John Dillinger
 

7 vụ vượt ngục khét tiếng nhất nước Mỹ, một trong số đó còn được chuyển thể thành phim-1

Gangster John Dillinger (ở giữa) cùng với Công tố viên quận Lake, Robert Estill (bên trái) bị tống giam ở nhà tù tại Crown Point, bang Indiana vào năm 1934. Dillinger có liên quan đến vụ giết hại sĩ quan cảnh sát, William Patrick O'Malley khi Dillinger đột nhập vào Ngân hàng quốc gia Đông Chicago ngày 15/1/1934 để thực hiện hành vi lấy cắp các tài sản tại đây.
 

7 vụ vượt ngục khét tiếng nhất nước Mỹ, một trong số đó còn được chuyển thể thành phim-2

Đây là bức ảnh được chụp vào ngày 10/11/1976 tại nhà tù ở Crown Point, toạ lạc trên Quận Lake, bang Indiana. Nơi đây từng được coi là một trong những nhà tù hiện đại nhất thời đó nhưng giờ đây, nó lại trở thành địa điểm hoang phế và có thể được mang ra bán đấu giá. Ngay giữa ban ngày, vào năm 1934, John Dillinger đã trốn thoát khỏi nhà tù này.

Mặc dù đã nhờ đến quá trình phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi hoàn toàn diện mạo vậy nhưng cuối cùng vào ngày 22/7/1934, hắn cũng đã bị cảnh sát tìm ra tung tích. Tên tội phạm kết thúc cuộc đời ngay trên đường đến bệnh viện cấp cứu do trúng 4 viên đạn vào ngực từ phía cảnh sát.

Alcatraz
 

7 vụ vượt ngục khét tiếng nhất nước Mỹ, một trong số đó còn được chuyển thể thành phim-3

Ngay giữa ban ngày (12/6/1962), ba tên tội phạm đã trốn thoát khỏi nhà tù Alcatraz Federal Penitentiary ở Vịnh San Francisco. Người đàn ông này đã bò qua các hố tự đào trong các bức tường, sau đó, trèo lên mái nhà và rời đi trên một chiếc bè tự chế. Cảnh sát vẫn chưa tìm thấy tung tích của những người này và phỏng đoán rằng, họ có thể đã chết đuối trước khi lên được bờ.
 

7 vụ vượt ngục khét tiếng nhất nước Mỹ, một trong số đó còn được chuyển thể thành phim-4

Một cuộc triển lãm về vụ vượt ngục khét tiếng trong năm 1962 tại bảo tàng di dộng ở đảo Alcatraz (bang San Francisco). Cảnh sát cho rằng, ba phạm nhân gồm Clarence Anglin, John Anglin và Frank Morris đã trốn thoát nhờ một chiếc phao. Cho đến nay, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vẫn chưa thể xác minh liệu họ còn sống hay đã chết.

Frank Abagnale
 

7 vụ vượt ngục khét tiếng nhất nước Mỹ, một trong số đó còn được chuyển thể thành phim-5

Frank Abagnale là một trong những người đàn ông nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ với nhiều kế hoạch giả mạo phức tạp. Nhân vật này cũng đã trở thành nguồn cảm hứng để các đạo diễn thực hiện bộ phim Catch Me If You Can (Hãy bắt tôi nếu có thể) vào năm 2002.

Cuộc vượt ngục khiến báo chí Mỹ tốn nhiều giấy mực nhất của Abagnale diễn ra vào một ngày trong tháng 4/1971. Khi đó, hắn đã thuyết phục thành công những người lính canh gác rằng, hắn ta là một thanh tra bí mật của nhà tù.

Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, hắn đã bị bắt, bị dẫn độ về Mỹ, bị truy tố về tội lừa đảo có chủ mưu và phải nhận bản án 12 năm tù giam vào tháng 11-1968. Năm 1973, Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đến tìm Frank Abagnale tại nhà tù ở thành phố New York và đề nghị hắn làm cố vấn điều tra tội phạm lừa đảo để đổi lấy tự do. Và hắn đã chấp nhận lời mời này.
 

7 vụ vượt ngục khét tiếng nhất nước Mỹ, một trong số đó còn được chuyển thể thành phim-6

Diễn viên Tom Hanks, Jennifer Garner, Steven Spielberg, Frank Abagnale và Leonardo DiCaprio (từ trái qua phải) xuất hiện tại một buổi công chiếu đặc biệt bộ phim Catch Me If You Can vào ngày 16/12/1002 ở khu vực Westwood, bang Los Angeles (Mỹ).

T.J. Lane
 

7 vụ vượt ngục khét tiếng nhất nước Mỹ, một trong số đó còn được chuyển thể thành phim-7

Cảnh sát đã còng tay T.J. Lane sau khi hắn bị tuyên án tù chung thân và không được hưởng khoan hồng vào ngày 19/3/2013, tại thành phố Chardon, bang Ohio. Trước đó, T.J. Lane đã phóng hoả tại một quán ăn ở trường trung học, khiến 3 học sinh thiệt mạng và 3 em khác bị thương.
 

7 vụ vượt ngục khét tiếng nhất nước Mỹ, một trong số đó còn được chuyển thể thành phim-8

Vào ngày 11/9/2014, T.J. Lane cùng Clifford Opperud và Lindsey Bruce đã vượt ngục khỏi nhà giam ở Lima, bang Ohio. Tất cả ba tên đó đã bị bắt giữ ngay trong một ngày. Riêng trường hợp của Lane, cảnh sát đã đưa hắn trở về nhà giam ngay sau 5 tiếng đồng hồ cố gắng trốn thoát.

John McCluskey, Daniel Renwick và Tracy Province
 

7 vụ vượt ngục khét tiếng nhất nước Mỹ, một trong số đó còn được chuyển thể thành phim-9

John McCluskey, Daniel Renwick và Tracy Province đã vượt ngục khỏi nhà tù ở bang Arizona vào ngày 30/7/2010. McCluskey (ảnh trên) bị kết án tù vì hắn đã cố ý giết người trong lúc chạy trốn.
 

7 vụ vượt ngục khét tiếng nhất nước Mỹ, một trong số đó còn được chuyển thể thành phim-10

Tuy vậy, một tháng sau ngày trốn thoát, cả ba đã bị cảnh sát bắt giữ và kết tội là hung thủ gây ra cái chết của một cặp đôi ở Oklahoma, New Mexico.

James Robert Jones
 

7 vụ vượt ngục khét tiếng nhất nước Mỹ, một trong số đó còn được chuyển thể thành phim-11

Với tội danh giết người, James Robert Jones lại tiếp tục tìm cách tẩu thoát khỏi nhà tù ở bang Kansas sau lần vượt ngục không thành vào năm 1977. Hắn bị sa lưới vào tháng 3/2014 tại bang Florida khi đang sử dụng bí danh Bruce Walter Keith.
 

7 vụ vượt ngục khét tiếng nhất nước Mỹ, một trong số đó còn được chuyển thể thành phim-12

Đây là hình ảnh ngôi nhà của James Robert Jones ở bãi biển Deerfield, được chụp vào ngày 14/3/2014. Jones, 69 tuổi, bị bắt giữ vào hôm thứ 5 ở bãi biển Deerfield. Trước đó, hắn đã trốn khỏi một nhà tù quân sự ở Fort Leavenworth vào năm 1977, nơi hắn phải ngồi tù 23 năm vì thực hiện hành vi tấn công và giết người kinh hoàng.

David Sweat và Richard Matt
 

7 vụ vượt ngục khét tiếng nhất nước Mỹ, một trong số đó còn được chuyển thể thành phim-13

Đây là ảnh của hai trong số những phạm nhân vượt ngục gần đây nhất, David Sweat (bên trái) và Richard Matt (bên phải). Hai tên sát nhân đã tẩu thoát khỏi nhà thù được canh phòng nghiêm ngặt nhất ở Dannemora vào ngày 6/6/2015. Sau gần ba tuần truy lùng, sĩ quan tuần tra biên giới đã bắn chết Matt, 49 tuổi. Còn tên tội phạm Sweat, 35 tuổi đã trúng đạn của cảnh sát và bị bắt giữ 2 ngày sau đó.
 

7 vụ vượt ngục khét tiếng nhất nước Mỹ, một trong số đó còn được chuyển thể thành phim-14

Bức ảnh do Văn phòng Thống đốc bang New York cung cấp, chụp lại nơi hai tên tội phạm đã sử dụng nhiều công cụ điện để cắt các ống thép tại nhà tù ở Dannemora. Nhân viên nhà tù Joyce Mitchell bật khóc vào ngày 28/7/2015 trước cáo trạng đã trợ giúp các tù nhân bằng cách buôn lậu lưỡi cưa và các công cụ khác cho chúng.

Theo Thời Đại