Cà chua từ lâu ai cũng biết rất có lợi cho sức khỏe. Chất Lycopene có trong cà chua là chất chống oxi hóa, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật và bệnh ung thư. Lycopene là loại chất cơ thể không tự tạo ra được mà chỉ bổ sung qua đường ăn uống…

Mỗi ngày nên uống 1 ly nước ép cà chua chin. trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về Vitamin A, 8% nhu cầu Vitamin B6, từ 33-50% nhu cầu Vitamin C. Ngoài ra, còn có Vitamin B1 (0.06mg), B2 (0.04mg), PP (0.5mg).

Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng Canxi, Sắt, Kali, Phosphor… rất tốt trong việc làm đẹp da, chống lão hóa, xóa các nếp nhăn, ngoài ra còn có khả năng chống các bệnh tim mạch...

Theo những nghiên cứu gần đây, cà chua còn có tác dụng ngăn chặn hiện tượng tắc nghẽn ở gan, phòng chống bệnh xơ gan.

Ăn cà chua chín sẽ tốt hơn khi ăn cà chua sống. Nếu ăn cà chua sống cần: Chọn cà chua sống có màu sắc tự nhiên, không bị ủng hay dập nát. Trước khi sử dụng cần rửa sạch cà chua với nước muối để loại trừ đi các hóa chất cũng như thuốc trừ sâu.


Không nên ăn cà chua xanh.

Cà chua rất bổ dưỡng và có nhiều công dụng, tuy nhiên nếu không biết sử dụng đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây xin dẫn một số trường hợp có hại cho sức khỏe khi sử dụng cà chua không đúng cách.

1. Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc: Bởi dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác.

Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa leo.

2. Không nên ăn hạt cà chua: Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa.

Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.

3. Không ăn cà chua khi đói: Bởi chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày.

Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.

4. Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài: Bởi khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi.

Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.

5. Không ăn cà chua xanh: Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn.

Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.

6. Không ăn quá nhiều cà chua: Bởi ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí.

Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không thể dung nạp cà chua.

Theo Sức Khỏe Đời Sống