Bữa sáng rất quan trọng với cơ thể.
Không ăn quá no
Ăn quá nhiều sẽ gây áp lực cho các cơ quan trong cơ thể và làm chậm quá trình trao đổi chất. Bạn chỉ nên áp dụng khẩu phần ăn với tỉ lệ protein và carbohydrat vừa phải giúp nạp đủ năng lượng cần thiết để bắt đầu một ngày làm việc.
Không ăn vội vàng
Vội vã khi ăn sáng sẽ làm cho bạn bị nghẹn. Ngoài ra, ăn thức ăn với nước trái cây hoặc nước sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Đừng vội vàng vào bữa sáng mà hãy thưởng thức và nhai thức ăn từ từ.
Không ăn trên đường
Nhiều người dậy muộn và cuối cùng phải giải quyết bữa sáng trên đường đi làm. Điều này không những không tốt mà còn rất nguy hiểm. Bạn có thể đánh lạc hướng lái nếu ăn trong khi lái xe hay làm mất năng lượng khi vừa ăn vừa đi bộ hoặc làm các hoạt động khác.
Ăn không đúng giờ
Bạn ngủ nướng đến 9-10 giờ rồi mới thức dậy và ăn sáng? Thói quen này thực sự không tốt vì lúc này bụng sẽ đói cồn cào và bạn sẽ không còn thấy ngon miệng nữa. Không những vậy, ăn sáng muộn sẽ làm giảm hiệu quả và ảnh hưởng đến bữa trưa. Tốt nhất hãy tập dậy sớm và ăn sáng trong vòng một giờ sau khi thức dậy.
Gợi ý bữa sáng lành mạnh
Bữa sáng với các món từ ngũ cốc sẽ bổ sung khoáng chất và các vitamin. Vì thế khi ăn ngũ cốc bạn nên dùng thêm sữa để cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cân bằng bữa ăn. Còn nếu bạn uống một cốc nước hoa quả thì vitamin C trong đó sẽ giúp hấp thụ tốt hơn chất sắt có trong ngũ cốc.
Nếu bạn thích ăn những lát bánh mỳ nướng vào buổi sáng có thể lựa chọn: bánh sừng bò, bánh mì gối, bánh mì đen, bánh mì cuộn… Bạn có thể ăn bánh mì với bơ hay phết một chút mứt dâu hoặc mứt cam lên bánh rồi dùng thêm một cốc nước quả. Đó là một bữa sáng vừa nhanh gọn, vừa tốt cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn sáng đều đặn sẽ giúp cải thiện trí nhớ và cho trạng thái tinh thần tốt. Người ăn sáng thường xuyên cũng ít bị stress và cảm thấy bình tĩnh hơn.
Theo Khỏe & Đẹp