình thành những anh hùng bán phím, khiến xã hội nhiễu loạn, hoang mang vì những thông tin chưa xác thực.
Nên chăng việc kiểm soát, kiểm duyệt gắt gao hơn khi sử dụng trang cá nhân đúng mục đích, không làm ảnh hưởng đến người khác?
Nhiều thành viên mạng ở Việt Nam điên cuồng lao vào facebook của kẻ tự nhận
mình là 'khủng bố' để trút giận.
Theo Báo đất việt
Một người đàn ông Pháp đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố.
Ảnh: Reuters
Mạng xã hội trở thành nơi chia sẻ nỗi đau, cầu nguyện cho những người đã khuất và hơn hết là thể hiện được quan điểm, cách nhìn nhận của thành viên mạng trước sự việc đau lòng này. Những hành động của dân mạng Việt Nam như tìm kiếm facebook của tên ‘khủng bố’ để chỉ trích, lên án soi mói nhau về việc thay avatar cờ Pháp… dường như đang đi ngược với mục tiêu ban đầu.
A dua theo trào lưu, dùng lời lẽ công kích, khiêu khích người tự xưng là ‘khủng bố’ và những hệ lụy có thể nhìn thấy. Những bài học đắt giá rút ra cho các bạn trẻ Việt Nam vẫn còn đó…
Tỉnh táo khi đối diện nguy hiểm
Vài ngày sau khi vụ khủng bố đẫm máu, bài chia sẻ của cô gái là nạn nhân chứng kiến toàn bộ sự việc khiến nhều người giật mình. Những cảm xúc rất thực miêu tả giây phút cận kề cái chết ám ảnh hàng triệu người trên thế giới.
Trong bài chia sẻ của mình, cô gái viết:
'Đó không chỉ là một vụ tấn công khủng bố, đó chính xác là một vụ thảm sát. Hàng chục người bị bắn ngã ngay trước mặt tôi. Máu chảy tràn sàn nhà. Tiếng nức nở từ những người đàn ông ôm chặt thi thể còn ấm nóng của bạn gái mình như chọc thủng bầu không của nhà hát nhỏ.
Chỉ trong một thoáng, bao dự định bỗng nát tan, bao gia đình bỗng bị nhấn chìm trong đau khổ. Tôi nằm giả chết suốt một tiếng đồng hồ, cô độc và hoảng loạn, giữa những người không còn thấy người thương yêu của mình động cựa gì nữa.
Tôi may mắn thoát chết một cách kì diệu. Nhưng rất nhiều người khác thì không… Hình ảnh những kẻ khủng bố kia vây quanh như một lũ kền kền rồi sẽ ám ảnh tôi đến hết quãng đời còn lại. Cách chúng lăm lăm nhắm vào những người đã bị bắn gục, không gợn chút áy náy cho mạng sống con người. Tôi mòn mỏi nằm đợi khoảnh khắc ai đó đứng lên nói không phải đâu, đây chỉ là cơn ác mộng…’
Khoảnh khắc đối mặt với cái chết, không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nghĩ cách tự cứu lấy bản thân mình, nhưng cô gái này đã làm được điều ấy. Và đó chính là bài học đầu tiên cho những người trẻ khi rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Isobel Bowdery cố tình giả chết và may mắn sống sót sau vụ khủng bố hôm 13/11.
Không a dua, hùa theo phong trào
Sau vụ khủng bố, facebook thêm chức năng hướng về nước Pháp bằng cách thay avatar có 3 màu đặc trưng của Quốc kì nước nay. Đây là cách nhanh chóng nhất, thuận tiện nhất để toàn bộ người dân thế giới bày tỏ cảm xúc và sự chia sẻ với người dân nước Pháp.
Tuy nhiên, một bộ phận rất đông người trẻ Việt Nam thay avatar theo phong trào, a dua. Thậm chí, nhiều bạn còn không biết chuyện gì đang xảy ra, thấy bạn bè đổi thì đổi theo, để rồi sau đó bị cộng đồng mạng quay lại cười nhạo, chỉ trích.
Bài học dễ nhận thấy ở đây chính là ‘biết thì nói, không biết thì im’, việc thể hiện sự hiểu biết không đúng chỗ sẽ khiến bạn trở thành kẻ ngu ngốc trong mắt người khác.
Đăng đàn thay avatar theo trào lưu.
Cân nhắc khi chia sẻ ý kiến cá nhân trên mạng xã hội
Sau trào lưu thay avatar hướng về nước Pháp, các ‘thám tử’ facebook bắt đầu hành trình tìm kiếm trang cá nhân tên trùm khủng bố và… trút giận lên đó. Này hôm qua, trang facebook của tự nhận là ‘khủng bố’ đã nhận được hàng ngàn bình luận lên án, chỉ trích và thậm chí là thách thức, khiêu khích đến từ các cư dân mạng Việt Nam.
Một lần nữa, hành động thiếu suy nghĩ của các thành viên mạng khiến hình ảnh đất nước hình chữ S nói chung và lớp trẻ Việt Nam nói riêng ‘mất điểm’ trong mắt những người nước ngoài. Chưa hết, việc đăng đàn thách thức, chửi rủa của nhiều người được đáp trả bằng những thông tin nặc danh về việc IS sẽ tấn công Việt Nam.
Đang yên đang lành lại đi gây hấn, thích thể hiện ta đây vì yêu chuộng hòa bình, dám lên án cái xấu, chỉ trích kẻ khủng bố mà nhiều người đang biến mình thành những anh hùng bán phím, khiến xã hội nhiễu loạn, hoang mang vì những thông tin chưa xác thực.
Nên chăng việc kiểm soát, kiểm duyệt gắt gao hơn khi sử dụng trang cá nhân đúng mục đích, không làm ảnh hưởng đến người khác?
Nhiều thành viên mạng ở Việt Nam điên cuồng lao vào facebook của kẻ tự nhận
mình là 'khủng bố' để trút giận.
Theo Báo đất việt