Trong khoai lang chứa nhiều vitamin A, E, chất xơ, kali… rất tốt cho cơ thể của con người. Thế nhưng cũng có những "đại kỵ" khi ăn khoai lang mà không phải ai cũng biết.
Có những điều cấm kỵ khi ăn khoai lang để không gây hại sức khỏe.
1. Ăn khi đói
Nhiều người có thói quen ăn khoai lang khi đói, coi như tạm lót dạ. Thế nhưng đây là hành động rất hại cho sức khỏe. Trong khoai lang có nhiều đường nên nếu ăn nhiều, nhất là lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.
2. Đã ăn khoai vẫn không giảm món chính
Khoai lang chứa một lượng tinh bột tương đương với cơm. Vì vậy, nếu bạn đã ăn khoai hãy nên giảm lượng cơm trong ngày lại nếu không muốn bị dư thừa quá nhiều tinh bột.
Nguyên nhân là các chất trong khoai dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi.
Không nên ăn khoai lang sống.
3. Hệ tiêu hóa kém
Những người có hệ tiêu hóa không tốt, hay bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang. Vì khi ăn, khoai lang sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng mà thôi.
4. Ăn sống
Khoai lang nếu không bị nhiệt phá hủy, màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai bị phân hủy. Vì vậy, bạn nên ăn khoai lang chín để tránh tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn...
5. Ăn khoai tích trữ quá lâu
Nhiều người khi mua khoai thường thích mua nhiều để tích trữ, ăn dần. Họ cho rằng ăn như vậy khoai sẽ ngọt hơn so với loại mới đào.
Tuy nhiên, khoai lang để lâu lượng nước sẽ giảm đi sau khi bốc hơi, lượng đường trong khoai lang tăng lên đáng kể.
Việc ăn quá nhiều đường vào cơ thể vốn không hề tốt nên bạn đừng cố dự trữ khoai lang như vậy. Chưa kể khoai lang để lâu còn mọc mầm, ăn dễ gây nôn mửa và đau bụng
Ying Ying
Theo Vietnamnet