Chúng ta luôn được nghe rằng “có sức khỏe là có tất cả” hay “sức khỏe là vàng”. Thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ được làm thế nào để sống khỏe mạnh.

Người Trung Quốc thường nói bệnh từ miệng mà ra, ăn uống tốt đảm bảo thì bạn sẽ khỏe mạnh, vui vẻ, ăn uống nhiều đồ độc hại ắt sẽ tổn hại đến bản thân.

Có một nguyên tắc ăn uống được các chuyên gia dưỡng sinh tin dùng đó là quy tắc “4 đen nên ăn và 3 trắng nên tránh” mà bạn có thể ghi nhớ.

3 trắng nên tránh: muối, đường, chất béo

Đây là 3 thành phần mà mỗi ngày ai cũng đều phải hấp thụ. Tuy nhiên bạn nên hạn chế ăn bởi nó có thể gây ra không ít những hệ lụy cho sức khỏe. Những người thường xuyên ăn mặn sẽ có hàm lượng natri cao dẫn tới huyết áp cao, xơ vữa động mạch và tăng gánh nặng lên thận.

Các loại thực phẩm như mực, rong biển, thịt lợn khô, khoai tây chiên, gà rán, mì ăn liền,… đều những món ăn hết sức quen thuộc với nhiều người có chứa hàm lượng muối cao.

 


Vì vậy, mọi người nên chú ý đảm bảo lượng muối ăn mỗi ngày không được vượt quá 6 gram theo các chuyên gia khuyến cáo.

Đường cũng là gia vị được thêm vào không ít các món ăn như socola, bánh ngọt, trái cây, khoai lang,… Nếu ăn quá nhiều đường sẽ dễ dàng gây ra cao huyết áp, béo phì và tổn thương chức năng gan. Vì thế để giảm bớt lượng đường tiêu thụ, bạn nên đổi sang các món ăn tách đường như sữa không đường, uống nước cam không cho đường, hạn chế uống nước ngọt.

Ăn nhiều mỡ động vật sẽ làm trầm trọng thêm chứng bệnh xơ cứng động mạch, tăng cholesterol. Cơ thể người trưởng thành có nhu cầu khoảng 25 - 30 gram/người/ngày. Tỷ lệ dầu thực vật và mỡ động vật là 10:7 (10 dầu thì 7 mỡ).

Một số thực phẩm dù được quảng cáo là không gây béo và được làm từ tự nhiên như trái cây khô nhưng thực tế chúng có thể chứa lượng chất béo nhiều hơn bạn nghĩ. Vì thế đừng chủ quan trước những món ăn vặt này.

4 đen nên ăn: mộc nhĩ, nấm hương, vừng đen, đậu đen

Mộc nhĩ

Mộc nhĩ có chứa chất xơ, polysaccharides và các chất chống đông máu mà lại chứa rất ít calo. Hấp thụ chất xơ hòa tan sẽ giúp làm giảm cholesterol và axit béo bão hòa, giảm nguy cơ bị huyết khối và làm chậm sự hấp thu đường, kiểm soát nồng độ đường trong máu.

Theo quan điểm của Đông y, mộc nhĩ có tính lạnh rất phù hợp để ăn vào mùa hè. Lưu ý khi ăn mộc nhĩ không nên dùng quá thường xuyên vì có thể làm tổn hại đến các món ăn có tính ấm như gừng, tiêu, gây ảnh hưởng âm dương trong cơ thể.

Nấm hương

Nấm hương có lượng calo thấp, chất đạm và xơ cao, chứa một lượng lớn axit amin và các protein thúc đẩy sự bài tiết cholesterol.

Chất lentinan trong nấm hương còn có tác dụng chống ung thư và có chứa nhiều loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa.

Vừng đen

Sắt và vitamin E trong vừng đen là thành phần quan trọng để ngăn ngừa bệnh thiếu máu, kích hoạt các tế bào não và loại bỏ cholesterol trong mạch máu. Chất béo có trong vừng đen phần lớn là chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe.

Theo y học Trung Quốc thì vừng đen giúp tăng cường chức năng gan và thận, làm ẩm năm cơ quan nội tạng, bổ sung sức mạnh, cải thiện các tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, rụng tóc, đầu gối yếu, chân tay mỏi do chiếu chất và máu trong gan, thận.

Đậu đen

Hàm lượng protein của đậu đen cao từ 36-40%, gấp 2 lần so với thịt, gấp 3 lần so với trứng và gấp 12 lần so với sữa. Ăn đậu đen có thể làm mềm mạch máu, nuôi dưỡng da, chống lão hóa, có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tim, giup thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.

Theo Khám Phá