Tận dụng lợi ích của aspirin

Một trong những việc lớn nhất bạn có thể làm cho sức khỏe chỉ tốn chưa đầy nửa giây mỗi ngày.

Uống 162 mg aspirin (bằng hai viên aspirin baby hoặc nửa viên thông thường) có thể làm giảm 40% nguy cơ ung thư đại tràng, thực quản, tuyến tiền liệt, buồng trứng và ung thư vú.

Và nó có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, họng cùng nhiều bệnh ung thư khác. Tuy nhiên, aspirin có tác dụng phụ, do đó bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Chọn đúng loại dầu ăn

Trong một thử nghiệm các loại dầu ô liu, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy đặc tính chống ung thư trong chất béo không no chuỗi đơn.

Nói cách khác, dầu ô liu không chỉ giúp ích cho tim mà còn có thể ngăn chặn ung thư.

Đặc tính có lợi này cũng giải thích lý do tại sao người dân Nam Âu, có chế độ ăn nổi bật với dầu ôliu, có tỷ lệ cả bệnh tim và ung thư thấp hơn người dân Bắc Âu, mà chế độ ăn không đặc trưng bởi loại dầu này.

Vitamin B

7 việc nhỏ hàng ngày giúp ngăn ngừa ung thư - Ảnh 1.
Ảnh: Netdoctor.

Nghiên cứu cho thấy thiếu folat, một phần của phức hợp vitamin B, có liên quan với ung thư. Bổ sung folat làm giảm 20-50% tỷ lệ ung thư đại tràng (nhằm mục tiêu khoảng 800 microgram mỗi ngày).

Nhiều loại thực phẩm như rau bina, cà chua và nước cam - chứa folate, nhưng nó được hấp thu kém hơn so với axit folic từ chế phẩm bổ sung.

Lượng folat trung bình nhận được qua thực phẩm là 275-375 microgram, vì vậy bạn cần một multivitamin với khoảng 400 microgram để giảm nguy cơ ung thư.

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn để việc phơi nắng (hơn 20 phút mỗi ngày) làm mất folat trong cơ thể.

Ăn thực phẩm giàu selen

Selen là khoáng chất vi lượng cần thiết cho cơ thể, hoạt động như một chất chống oxy hóa khi kết hợp với protein, nhờ đó nó có thể làm giảm tổn thương dẫn đến ung thư.

Selen chủ yếu đến từ tỏi và những thực phẩm khác hấp thụ selen từ đất. Nhiều loại cá và hạt vỏ cứng cũng có selen.

Bảo vệ da khi lái xe

Đa số các trường hợp ung thư da xảy ra ở phía bên trái của mặt. Lý do? Lái xe hơi. Xu hướng xe hơi và xe SUV hiện nay là cửa sổ lớn hơn, và hầu hết đều không màu.

Thêm vào đó, cửa sổ xe hơi chỉ ngăn được một loại tia tịa cực tím là UVA, chứ không ngăn được tia UVB.

Cố gắng luôn đóng kín cửa xe khi lái xe (đây cũng là cách tiết kiệm năng lượng), và chắc chắn luôn mang đồ chắn nắng.

Cũng nên đi kiểm tra sức khỏe hàng năm ở bác sĩ da liễu để phát hiện những dấu hiệu có thể là ung thư. Tự theo dõi cơ thể để phát hiện những thay đổi ở da.

Sốt cà chua

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư sẽ giảm đi khi bạn ăn 10 thìa canh hoặc nhiều hơn nước sốt cà chua mỗi tuần.

Thành phần hoạt chất chịu trách nhiệm ở đây là lycopen, một chất carotenoid nổi tiếng với đặc tính chống oxy hóa.

Tất cả các sản phẩm cà chua đều chứa nhiều lycopen, nhưng cơ thể dễ sử dụng chất này hơn khi nó được nấu chín.

Hãy thêm một số loại rau họ cải như súp lơ xanh để ăn cùng sốt cà chua. Những loại rau này cũng chứa các hợp chất chống ung thư.

Tăng cường vitamin D

Vitamin D làm giảm nguy cơ ung thư, có lẽ vì nó độc với tế bào ung thư. Người ta cũng cho rằng vitamin D làm tăng khả năng của gen p53 “gác cửa” để phát hiện tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.

Rất nhiều người không nhận được đủ lượng vitamin D vì phần lớn thời gian chúng ta ở trong nhà, và khi ra ngoài trời, chúng ta lại mang đồ chống nắng.

Lượng vitamin D khuyến nghị là 800IU/ngày nếu bạn dưới 60 tuổi và 1000 IU/ngày nếu trên 60.

Nhận vitamin D thông qua kết hợp ánh nắng mặt trời (khoảng 20 phút mỗi ngày), thực phẩm, và chế phẩm bổ sung.

Bảo vệ gan

Vì gan là cơ quan thải độc chính của cơ thể, nên tạo điều kiện cho gan hoạt động tốt nhất là một việc làm thông minh.

Súp lơ xanh, rong biển, và các loại rau xanh đậm có thể giúp cải thiện chức năng gan và làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, phổi, vú và đại tràng nhờ tăng các enzym giải độc ở cấp độ gen.

Những chế phẩm bổ sung khác đã được chứng minh là cải thiện sức khỏe của gan bao gồm cholin (có thể tìm thấy trong các loại rau họ cải), cũng như N-acetyl-cystein (600 mg mỗi ngày), milk thistle (200 mg mỗi ngày), và tinh chất rosemary (150 mg mỗi ngày).

Theo Sức khỏe đời sống