Ngoài nước mắm, xì dầu hay còn gọi nước tương vốn là một loại gia vị rất được ưa chuộng. Xì dầu được làm bằng cách lên men hạt đậu tương, ngũ cốc rang chín, nước và muối ăn.
Thứ gia vị này được sử dụng chấm trực tiếp hoặc chế biến thức ăn đều rất đậm đà, hấp dẫn. Tuy nhiên, các gia đình không nên vì yêu thích mà làm dụng kẻo gây hại cho sức khỏe.
1. Chấm mọi thứ
Xì dầu có vị không quá mặn nhưng thực tế lại chứa lượng muối không hề ít. Vậy nên nếu lạm dụng chấm mọi thứ hoặc chế biến thay muối sẽ gây ra các bệnh cao huyết áp, bệnh tim hay bệnh gan.
Bên cạnh đó, xì dầu chủ yếu làm từ đậu nành lên mên nên thường chứa chất isoflavones. Tiêu thụ quá nhiều chất này sẽ làm ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Chất oxalate và phytoestrogen, mononatri glutamat còn có nhiều trong xì dầu có thể ảnh hưởng đến các chức năng của thận và thần kinh.
2. Chế biến sai thời điểm
Sử dụng xì dầu khi nấu ăn là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, bạn nên chú ý về thời điểm nêm nếm xì dầu, tốt nhất là khi đồ ăn đã chín và đã tắt bếp.
Điều này nhằm tránh ở nhiệt độ cao làm phân huỷ các axit amin trong xì dầu, làm lãng phí dinh dưỡng.
Ngoài ra, dầu ăn khi chế biến nên khử trùng trước khi ăn và sau khi chế biến cần đậy kín nắp, cất giữ ở nơi có nhiệt độ thấp.
3. Ăn xì dầu khi đang bị vết thương hở
Các sắc tố trong xì dầu không truyền trực tiếp lên da, không ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp tế bào hắc tố. Nhưng nếu bạn ăn xì dầu khi cơ thể có vết thương hở sẽ làm ảnh hưởng đến kích thước sẹo và khiến sẹo thâm hơn đấy.
4. Dùng xì dầu kém chất lượng
Khi chọn xì dầu, điều quan trọng nhất là phải xem chỉ số "nitơ acid amin" trong bảng thành phần. Xì dầu tốt hay không tốt (dinh dưỡng và chất lượng) chủ yếu nằm ở tiêu chuẩn này.
Đừng ham rẻ mà chọn mua loại xì dầu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Loại xì dầu này có thể bị pha trộn nhiều tạp chất bao gồm cả Methylimidazole (4-MEI) - một chất gây ung thư.
An Chi
Theo Vietnamnet