Hạt hướng dương
Hạt hướng dương với một số thành phần protein ức chế tinh hoàn, có thể gây teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản bình thường, đó là lý do những người trẻ trong độ tuổi sinh đẻ không nên ăn loại hạt này.
Lòng trắng trứng gà sống
Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng.
Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.
Mì ăn liền
Với cách thức chế biến nhanh gọn, hương vị khá thơm ngon và hợp vị với hầu hết tất cả mọi người, mì ăn liền đã trở thành “giải pháp hữu ích” cho người bận rộn.
Tuy nhiên đây lại là thực phẩm thật sự gây hại sức khỏe con người ở rất nhiều khía cạnh khác nhau:
Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: do trong mì ăn liền có chứa chất béo dạng transfat sẽ góp phần làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu một cách nhanh chóng theo thời gian sử dụng;
Chất phụ gia có trong gói gia vị của mì ăn liền gây bất lợi cho người mắc bệnh cao huyết áp và người có thân nhiệt cao.
Mì ăn liền nếu được sử dụng thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng “nóng trong người” chính là nguyên nhân dẫn đến mụn nhọt, lở ngứa, viêm da dị ứng,…
Mì ăn liền gây hại cho thận do lượng muối khá dồi dào được ướp trong từng gói mì ăn liền. Do trong thực phẩm này có chứa chất phosphate làm chúng ta bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
Gừng dập
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt.
Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình giập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xuất hiện một chất độc hại có tên là shikimol.
Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết.
Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
Khoai tây mọc mầm
Khoai tây có chứa chất độc trong thân, lá và ngay cả củ nếu nó đã chuyển sang màu xanh. Màu xanh của khoai tây là do nồng độ cao của một loại độc tố tên là Glycoalkaloid. Ngộ độc khoai tây rất hiếm gặp, nhưng vẫn xảy ra.
Một thời gian lâu sau khi sử dụng, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu yếu đi sau đó là hôn mê và dẫn đến tử vong. Phần lớn các trường hợp tử vong do ăn khoai tây trong 50 năm qua ở Mỹ đều là do sử dụng khoai tây xanh hoặc uống trà lá khoai tây.
Theo Trí Thức Trẻ