Đồ uống có cồn: Theo Live Strong, rượu, bia hay thậm chí là cocktail đều là những đồ uống khiến bạn tăng cảm giác thèm ăn. Đồ uống có cồn còn chứa hàm lượng calo rất cao. Ảnh: Research.
Nước ngọt có ga: Đồ uống này làm chậm quá trình trao đổi chất và tích tụ mỡ cho nhiều bộ phận cơ thể, đặc biệt là vùng bụng. Ảnh: Thegoodshoppingguide.
Kẹo cao su: Khi bạn nhai kẹo cao su, dạ dày sẽ nhận được tín hiệu rằng một bữa ăn chuẩn bị đến. Ngoài ra, kẹo cao su tiết ra axit gây thừa axit trong dạ dày, làm bạn cảm thấy đói. Ảnh: Brightside.
Muối: Nhiều chuyên gia khuyến cao nên hạn chế tiêu thụ muối, đặc biết đối với những người bị huyết áp cao. Muối không chỉ là loại thực phẩm có hàm lượng natri cao gây hại cho sức khỏe, mà còn giữ nước, ảnh hưởng đến quá trình giảm béo bụng của bạn. Ảnh: Ladycarehealth.
Đồ ăn nhanh: Theo Prevention, một bữa ăn nhanh đơn giản với gà rán hay hamburger thường chứa ít nhất 2.000 calo, tương đương tổng calo khuyến cáo mỗi ngày, gây tích tụ chất béo ở vùng bụng nhanh chóng. Ngoài ra, đồ ăn nhanh còn ít dinh dưỡng, không có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Brightside.
Mayonnaise: Ít nhất 80% thành phần của mayonnaise là chất béo, vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa món sốt này, ngay cả khi ăn cùng salad. Bạn có thể thay sốt mayonnaise bằng các loại nước sốt rau hoặc cà chua tự nhiên. Ảnh: Brightside.
Khoai tây chiên: Đây là thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có hại cho cơ thể. Các chất béo này có thể ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, khiến não bộ không kiểm soát được lượng thức ăn bạn tiêu thụ vào thời điểm này. Điều này vô tình làm bạn ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh hơn. Ảnh: Dailymotion.
Kem: Trong các đồ ăn ngọt, kem là món gây béo bậc nhất vì chứa hàm lượng đường lớn, không tránh khỏi trở thành chất béo bụng, thành phần có hại nhất cho cơ thể. Ảnh: Pinterest.
Theo Zing