5 lý do bạn thường bị ốm đúng vào lúc đi du lịch và bí quyết khỏe mạnh trong suốt kỳ nghỉ
Ốm khi đi du lịch là tình trạng vô cùng phổ biến ở những người chuẩn bị có chuyến du lịch nào đó.
Bạn yêu tất cả mọi thứ liên quan đến du lịch, từ việc đào xới các thể loại quần áo phù hợp cho mỗi chuyến du lịch đến việc cảm thấy sung sướng giống như nhà thám hiểm bị lạc trong một khu rừng ở nước ngoài. Nhưng sự phấn khích ấy thường sớm bị lụi tàn đi ít nhiều bởi điều kiện sức khỏe có phần trục trặc: Bạn bị ốm.
Đây là tình trạng vô cùng phổ biến ở những người chuẩn bị có chuyến du lịch nào đó. Theo Michael Angarone, trợ lý giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y khoa Feinberg (Đại học Northwestern): "Những người bị nhiễm bệnh thường xuyên nhất khi đi du lịch thường là các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang, ho, đau họng".
Những người bị nhiễm bệnh thường xuyên nhất khi đi du lịch thường là các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Những kỳ nghỉ hè, du lịch được coi là thời gian để bạn lấy lại sức khỏe, sự trẻ trung dẻo dai. Vậy phải làm thế nào để không bị bệnh trước khi đi du lịch? Ở đây, Angarone giải thích một số nguyên nhân thường gặp nhất khiến bạn bị ốm khi đi du lịch và cách tránh những rủi ro sức khỏe không mong muốn.
Sân bay và nhà ga, xe lửa là những khu chứa virus
Các phương tiện giao thông công cộng là thủ phạm nguy hiểm nhất khiến bạn mắc một số bệnh thường gặp. Angarone nói: "Ở những nơi này, bạn đang ở cùng môi trường với rất nhiều người khác, trong cùng một không gian kín. Ví dụ như trong máy bay. Mặc dù không khí được lọc nhưng nếu bạn ngồi san sát cùng rất nhiều người. Và người bên cạnh bạn có virus gây bệnh liên tục ho, hắt hơi thì chắc chắn bạn có nguy cơ cao mắc bệnh sau khi chuyến bay đáp xuống".
Bạn có bao giờ tự hỏi các nút nhấn, công tắc trên phương tiện di chuyển, cbin cũng là nguyên nhân khiến bạn viêm xoang? Angarone nói nó có thể làm bạn tạm thời bị tắc nghẽn mũi, nhưng cảm giác mệt mỏi này sẽ bị xóa bỏ sau khi hạ cánh và nó không làm tăng thêm khả năng bị bệnh.
Giải pháp: Nếu bạn đi du lịch trong mùa cúm, hãy tiêm phòng cẩn thận. Và nếu bạn đang hướng đến một quốc gia khác, bạn cũng nên sẵn sàng với những biện pháp thông thường. Hãy nhớ rằng bề mặt công cộng được "che phủ" bởi vi trùng, do đó hãy chắc chắn rửa tay hoặc sử dụng chất sát trùng tay sau khi chạm vào chúng và trước khi chạm vào mặt, miệng bạn.
Nếu bạn đi du lịch trong mùa cúm (tháng 10-tháng 4 ở khu vực Bắc bán cầu), hãy tiêm phòng cẩn thận.
Nước ngoài có thể là nơi chứa những bệnh ngoại lai
Thật dễ dàng để đánh giá thấp các mối đe dọa vẫn còn phổ biến ở những nơi khác trên thế giới nếu chúng không phổ biến ở đất nước, khu vực bạn sinh sống. Angarone lấy ví dụ tại Hoa Kỳ, căn bệnh sốt rét và thương hàn không có nhiều trường hợp mắc bệnh, vì vậy có thể bạn sẽ vô tình loại bỏ chúng khỏi mối nguy hiểm của mình. Điều này cũng tương tự với zika, cùng một loạt virus, vi khuẩn, ký sinh trùng nguy hiểm khác…
Giải pháp: Trước mỗi chuyến đi, ít nhất là vài tháng, hãy làm công việc rà soát những căn bệnh mà bạn có thể bị phơi nhiễm trong chuyến đi và bắt đầu thực hiện những biện pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh. CDC.gov xuất bản một danh sách các thông báo du lịch được gọi là Sách Vàng. Hãy sử dụng nó để xem các bệnh nhiễm trùng đặc hiệu nào tại địa điểm bạn đến và nhận được một danh sách tiêm chủng được đề nghị. Angarone nói: "Hãy gặp bác sĩ của bạn để tìm hiểu xem bạn cần phải tiêm phòng những loại vắc-xin gì".
Nước máy cũng có thể bị ô nhiễm
Angarone nói: "Ở một số khu vực, nước có thể bị ô nhiễm, và uống loại nước này có thể gây ra nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh tiêu chảy. Là người nước ngoài, bạn cũng có thể nhạy cảm với nước bẩn hơn người dân địa phương vì ruột của bạn đơn giản không được sử dụng cho cùng một chủng vi khuẩn.
Ở một số khu vực, nước có thể bị ô nhiễm, và uống loại nước này có thể gây ra nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh tiêu chảy.
Giải pháp: Trước chuyến đi của bạn, hãy tham khảo ý kiến của CDC.gov về việc có thể uống an toàn từ vòi nước tại điểm đến của bạn không. Nếu không, hãy mang theo nước đóng chai và một số loại thuốc cần thiết như Lomotil hay Pepto-Bismol. Chuyên gia cũng khuyên bạn nên mua các dung dịch nước có chứa chất điện phân để bạn không bị mất nước quá mức.
Nếu bạn bị bệnh trong khi đi du lịch, hãy theo dõi chặt chẽ các triệu chứng. Một vài ngày bị tiêu chảy có thể chỉ đơn giản là không thoải mái, nhưng nếu tiêu chảy kèm sốt, bạn cần xem có máu trong phân không, nếu có cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Du lịch có thể làm thay đổi thói quen dùng thuốc của bạn
Thật dễ dàng để bỏ qua một liều thuốc thông thường của bạn khi bạn đang hoạt động bên ngoài thói quen của bạn. Nhưng với một số loại thuốc, chỉ cần sai lệch nhẹ về thời điểm cũng là cả vấn đề lớn. Angarone nói: "Điều này đúng nhất cho những loại thuốc làm thay đổi chức năng miễn dịch của bạn, như thuốc ức chế miễn dịch".
Giải pháp: Nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc thông thường vào một thời điểm nhất định trong ngày, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những thay đổi về thời gian trước khi bạn rời đi. Trong khi đó, luôn luôn mang theo những gói thuốc, có thể bạn sẽ thấy chúng có ích trong trường hợp chuyến bay bị trì loãn hoặc hành lý ký gửi bị mất.
Hãy luôn luôn mang theo những gói thuốc, có thể bạn sẽ thấy chúng có ích trong trường hợp chuyến bay bị trì loãn hoặc hành lý ký gửi bị mất.
Căng thẳng, mệt mỏi có thể làm giảm niềm vui trong chuyến đi
Kỳ nghỉ là thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn nhưng bạn thường làm việc như thế nào trong giai đoạn trước khi được đi du lịch? Chắc hẳn là làm việc ngoài giờ thường xuyên, thức khuya quá nhiều để làm việc với mong muốn có kỳ nghỉ tuyệt đối? Theo nhà tâm lý học người Hà Lan Ad Vingerhoets, người đã xem xét hiện tượng này trong một nghiên cứu năm 2002, đây là kết quả của một trạng thái căng thẳng được ông gọi là "ốm đau khi nghỉ ngơi". Trong khi căng thẳng, cơ thể đồng thời giải phóng adrenaline, làm tăng hệ thống miễn dịch và cortisol.
Angarone cũng nghi ngờ rằng căng thẳng thực sự làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn theo cách này. Chuyên gia thừa nhận, căng thẳng vẫn là một vấn đề vì nó có thể làm cho bạn lỏng lẻo về các chiến lược phòng ngừa rủi ro. Nếu bạn mệt mỏi hoặc căng thẳng, bạn có thể quên rửa tay, dùng nước máy tùy tiện...
Căng thẳng vẫn là một vấn đề vì nó có thể làm cho bạn lỏng lẻo về các chiến lược phòng ngừa rủi ro.
Giải pháp: Không có cách chữa bệnh dễ dàng nào đối với stress, nhưng việc lên kế hoạch cho kỳ nghỉ trước và bắt đầu chạy việc sớm hơn có thể giúp bạn tránh dồn cả đống việc vào với nhau, giúp bạn tận hưởng một chuyến đi trọn vẹn niềm vui, hạnh phúc.
Theo Trí Thức Trẻ
-
4 phút trướcTin và làm theo kẻ tự xưng là công an, bà L. ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo nhằm đồng bộ dữ liệu dân cư cho con và quét nhận diện khuôn mặt trên điện thoại, để rồi bị lừa hơn 100 triệu đồng.
-
1 giờ trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
1 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
1 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
1 giờ trướcDự báo thời tiết 22/11/2024, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa to đến rất to trong hôm nay và ngày mai, cục bộ có nơi mưa trên 300mm. Bắc Bộ và Thanh Hóa rét về đêm và sáng sớm.
-
3 giờ trướcTheo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
-
14 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
15 giờ trướcQuá trình cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội), lực lượng công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm ở độ sâu gần 1m.
-
15 giờ trướcBị tuyên phạt chung thân vì liên quan tới vụ Vạn Thịnh Phát, cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn mong được xem xét thêm những tình tiết giảm nhẹ mới để có thể sớm trở về với gia đình và điều trị bệnh.
-
18 giờ trướcMột người đàn ông được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ tại nghĩa trang phường Chi Lăng, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai), cạnh ngôi mộ của người cha.
-
18 giờ trướcLực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
-
19 giờ trướcTrường THPT Nông Cống 2 (Thanh Hóa) đã đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học 2 tuần đối với nhóm nữ sinh đánh bạn cùng trường gãy đốt sống cổ.
-
19 giờ trướcLực lượng chức năng đã kiểm tra bất ngờ vũ trường New MDM ở Hải Phòng, phát hiện 26 ‘dân chơi’ dương tính với ma túy.
-
20 giờ trướcSau cuộc nhậu, 2 thanh niên ở Quảng Nam nghĩ rằng mình bị người đi đường "nhìn đểu" nên đã giở thói côn đồ, dùng dao đâm nạn nhân.
-
21 giờ trướcCông an TP Hà Nội cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố xảy ra 1.248 vụ tai nạn giao thông làm 555 người chết.
-
23 giờ trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
23 giờ trướcChính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đang huy động người, phương tiện để tổ chức tìm kiếm 2 người bị mất tích sau khi xe chở rác húc văng thành cầu, rơi xuống sông.
-
1 ngày trướcLợi dụng cả xóm đang tổ chức ngày hội đại đoàn kết, Hợi đã đi đường rừng, đứng trên đồi và ném 2 chai hóa chất xuống ao cá của bị hại.
-
1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và chuyển thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
1 ngày trướcXe khách giường nằm tông đuôi xe đầu kéo chở xăng dầu trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến phụ xe tử vong, nhiều người trên xe khách bị thương được đưa đi cấp cứu.
Tin tức mới nhất
-
20 phút trước
-
44 phút trước
-
51 phút trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
10 ngày trước