là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở nước ta. Theo số liệu thống kê chung, ung thư dạ dày ở Việt Nam đứng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Mỗi năm nước ta có thêm từ 15.000 – 20.000 trường hợp mắc ung thư dạ dày.
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Đức – Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết, có những triệu chứng rất nhỏ nhặt chúng ta thường không để ý tới nhưng lại có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Các triệu chứng của ung thư dạ dày thường là mơ hồ và không đặc hiệu.
Người bệnh thông thường không cảm thấy dấu hiệu gì rõ rệt ở giai đoạn sớm của bệnh nên nhiều khi bị chẩn đoán nhầm với các căn bệnh tiêu hóa thông thường khác.
Bạn hãy cảnh giác, đừng bỏ qua những dấu hiệu dưới đây vì có thể bạn bị ung thư dạ dày. Tốt nhất nên đi khám sức khỏe nếu xuất hiện các triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần:
- Đầu tiên là những triệu chứng chán ăn, mất cảm giác ngon miệng kể cả đối với các món khoái khẩu mặc dù bạn đang rất đói. Người luôn cảm thấy mệt mỏi, tiêu hóa không tốt. Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày, chiếm khoảng 68% số người mắc bệnh.
- Hay đầy bụng, đau bụng: Khi ăn xong hay có cảm bụng ậm ạch, khó tiêu vì tiêu hóa kém. Và có đến 80% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có biểu hiện đau bụng thường xuyên. Tình trạng này thường xảy ra trong những thời điểm yên tĩnh.
- Cảm giác chướng bụng : Khi ung thư dạ dày tiến triển, có thể bạn sẽ cảm thấy chướng bụng. Chướng bụng có thể là do sự tích tụ chất lỏng hoặc khối u phát triển. Bụng bạn trông lớn hơn, phình to ngay cả khi không tăng cân hoặc lúc đang đói.
Đau bụng, ợ chua là dấu hiệu bị ung thư dạ dày nhiều người thường bỏ qua. Ảnh minh họa
- Ợ chua, nóng ruột: Các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường có cảm giác khó chịu, nhâm nhẩm đau ở dạ dày, uống thuốc thấy giảm. Một số trường hợp sau khi ăn có cảm giác khó chịu, ợ nóng đi kèm cảm giác buồn nôn và cảm thấy vướng víu ở cổ.
- Khó nuốt: Bệnh nhân ung thư dạ dày có thể có biểu hiện khó nuốt. Khi bệnh tiến triển, việc nuốt càng trở nên khó khăn hơn.
- Sút cân nhanh, mệt mỏi: Đây là hệ quả của việc chán ăn lâu ngày. Thực tế chán ăn, mệt mỏi cũng là dấu hiệu ung thư dạ dày dễ nhận biết nhưng do không có cơn đau dữ dội nên nhiều người thường bỏ qua, chủ quan không đi khám. Dù mình không cố gắng giảm cân nhưng tình trạng gầy sút cân vẫn nhanh, có thể mất 5 – 6kg trong vòng 6 tháng.
- Ở giai đoạn muộn có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa, biểu hiện như nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc xét nghiệm tìm thấy hồng cầu trong máu. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày. Ngoài ra, nếu đi tiêu thấy phân có màu đen hoặc có máu thì nghi ngờ ung thư dạ dày càng cao hơn. Trường hợp này chiếm khoảng 50-60 % ở người ung thư dạ dày thời kỳ đầu.
- Ngoài ra, ung thư dạ dày thường có triệu chứng thiếu máu ngày càng rõ như: da xanh, niêm mạc nhợt do chảy máu từ khối u.
Các chuyên gia khuyến cáo, ung thư dạ dày có thể phòng tránh ngay từ việc thay đổi những thói quen ăn uống không tốt. Tập thói quen ăn uống đúng giờ và ăn chậm nhai kỹ giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và hạn chế thấp nhất những tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
Không nên ăn quá mặn. Tránh ăn những thức ăn thô, rắn, quá nóng. An ít hoặc không ăn những thức ăn ướp muối, hun khói, quay, …. Ăn nhiều rau quả tươi, hoa quả.
Ngoài ra, cần thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là với những bị bệnh dạ dày. Việc chẩn đoán và điều trị sớm càng hiệu quả cao.
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Đức – Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết, có những triệu chứng rất nhỏ nhặt chúng ta thường không để ý tới nhưng lại có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Các triệu chứng của ung thư dạ dày thường là mơ hồ và không đặc hiệu.
Người bệnh thông thường không cảm thấy dấu hiệu gì rõ rệt ở giai đoạn sớm của bệnh nên nhiều khi bị chẩn đoán nhầm với các căn bệnh tiêu hóa thông thường khác.
Bạn hãy cảnh giác, đừng bỏ qua những dấu hiệu dưới đây vì có thể bạn bị ung thư dạ dày. Tốt nhất nên đi khám sức khỏe nếu xuất hiện các triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần:
- Đầu tiên là những triệu chứng chán ăn, mất cảm giác ngon miệng kể cả đối với các món khoái khẩu mặc dù bạn đang rất đói. Người luôn cảm thấy mệt mỏi, tiêu hóa không tốt. Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày, chiếm khoảng 68% số người mắc bệnh.
- Hay đầy bụng, đau bụng: Khi ăn xong hay có cảm bụng ậm ạch, khó tiêu vì tiêu hóa kém. Và có đến 80% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có biểu hiện đau bụng thường xuyên. Tình trạng này thường xảy ra trong những thời điểm yên tĩnh.
- Cảm giác chướng bụng : Khi ung thư dạ dày tiến triển, có thể bạn sẽ cảm thấy chướng bụng. Chướng bụng có thể là do sự tích tụ chất lỏng hoặc khối u phát triển. Bụng bạn trông lớn hơn, phình to ngay cả khi không tăng cân hoặc lúc đang đói.
Đau bụng, ợ chua là dấu hiệu bị ung thư dạ dày nhiều người thường bỏ qua. Ảnh minh họa
- Ợ chua, nóng ruột: Các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường có cảm giác khó chịu, nhâm nhẩm đau ở dạ dày, uống thuốc thấy giảm. Một số trường hợp sau khi ăn có cảm giác khó chịu, ợ nóng đi kèm cảm giác buồn nôn và cảm thấy vướng víu ở cổ.
- Khó nuốt: Bệnh nhân ung thư dạ dày có thể có biểu hiện khó nuốt. Khi bệnh tiến triển, việc nuốt càng trở nên khó khăn hơn.
- Sút cân nhanh, mệt mỏi: Đây là hệ quả của việc chán ăn lâu ngày. Thực tế chán ăn, mệt mỏi cũng là dấu hiệu ung thư dạ dày dễ nhận biết nhưng do không có cơn đau dữ dội nên nhiều người thường bỏ qua, chủ quan không đi khám. Dù mình không cố gắng giảm cân nhưng tình trạng gầy sút cân vẫn nhanh, có thể mất 5 – 6kg trong vòng 6 tháng.
- Ở giai đoạn muộn có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa, biểu hiện như nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc xét nghiệm tìm thấy hồng cầu trong máu. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày. Ngoài ra, nếu đi tiêu thấy phân có màu đen hoặc có máu thì nghi ngờ ung thư dạ dày càng cao hơn. Trường hợp này chiếm khoảng 50-60 % ở người ung thư dạ dày thời kỳ đầu.
- Ngoài ra, ung thư dạ dày thường có triệu chứng thiếu máu ngày càng rõ như: da xanh, niêm mạc nhợt do chảy máu từ khối u.
Các chuyên gia khuyến cáo, ung thư dạ dày có thể phòng tránh ngay từ việc thay đổi những thói quen ăn uống không tốt. Tập thói quen ăn uống đúng giờ và ăn chậm nhai kỹ giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và hạn chế thấp nhất những tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
Không nên ăn quá mặn. Tránh ăn những thức ăn thô, rắn, quá nóng. An ít hoặc không ăn những thức ăn ướp muối, hun khói, quay, …. Ăn nhiều rau quả tươi, hoa quả.
Ngoài ra, cần thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là với những bị bệnh dạ dày. Việc chẩn đoán và điều trị sớm càng hiệu quả cao.
Theo Gia Đình & Xã Hội