Tôi viết tâm sự này, để truyền lại cho chị em một kinh nghiệm xương máu về việc đừng bao giờ ăn bám chồng, đừng vì ý nghĩ phụ nữ là phải nội trợ để mà làm khổ đời mình.
3 năm trước, tôi kết hôn. Chồng tôi là một nhân viên văn phòng thuộc cơ quan nhà nước. Công việc ít, lương thấp, đi làm cả ngày thứ 7, trở về nhà là nằm như ông kễnh. Chủ nhật thì ngủ tới trưa trờ trưa trật, dậy là đi trà đá hoặc bóng bánh với bạn bè. Còn tôi do vừa tốt nghiệp đại học xong đã lấy chồng nên chưa kịp đi xin việc. Cưới xong, chồng tôi bảo ở nhà chăm lo nhà cửa, anh đi làm là được rồi. Vì mới cưới nên tôi cũng muốn chăm lo cho gia đình chồng nên đồng ý.
Được tiếng là không phải đi làm, nhưng tôi ở nhà lại không khác gì osin. Làm hết việc này tới việc nọ, từ cơm nước, nhà cửa, quần áo… Bố chồng tôi ở với vợ chồng anh trai chồng, còn mẹ chồng thì ở với chúng tôi. Thế nhưng, chẳng được nhờ ở bà điều gì hết.
Quá nhiều việc đổ lên đầu, đặc biệt là từ khi sinh con, tôi vừa là osin vừa là vú em. Tôi mệt đến mức thỉnh thoảng khóc tủi thân trách móc chồng. Nào ngờ chồng tôi bảo: “Đã ở nhà không phải lao tâm kiếm tiền mà còn than khóc cái gì? Mẹ chăm con mà lại còn kêu ca”. Mẹ chồng tôi không biết vì sao nghe được mà hôm sau cũng nói tôi: “Chồng chị đi làm vất vả, nó về nhà thì chị phải cho nó nghỉ ngơi chứ? Nhà bé tí như thế này, lấy đâu ra nhiều việc mà chị kể lể vậy? Con thì còn nhỏ, nó ngủ suốt, chị có phải bế bồng gì nhiều đâu?”.
Cực chẳng đã, khi con được 8 tháng, tôi nói với chồng rằng tôi muốn đi làm. Chồng tôi hỏi, tôi đi làm thì ai ở nhà trông con. Tôi bảo thuê người giúp việc hoặc anh nghỉ ở nhà mà trông con. Tôi sẽ đi làm kiếm tiền nuôi cả nhà.
Chồng tôi cười khẩy bảo một người không kinh nghiệm, có mỗi tấm bằng tốt nghiệp đại học loại khá như tôi thì làm được gì. Mẹ chồng tôi cũng hùa vào: “Để cho nó thử đi cho trắng mắt ra. Làm như kiếm tiền ngoài xã hội dễ lắm chẳng bằng. Con cái cứ để đấy mẹ trông”. Vậy là tôi được đi xin việc với điều kiện trong vòng 2 tháng mà không nộp được lương 10 triệu/tháng thì đừng bao giờ đưa ra “yêu sách” gì nữa.
Dù lo lắng nhưng tôi cũng quyết thử. Tôi hỏi thăm bạn bè, các anh chị xem có nơi nào đang tuyển người. Họ giới thiệu cho tôi rất nhiều chỗ. Tôi chọn ứng tuyển vào làm marketing của một công ty truyền thông, cùng lĩnh vực mà tôi đã học.
Một tháng đầu tiên, tôi vất vả theo học hỏi và cố gắng hoàn thành những công việc được giao. Dần dần mọi việc cũng ổn định, tôi được nhiều đồng nghiệp giúp đỡ, chia sẻ bớt khách hàng cho, vì thế tháng thứ 2, mức lương của tôi đạt 8,5 triệu/tháng. Tuy không bằng mức so với quy định, nhưng cũng khiến chồng tôi nể. Tháng thứ 3, lương của tôi được hơn 10 triệu, lượng khách hàng đang có xu hướng tăng.
Từ khi đi làm, tôi áp dụng triệt để việc “lười”. Về nhà, tôi chỉ ôm con rồi lăn ra ngủ, hôm nào chồng đã nấu cơm thì tôi cùng ăn và dọn dẹp. Hôm nào anh đi đá bóng quên giờ thì tôi ăn bên ngoài. Thời gian đó, con gái ở nhà với bố, do bố không biết chăm nên nhìn trông gầy hơn chút, mặc dù xót con, song tôi vẫn quyết để chồng trở thành vú em.
Nhà cửa bẩn, mẹ chồng đã bắt đầu động tay dọn dẹp thay con trai. Đến bữa bà cũng xay thịt rau nấu bột cho cháu. Còn chồng tôi, ngoài việc chơi với con, anh còn phải giặt giũ, chợ búa, cơm nước. Tháng đầu, nhà cửa bề bộn, chồng thường xuyên quên giặt quần áo, thỉnh thoảng nấu cơm sống. Nhưng tôi vẫn mặc kệ. Tôi luôn ngồi làm thêm ở văn phòng cho tới gần 7 giờ tối mới về. Sáng ra thì đi thật sớm để tránh tắc đường và cũng để chồng hiểu buổi sáng khi anh nhàn nhã dậy ăn sáng và đi làm, thì tôi đã từng cực khổ như thế nào.
3 tháng ở nhà làm vú em, chồng tôi đã khóc không ra nước mắt. Một đêm anh nằm ôm tôi từ phía sau, thì thầm xin lỗi tôi vì trước kia anh đã đối xử tệ với tôi. Anh không biết nghề nội trợ lại lắm thứ việc không tên như vậy. Anh nói, anh không thể tiếp tục sống cảnh như osin với vú em thế này được, anh cũng muốn đi làm. Anh xin tôi bớt chút thời gian giúp anh công việc nhà cửa nữa, từ sau anh sẽ phụ tôi một tay.
Mặc dù anh nói như vậy khiến tôi rất thích, tôi cũng không có ý định để anh trông con như vậy nữa. Nhưng tôi giả vờ như miễn cưỡng làm. Buổi sáng tôi chăm con giúp anh, để anh lo các việc khác. Buổi chiều tôi nấu cơm, để anh chơi với con. Khi tôi cho con ăn, anh phải phụ tôi tất cả các việc, từ lau nhà, phơi quần áo cho tới cọ toilet.
Mẹ chồng tôi cũng không thờ ơ với con dâu nữa, bà chịu khó bế cháu hơn trước kia. Thỉnh thoảng vợ chồng tôi đi làm về, đã thấy bà nấu cơm xong. Đôi khi tôi còn có cảm giác bà hơi lấy lòng tôi. Bằng chứng là nhiều khi bà gọt hoa quả rồi đưa vào tận phòng cho tôi, mặc dù bà không nói gì, nhưng tôi cũng ngầm hiểu. Mỗi tháng, tôi đưa bà vài triệu, tươi cười bảo mẹ cầm thích ăn gì hoặc có bộ quần áo nào đẹp thì mua, con bận quá, không đi chọn được. Làm ra tiền, nắm vững tài chính là có lợi như thế đấy!
Cuộc sống gia đình đối với tôi càng ngày càng dễ chịu. Mẹ chồng và chồng không còn coi thường và đổ hết việc lên đầu tôi nữa. Ai cũng có nhiệm vụ của mình và cùng xúm tay vào. Vì thế tôi nghĩ, các chị em đừng nhượng bộ mãi, đừng trở thành osin trong chính ngôi nhà mình. Lấy chồng để làm vợ, làm mẹ, làm con dâu, chứ không phải làm người giúp việc kiêm vú em mãi thế!
3 năm trước, tôi kết hôn. Chồng tôi là một nhân viên văn phòng thuộc cơ quan nhà nước. Công việc ít, lương thấp, đi làm cả ngày thứ 7, trở về nhà là nằm như ông kễnh. Chủ nhật thì ngủ tới trưa trờ trưa trật, dậy là đi trà đá hoặc bóng bánh với bạn bè. Còn tôi do vừa tốt nghiệp đại học xong đã lấy chồng nên chưa kịp đi xin việc. Cưới xong, chồng tôi bảo ở nhà chăm lo nhà cửa, anh đi làm là được rồi. Vì mới cưới nên tôi cũng muốn chăm lo cho gia đình chồng nên đồng ý.
Được tiếng là không phải đi làm, nhưng tôi ở nhà lại không khác gì osin. Làm hết việc này tới việc nọ, từ cơm nước, nhà cửa, quần áo… Bố chồng tôi ở với vợ chồng anh trai chồng, còn mẹ chồng thì ở với chúng tôi. Thế nhưng, chẳng được nhờ ở bà điều gì hết.
Quá nhiều việc đổ lên đầu, đặc biệt là từ khi sinh con, tôi vừa là osin vừa là vú em. Tôi mệt đến mức thỉnh thoảng khóc tủi thân trách móc chồng. Nào ngờ chồng tôi bảo: “Đã ở nhà không phải lao tâm kiếm tiền mà còn than khóc cái gì? Mẹ chăm con mà lại còn kêu ca”. Mẹ chồng tôi không biết vì sao nghe được mà hôm sau cũng nói tôi: “Chồng chị đi làm vất vả, nó về nhà thì chị phải cho nó nghỉ ngơi chứ? Nhà bé tí như thế này, lấy đâu ra nhiều việc mà chị kể lể vậy? Con thì còn nhỏ, nó ngủ suốt, chị có phải bế bồng gì nhiều đâu?”.
Cực chẳng đã, khi con được 8 tháng, tôi nói với chồng rằng tôi muốn đi làm. Chồng tôi hỏi, tôi đi làm thì ai ở nhà trông con. Tôi bảo thuê người giúp việc hoặc anh nghỉ ở nhà mà trông con. Tôi sẽ đi làm kiếm tiền nuôi cả nhà.
3 tháng ở nhà làm vú em, chồng tôi đã khóc không ra nước mắt. (Ảnh minh họa)
Chồng tôi cười khẩy bảo một người không kinh nghiệm, có mỗi tấm bằng tốt nghiệp đại học loại khá như tôi thì làm được gì. Mẹ chồng tôi cũng hùa vào: “Để cho nó thử đi cho trắng mắt ra. Làm như kiếm tiền ngoài xã hội dễ lắm chẳng bằng. Con cái cứ để đấy mẹ trông”. Vậy là tôi được đi xin việc với điều kiện trong vòng 2 tháng mà không nộp được lương 10 triệu/tháng thì đừng bao giờ đưa ra “yêu sách” gì nữa.
Dù lo lắng nhưng tôi cũng quyết thử. Tôi hỏi thăm bạn bè, các anh chị xem có nơi nào đang tuyển người. Họ giới thiệu cho tôi rất nhiều chỗ. Tôi chọn ứng tuyển vào làm marketing của một công ty truyền thông, cùng lĩnh vực mà tôi đã học.
Một tháng đầu tiên, tôi vất vả theo học hỏi và cố gắng hoàn thành những công việc được giao. Dần dần mọi việc cũng ổn định, tôi được nhiều đồng nghiệp giúp đỡ, chia sẻ bớt khách hàng cho, vì thế tháng thứ 2, mức lương của tôi đạt 8,5 triệu/tháng. Tuy không bằng mức so với quy định, nhưng cũng khiến chồng tôi nể. Tháng thứ 3, lương của tôi được hơn 10 triệu, lượng khách hàng đang có xu hướng tăng.
Từ khi đi làm, tôi áp dụng triệt để việc “lười”. Về nhà, tôi chỉ ôm con rồi lăn ra ngủ, hôm nào chồng đã nấu cơm thì tôi cùng ăn và dọn dẹp. Hôm nào anh đi đá bóng quên giờ thì tôi ăn bên ngoài. Thời gian đó, con gái ở nhà với bố, do bố không biết chăm nên nhìn trông gầy hơn chút, mặc dù xót con, song tôi vẫn quyết để chồng trở thành vú em.
Nhà cửa bẩn, mẹ chồng đã bắt đầu động tay dọn dẹp thay con trai. Đến bữa bà cũng xay thịt rau nấu bột cho cháu. Còn chồng tôi, ngoài việc chơi với con, anh còn phải giặt giũ, chợ búa, cơm nước. Tháng đầu, nhà cửa bề bộn, chồng thường xuyên quên giặt quần áo, thỉnh thoảng nấu cơm sống. Nhưng tôi vẫn mặc kệ. Tôi luôn ngồi làm thêm ở văn phòng cho tới gần 7 giờ tối mới về. Sáng ra thì đi thật sớm để tránh tắc đường và cũng để chồng hiểu buổi sáng khi anh nhàn nhã dậy ăn sáng và đi làm, thì tôi đã từng cực khổ như thế nào.
Mẹ chồng và chồng không còn coi thường và đổ hết việc lên đầu tôi nữa. (Ảnh minh họa)
3 tháng ở nhà làm vú em, chồng tôi đã khóc không ra nước mắt. Một đêm anh nằm ôm tôi từ phía sau, thì thầm xin lỗi tôi vì trước kia anh đã đối xử tệ với tôi. Anh không biết nghề nội trợ lại lắm thứ việc không tên như vậy. Anh nói, anh không thể tiếp tục sống cảnh như osin với vú em thế này được, anh cũng muốn đi làm. Anh xin tôi bớt chút thời gian giúp anh công việc nhà cửa nữa, từ sau anh sẽ phụ tôi một tay.
Mặc dù anh nói như vậy khiến tôi rất thích, tôi cũng không có ý định để anh trông con như vậy nữa. Nhưng tôi giả vờ như miễn cưỡng làm. Buổi sáng tôi chăm con giúp anh, để anh lo các việc khác. Buổi chiều tôi nấu cơm, để anh chơi với con. Khi tôi cho con ăn, anh phải phụ tôi tất cả các việc, từ lau nhà, phơi quần áo cho tới cọ toilet.
Mẹ chồng tôi cũng không thờ ơ với con dâu nữa, bà chịu khó bế cháu hơn trước kia. Thỉnh thoảng vợ chồng tôi đi làm về, đã thấy bà nấu cơm xong. Đôi khi tôi còn có cảm giác bà hơi lấy lòng tôi. Bằng chứng là nhiều khi bà gọt hoa quả rồi đưa vào tận phòng cho tôi, mặc dù bà không nói gì, nhưng tôi cũng ngầm hiểu. Mỗi tháng, tôi đưa bà vài triệu, tươi cười bảo mẹ cầm thích ăn gì hoặc có bộ quần áo nào đẹp thì mua, con bận quá, không đi chọn được. Làm ra tiền, nắm vững tài chính là có lợi như thế đấy!
Cuộc sống gia đình đối với tôi càng ngày càng dễ chịu. Mẹ chồng và chồng không còn coi thường và đổ hết việc lên đầu tôi nữa. Ai cũng có nhiệm vụ của mình và cùng xúm tay vào. Vì thế tôi nghĩ, các chị em đừng nhượng bộ mãi, đừng trở thành osin trong chính ngôi nhà mình. Lấy chồng để làm vợ, làm mẹ, làm con dâu, chứ không phải làm người giúp việc kiêm vú em mãi thế!
Theo Trí thức trẻ