Lợi ích của đậu phụ
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhồi máu cơ tim và bệnh tim mạch nói chung là một trong những nguyên nhân lớn gây tử vong ở các nước phát triển. Nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh vì hay sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Ăn đậu phụ thường xuyên giúp giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch vì giảm cholesterol xấu, triglycerides và LDL cholesterol trong máu. Ngoài ra, nó cũng giúp nâng cao mức HDL hay cholesterol có lợi cho cơ thể.
Ổn định huyết áp
Các hoạt tính sinh học peptide-glycinin và conglycinin xuất hiện trong đậu phụ lên men như những chất chống oxy hóa tự nhiên và các chất chống viêm, do đó giúp giảm viêm và tổn thương mạch máu đồng thời giúp kiểm soát huyết áp. Thêm đậu phụ vào chế độ ăn thường xuyên sẽ giúp cơ thể phòng chống viêm nhiễm.
Phòng chống ung thư nói chung
Thời gian gần đây, ung thư chính là nguyên nhân lớn nhất gây nên tử vong trên toàn thế giới. Đậu phụ giàu flavonoid và isoflavonoid giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Genistein trong đậu phụ làm tăng hoạt động của các protein phòng ngừa ung thư, cản trở sự phát triển và nhân lên của tế bào ung thư, kiểm soát sự tăng trưởng của khối u, đặc biệt trong trường hợp ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Giảm cân, chống béo phì
Với hàm lượng chất béo và cholesterol cực thấp, đậu phụ là thực phẩm giúp giảm cân, phòng chống béo phì hiệu quả. Các peptins có trong đậu phụ ngăn cản sự pha trộn và lắng đọng của các axit béo trong tế bào bằng cách đốt cháy calo, kiểm soát béo phì.
Ngăn chặn bệnh tiểu đường tuýp 2
Với hàm lượng calo thấp, đậu phụ là thực phẩm hoàn hảo cho bệnh nhân tiểu đường. Loại thực phẩm này còn làm giảm sức đề kháng của insulin trong máu. Ăn 200g đậu phụ mỗi ngày sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Hàm lượng protein và các chất dinh dưỡng khác trong đậu phụ còn hỗ trợ việc giảm, kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Làm chậm quá trình lão hóa
Protein chứa trong đậu phụ cải thiện độ đàn hồi của da, giúp da săn chắc, dẻo dai và trẻ trung hơn. Đậu phụ nuôi dưỡng da, làm chậm quá trình lão hóa như nếp nhăn, vết chân chim trên mặt. Vì thế, muốn xinh đẹp, tươi trẻ hơn thì đừng quên bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn của bạn.
Ngăn ngừa rối loạn mãn kinh
Mãn kinh là giai đoạn đầy biến động đối với phụ nữ. Sự mất cân bằng của hormone estrogen gây ra một số phản ứng như thay đổi tâm trạng, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, bốc hỏa, chóng mặt. Nhưng flavonoid và isoflavonoid có trong đậu phụ sẽ giúp cân bằng estrogen nên sẽ làm giảm các triệu chứng mãn kinh.
Ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp và loãng xương
Hàm lượng canxi, magiê cao trong đậu phụ giúp ngăn ngừa loãng xương và xương dễ gãy ở phụ nữ mãn kinh. Protein trong đậu phụ còn giúp xây dựng hệ thống xương ở trẻ em. Các isoflavonoid có trong đậu phụ cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp và loãng xương ở phụ nữ trung niên, người già.
Cải thiện hệ thống miễn dịch
Đậu phụ giàu protein, chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các khoáng chất thiết yếu sẽ giúp cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch.
Ngăn chặn rụng tóc
Tóc của chúng ta được cấu tạo chủ yếu từ protein. Đây cũng là chất vô cùng cần thiết để duy trì sức khỏe tóc, độ bóng mượt, độ dày của tóc. Protein và selen còn giúp ngăn ngừa tóc gãy rụng và thúc đẩy sự tăng trưởng của tóc.
Những cảnh báo không thể bỏ qua khi ăn đậu phụ
Tưởng rằng đây là một thực phẩm an toàn nhưng thực tế đậu phụ cũng gây ra những tác dụng phụ cực nguy hiểm như táo bón, đầy hơi, buồn nôn, phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa da… Ngoài ra, đậu phụ còn gây ra những hệ quả nếu ăn quá nhiều:
Không tốt cho phụ nữ mang thai
Đậu phụ có thể không an toàn cho chị em đang trong thai kỳ và có sử dụng các loại thuốc đi kèm. Điều này gây phản ứng cho cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước xem sử dụng với lượng như thế nào.
Nghiêm cấm sử dụng cho trẻ sơ sinh
Đậu phụ hay các sản phẩm sữa từ đậu nành không gây ra vấn đề về sức khỏe hay sinh sản sau này. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh không nên sử dụng sữa đậu nành thay cho sữa bột vì sử dụng thường xuyên sẽ khiến bé thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Bệnh suy thận thêm trầm trọng
Đậu nành có chứa một chất hóa học gọi là phytoestrogens. Khi cơ thể ăn nhiều đậu phụ, đồng nghĩa sẽ nạp vào cơ thể nhiều phytoestrogens – lúc này sẽ gây độc hại cho cơ thể. Bệnh nhân suy thận sử dụng các sản phẩm đậu nành sẽ có nhiều phytoestrogens trong máu, không tốt cho người bị suy thận.
Nguy cơ bị sỏi thận
Có nhiều mối lo ngại cho rằng các sản phẩm từ đậu nành nói chung làm tăng nguy cơ bị sỏi thận vì chứa một lượng lớn các hóa chất gọi là oxalate. Đây là thành phần chính trong sỏi thận. Điều đáng chú ý nữa là bệnh nhân sỏi thận không thể tự xử lý hóa chất này trong đậu nành. Nếu bạn đã từng bị sỏi thận cũng cần tránh dùng lượng lớn.
Gây dị ứng
Trẻ em dị ứng với sữa bò cũng rất dễ bị dị ứng với sữa đậu nành, do đó đối tượng này cần thận trọng khi quyết định sử dụng.
Suy giảm tuyến giáp
Đây là lo ngại từ kinh nghiệm của một số người, uống sữa đậu nành có thể làm tuyền giáp suy yếu đi. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chứng minh rõ ràng nhận định này.
Không tốt cho người bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng
Bệnh nhân bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng rất dễ bị dị ứng với vỏ đậu nành, do đó nên tránh sử dụng các sản phẩm từ đậu nành.
Không tốt cho bệnh nhân tiểu đường không dùng thuốc
Các sản phẩm từ đậu nành nói chung khi tiêu thụ nhiều ở bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc để kiểm soát có thể khiến đường huyết duy trì ở mức quá thấp. Do đó, khi đã bị tiểu đường, bạn không nên ăn nhiều đậu phụ.
Không tốt cho nam giới
Năm 2009, tạp chí Men’s Health đã kể một câu chuyện dài liên quan đến tác động tiêu cực của đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành nói chung. Theo đó, nam giới tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ đậu nành có thể có nồng độ estrogen cao, rối loạn chức năng cương dương, mất trí nhớ.
Lời khuyên: Bạn nên ăn đậu phụ cũng như các sản phẩm từ đậu nành 2-4 lần/tuần, ăn nhiều hơn sẽ gây hại cho cơ thể. Tùy từng cơ địa bệnh tật, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi tăng cường đậu phụ cũng như các sản phẩm đậu nành vào chế độ hàng ngày.
Theo Trí thức trẻ