Camp Nou là sân vận động tọa lạc tại thành phố Barcelona, Catalonia, Tây Ban Nha. Đây là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá FC Barcelona từ năm 1957. Cái tên này có nghĩa là "Sân mới của câu lạc bộ bóng đá Barcelona".
Camp Nou có diện tích 55.000m², chiều cao 48m, chiều dài 250m, chiều rộng 220m. Mặt sân 107m × 72m.
Tùy theo tiêu chí đánh giá, sức chứa của sân Camp Nou có những thông số khác nhau. Theo Liên đoàn bóng đá châu Âu - UEFA (Union of European Football Associations), sân này có 93.000 chỗ khi khánh thành vào ngày 24/9/1957, sau đó tăng lên 115.000 chỗ khi mở rộng khán đài để tổ chức World Cup 1982, nay là 98.000 để đáp ứng yêu cầu toàn bộ chỗ ngồi của UEFA. Trên thực tế, trong suốt một thời gian dài, người ta vẫn xem sức chứa của Camp Nou là khoảng 120.000 người, mỗi khi Barcelona có trận đấu lớn tại sân nhà.
Sân vận động đã tổ chức nhiều trận đấu cũng như các sự kiện quốc tế quan trọng. Nổi tiếng với kiến trúc và kích thước khổng lồ của mình, Camp Nou là một trong những điểm du lịch được tham quan nhiều nhất ở thành phố Barcelona.
Mới chỉ có gần 50 năm lịch sử, nhưng đây đã là một trong những thánh đường nổi tiếng nhất, sân vận động lớn nhất của bóng đá châu Âu.
2. Sân vận động Wembley (London, Vương quốc Anh)
Sân vận động Wembley là sân vận động tại Wembley thuộc London Borough of Brent, London, Anh. Sân vận động này được sở hữu bởi Hiệp hội bóng đá Anh (FA) và được dùng làm sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Anh. Sân vận động Wembley còn là nơi diễn ra các trận chung kết các cúp FA và cúp Liên đoàn.
Với 100.000 chỗ ngồi, Wembley là sân vận động có sức chứa lớn thứ 2 tại Châu Âu. Đây cũng là sân vận động có kinh phí xây dựng tốn kém nhất trên thế giới. Sân Wembley mới bắt đầu được khởi công xây dựng từ năm 2002 với một mức chi phí khổng lồ, lên đến 757 triệu bảng Anh, hay tương đương với 1,2 tỷ USD. Đó là một số tiền không thể tin được bởi Hàn Quốc cũng chỉ chi có 1,6 tỷ USD để xây mới 8 sân vận động mới hoàn toàn cho vòng chung kết World Cup 2002.
Mái che của sân có thể thu lại được một phần, vòm sân cao 134m. Chu vi của sân là 1km, thể tích vào khoảng 4 triệu m3. Con số này tương đương với 25.000 chiếc xe buýt 2 tầng hoặc 7 tỉ chai sữa.
3. Sân vận động Soccer City (Johannesburg, Nam Phi)
Soccer City là một sân vận động tại thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Soccer City hiện là sân vận động lớn nhất tại Nam Phi với sức chứa lên tới 94.700 chỗ ngồi. Đây cũng được coi là sân vận động hiện đại vào hàng bậc nhất của “lục địa đen” với hệ thống trang thiết bị hiện đại. Được xây dựng năm 1987, Soccer City đã được nâng cấp vào năm 2009 để phục vụ cho đợt World Cup. Thiết kế của Soccer City được lấy từ cảm hứng từ cái ly đựng rượu của người Nam Phi.
Soccer City chính là niềm tự hào của người dân Nam Phi.
4. Sân vận động quốc gia (Cao Hùng, Đài Loan)
Sân vận động Quốc gia (tên chính thức) có tên gọi cũ là Sân vận động World Games, là một sân vận động đa năng ở Tả Doanh, Cao Hùng, Đài Loan. Đây là sân vận động lớn nhất Đài Loan tính theo sức chứa.
Sân được thiết kế bởi kiến trúc sư người Nhật Toyo Ito. Sân hoàn thành năm 2009, được sử dụng phần lớn cho các trận bóng đá và tổ chức các nội dung chính của World Games 2009. Sân có sức chứa 55.000 người, sau khi kết thúc đại hội sân được dùng làm sân nhà của đội tuyển bóng đá Đài Loan.
Kiến trúc xoắn ốc của sân vận động được cho là hình ảnh mô phỏng một con rồng. Đây là sân vận động đầu tiên trên thế giới sử dụng nguồn điện từ công nghệ năng lượng mặt trời. Các pin mặt trời được đặt ở mặt ngoài của sân vận động có thể cung cấp gần như 100% lượng điện cần thiết để duy trì các hoạt động của sân.
5. Sân vận động Olympiastadion (Berlin, Đức)
Sức chứa hiện tại là 76.000 chỗ ngồi. Mục đích để người ta xây sân vận động này là để tổ chức Thế vận hội Berlin 1936.
Đây là một trong những kiến trúc hiếm hoi không chỉ giữ được hình dạng mà hầu như không bị phá hủy sau Thế Chiến thứ hai. Từ đó đến nay, sân đã được nâng cấp tổng thể hai lần và hiện là sân nhà của câu lạc bộ Hertha BSC.
Châm Phạm
Theo Vietnamnet