Chưa bàn đến nguyên tác của Ngô Thừa Ân, bộ phim Tây Du Ký 1986 cho chúng ta biết Tôn hầu có kết nghĩa anh em với Ngưu Ma Vương. Tuy nhiên chi tiết này cũng chỉ được giới thiệu ở tập Ba lần đánh Hồng Hà Nhi mà thôi.
Mặc dù vậy, trước đó trong cảnh tiệc rượu ở Hoa Quả Sơn, chúng ta cũng được thấy đám yêu quái khác, trong đó có cả Ngưu Vương tới mừng tiệc Ngộ Không.
Và trong nguyên tác, thực ra số lượng anh em kết nghĩa với Tôn Đại Thánh thực chất có cả thảy 6 người. Hợp lại tính cả Tề Thiên có tổng cộng 7 người, xưng là “thất Đại Thánh”. Vậy thất Thánh đó là ai? Do vật gì hóa thành và Thánh hiệu của họ ra sao?
Thứ nhất, Đại ca Bình Thiên Đại Thánh (Đại Thánh dẹp trời) Ngưu Ma Vương, sở hữu 72 phép biến hóa và có thú cưỡi Bích Thủy kim tinh thú.
Thứ hai, Nhị ca Phục Hải Đại Thánh (Đại Thánh dẹp biển) Giao Ma Vương, con cá sấu.
Thứ ba, Tam ca Hỗn Thiên Đại Thánh (Đại Thánh che trời) Bằng Ma Vương, chim đại bàng.
Thứ tư, Tứ ca Di Sơn Đại Thánh (Đại Thánh dời non) Sư Đà Vương, con sư tử.
Thứ năm, Ngũ ca Thông Phong Đại Thánh (Đại Thánh cưỡi gió) Mi Hầu Vương, con khỉ mi dài.
Thứ sáu, Lục ca Khu Thần Đại Thánh (Đại Thánh giết thần) Ngu Nhung Vương, con khỉ vàng.
Cuối cùng, Thất đệ Tề Thiên Đại Thánh (Thánh lớn bằng trời) Mỹ Hầu Vương (Vua khỉ rất đẹp) Tôn Ngộ Không.
Thực chất việc các “Đại thánh” xưng hiệu thực ra chỉ là tự phát, tự phong cho nhau, duy chỉ có Tôn Ngộ Không có bản lĩnh cao cường là được Thiên đình công nhận danh hiệu Tề Thiên.
Trong cuộc chiến tại Hoa Quả Sơn, các Đại Thánh cũng có mặt giúp sức nhưng chỉ có Ngưu Ma Vương sống sót, còn lại đều bị bắt, hành hình hoặc chết trận.
Nguyên nhân được cho là vì Ngưu Ma Vương cũng có thực lực, tuy nhiên tính cách không được mạnh mẽ như Tề Thiên. Bên cạnh đó, các Đại Thánh khác đúng là có nghĩa cảm huynh đệ mà thực lực non kém nên sớm bị Thiên đình tóm gọn.
Duy Anh
Theo Vietnamnet