Trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn (hột vịt lộn) là món ăn bình dân bổ dưỡng phổ biến của người Việt Nam. Sau khi vịt đẻ trứng, trứng cho ấp 19 đến 21 ngày thì đem luộc chín rồi đập vỏ, ăn phần bên trong ngay lúc còn nóng với một số gia vị như rau răm, gừng tươi thái chỉ, muối tiêu vắt chanh hay tắc (quất) và dầm ớt...
Thế nhưng, trong con mắt của khách nước ngoài, để nếm thử quả trứng vịt lộn với con vịt bao tử bên trong đã có cả đầu, có mắt, lông, xương đúng là một trải nghiệm vô cùng kinh dị. Chia sẻ trên trang CNNGo, Anthony Bourdain, một chuyên gia sành ăn người Australia cũng bày tỏ: "Phải công nhận trứng vịt lộn là một trải nghiệm ẩm thực khó khăn của mình”.
Rươi
Rươi là sinh vật sống vùng nước lợ miền Bắc, thường chỉ xuất hiện vào những mùa mưa, nắng thất thường cuối tháng 9, đầu tháng 10. Rươi có giá bán khá cao và được xem là món ăn đặc sản bởi chỉ xuất hiện theo mùa, trong thời gian rất ngắn, lại giàu chất đạm. Rươi thậm chí còn được nhà văn Vũ Bằng ưu ái ca tụng bằng nhiều mỹ từ trong cuốn "Thương nhớ mười hai".
Ấy thế nhưng với khách Tây, những con rươi có nhiều chân, nhũn nhũn mềm mềm, có đủ màu xanh, đỏ, vàng, xám, vằn vện lại sặc mùi tanh tanh quả là khó có thể chấp nhận nổi. Thế nên bất chấp chủ nhà có giới thiệu nhiều món ngon như chả rươi, mắm rươi, nem rươi, họ cũng rất ái ngại và thường không muốn nếm thử.
Tiết canh
Với người Việt đây được xem là món ngon đặc sắc và thậm chí người ta còn tin ăn tiết canh vào đầu tháng sẽ mang lại may mắn bởi màu đỏ đặc trưng của món này. Thế nhưng việc sử dụng máu tươi từ động vật để chế biến thành món ăn là việc quá đỗi kinh dị đối với người nước ngoài. Và trên thực tế, rất hiếm người nước ngoài dám nếm thử món này, đặc biệt khi biết rõ nguồn gốc và cách chế biến của nó.
Tiết canh - món đặc sản đầy thách thức với khách Tây.
Người nước ngoài tham gia trải nghiệm ăn bịt mắt thử tiết canh
Sầu riêng
Có 2 luồng ý kiến trái ngược về món sầu riêng, người ăn được thì cho rằng sầu riêng thơm nức, đậm đà, chỉ ngửi đã ứa nước miếng, còn người không ăn được lại cho rằng mùi sầu riêng sao quá nồng, đâm ra hết sức khó ngửi. Nhiều khách Tây khi nếm thử miếng sầu riêng đã không thể nuốt nổi, nhưng lại không ít người không thể dứt được món này bởi bị mê mẩn với cái vị béo béo ngậy ngậy khó tả ấy.
Còn cô gái này thì không thể nuốt nổi một miếng
Đuông dừa
Đuông là ấu trùng dạng sâu của một số loại bọ cánh cứng, thường sinh sống trong cổ hũ (phần mềm bên trong ngọn) của một số cây thuộc họ nhà cau như chà là dại, dừa, cau, trong đó nổi tiếng nhất là đuông dừa. Đuông dừa được xem là món đặc sản của vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ với hương vị được tả là béo ngậy, khó quên.
Nhưng vấn đề ở chỗ cách thưởng thức đuông dừa ngon nhất là thả con đuông còn sống vào bát nước mắm ớt rồi gắp thẳng vào miệng ăn luôn. Chưa biết vị đuông ngon thế nào nhưng cảm giác một loài thân mềm cứ "ngoe nguẩy trong khoang miệng" quả là không dễ chịu tí nào. Thế nên đừng nói là khách nước ngoài mà đại đa số người Việt cũng không dám nếm thử món này.
Chuột đồng
Thịt chuột đồng được tả là thơm, nạc, ngon hơn thịt gà ta, nhưng ngay cả với người Việt, việc thưởng thức thịt chuột - con vật vốn bị xếp vào hàng hôi hám, chui rúc đã không dễ dàng gì chứ đừng nói đến với khách nước ngoài. Tuy thế chuột đồng vẫn là món ăn đặc sản của miền Tây Nam Bộ với rất nhiều loại hình chế biến như nướng, quay lu, áp chảo, rang muối. Nhiều du khách, cả trong và ngoài nước, sau khi vượt qua sợ hãi để thử món này đã có những phản hồi tích cực về món ăn.
Thịt chó
Nhiều người, đặc biệt là cánh mày râu xem thịt chó là món ăn giải đen hữu hiệu vào ngày cuối tháng, cuối năm, với lời khen là thịt nạc, nhiều đạm, lạ miệng. Thế nhưng với người nước ngoài, vốn coi chó là con vật thân thiết hay một thành viên trong gia đình, việc ăn thịt chó là điều không thể hiểu nổi. Việc tranh cãi quanh việc xếp thịt chó vào hàng món ăn kinh dị có đúng không và nên hay không nên ăn thịt chó vẫn chưa có hồi kết, nhưng ngày nay, ngày càng nhiều người trẻ Việt ủng hộ việc nói "không" với món ăn này.
Thắng cố
Tây Bắc với phong cảnh thiên nhiên đẹp mê hồn không chỉ chinh phục được dân du lịch bụi mà còn khiến khách Tây mê mẩn. Lên vùng cao đương nhiên phải thưởng thức những món ngon đặc trưng, nhưng với đặc sản thắng cố, hầu như các vị khách nước ngoài đều phải "chào thua". Thắng cố được nấu từ phần xương xẩu chặt nhỏ, gân cốt bạc nhạc, mỡ, các loại thịt vụn, tim, gan, phèo, tiết đông cắt miếng nhỏ được cho hết vào chảo rồi đun cùng các gia vị truyền thống gồm muối, thảo quả, địa điền. Tuy vậy thắng cố có một mùi nồng đặc trưng khiến nhiều người, đặc biệt là khách Tây vô cùng ái ngại.
Mắm tôm
Mắm tôm là loại gia vị xuất hiện trong rất nhiều món ăn đặc sản của Việt Nam như bún đậu, bún riêu, bún thang, giả cầy... nhưng mùi nồng cực đặc trưng của loại mắm này khiến du khách nước ngoài thoạt ngửi đã phải chạy xa. Khi được hỏi, nhiều khách Tây đã thú nhận rằng, với họ mùi mắm tôm thực sự khó ngửi và ám ảnh. Tuy nhiên cũng có những vị khách khi lấy hết lòng dũng cảm để ăn thử lại đâm ra nghiện loại mắm nặng mùi này.
Trứng vịt lộn (hột vịt lộn) là món ăn bình dân bổ dưỡng phổ biến của người Việt Nam. Sau khi vịt đẻ trứng, trứng cho ấp 19 đến 21 ngày thì đem luộc chín rồi đập vỏ, ăn phần bên trong ngay lúc còn nóng với một số gia vị như rau răm, gừng tươi thái chỉ, muối tiêu vắt chanh hay tắc (quất) và dầm ớt...
Thế nhưng, trong con mắt của khách nước ngoài, để nếm thử quả trứng vịt lộn với con vịt bao tử bên trong đã có cả đầu, có mắt, lông, xương đúng là một trải nghiệm vô cùng kinh dị. Chia sẻ trên trang CNNGo, Anthony Bourdain, một chuyên gia sành ăn người Australia cũng bày tỏ: "Phải công nhận trứng vịt lộn là một trải nghiệm ẩm thực khó khăn của mình”.
Rươi
Rươi là sinh vật sống vùng nước lợ miền Bắc, thường chỉ xuất hiện vào những mùa mưa, nắng thất thường cuối tháng 9, đầu tháng 10. Rươi có giá bán khá cao và được xem là món ăn đặc sản bởi chỉ xuất hiện theo mùa, trong thời gian rất ngắn, lại giàu chất đạm. Rươi thậm chí còn được nhà văn Vũ Bằng ưu ái ca tụng bằng nhiều mỹ từ trong cuốn "Thương nhớ mười hai".
Ấy thế nhưng với khách Tây, những con rươi có nhiều chân, nhũn nhũn mềm mềm, có đủ màu xanh, đỏ, vàng, xám, vằn vện lại sặc mùi tanh tanh quả là khó có thể chấp nhận nổi. Thế nên bất chấp chủ nhà có giới thiệu nhiều món ngon như chả rươi, mắm rươi, nem rươi, họ cũng rất ái ngại và thường không muốn nếm thử.
Tiết canh
Với người Việt đây được xem là món ngon đặc sắc và thậm chí người ta còn tin ăn tiết canh vào đầu tháng sẽ mang lại may mắn bởi màu đỏ đặc trưng của món này. Thế nhưng việc sử dụng máu tươi từ động vật để chế biến thành món ăn là việc quá đỗi kinh dị đối với người nước ngoài. Và trên thực tế, rất hiếm người nước ngoài dám nếm thử món này, đặc biệt khi biết rõ nguồn gốc và cách chế biến của nó.
Tiết canh - món đặc sản đầy thách thức với khách Tây.
Người nước ngoài tham gia trải nghiệm ăn bịt mắt thử tiết canh
Sầu riêng
Có 2 luồng ý kiến trái ngược về món sầu riêng, người ăn được thì cho rằng sầu riêng thơm nức, đậm đà, chỉ ngửi đã ứa nước miếng, còn người không ăn được lại cho rằng mùi sầu riêng sao quá nồng, đâm ra hết sức khó ngửi. Nhiều khách Tây khi nếm thử miếng sầu riêng đã không thể nuốt nổi, nhưng lại không ít người không thể dứt được món này bởi bị mê mẩn với cái vị béo béo ngậy ngậy khó tả ấy.
Còn cô gái này thì không thể nuốt nổi một miếng
Clip ghi lại phản ứng của con người khi ăn quả sầu riêng
Đuông dừa
Đuông là ấu trùng dạng sâu của một số loại bọ cánh cứng, thường sinh sống trong cổ hũ (phần mềm bên trong ngọn) của một số cây thuộc họ nhà cau như chà là dại, dừa, cau, trong đó nổi tiếng nhất là đuông dừa. Đuông dừa được xem là món đặc sản của vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ với hương vị được tả là béo ngậy, khó quên.
Nhưng vấn đề ở chỗ cách thưởng thức đuông dừa ngon nhất là thả con đuông còn sống vào bát nước mắm ớt rồi gắp thẳng vào miệng ăn luôn. Chưa biết vị đuông ngon thế nào nhưng cảm giác một loài thân mềm cứ "ngoe nguẩy trong khoang miệng" quả là không dễ chịu tí nào. Thế nên đừng nói là khách nước ngoài mà đại đa số người Việt cũng không dám nếm thử món này.
Chuột đồng
Thịt chuột đồng được tả là thơm, nạc, ngon hơn thịt gà ta, nhưng ngay cả với người Việt, việc thưởng thức thịt chuột - con vật vốn bị xếp vào hàng hôi hám, chui rúc đã không dễ dàng gì chứ đừng nói đến với khách nước ngoài. Tuy thế chuột đồng vẫn là món ăn đặc sản của miền Tây Nam Bộ với rất nhiều loại hình chế biến như nướng, quay lu, áp chảo, rang muối. Nhiều du khách, cả trong và ngoài nước, sau khi vượt qua sợ hãi để thử món này đã có những phản hồi tích cực về món ăn.
Thịt chó
Nhiều người, đặc biệt là cánh mày râu xem thịt chó là món ăn giải đen hữu hiệu vào ngày cuối tháng, cuối năm, với lời khen là thịt nạc, nhiều đạm, lạ miệng. Thế nhưng với người nước ngoài, vốn coi chó là con vật thân thiết hay một thành viên trong gia đình, việc ăn thịt chó là điều không thể hiểu nổi. Việc tranh cãi quanh việc xếp thịt chó vào hàng món ăn kinh dị có đúng không và nên hay không nên ăn thịt chó vẫn chưa có hồi kết, nhưng ngày nay, ngày càng nhiều người trẻ Việt ủng hộ việc nói "không" với món ăn này.
Thắng cố
Tây Bắc với phong cảnh thiên nhiên đẹp mê hồn không chỉ chinh phục được dân du lịch bụi mà còn khiến khách Tây mê mẩn. Lên vùng cao đương nhiên phải thưởng thức những món ngon đặc trưng, nhưng với đặc sản thắng cố, hầu như các vị khách nước ngoài đều phải "chào thua". Thắng cố được nấu từ phần xương xẩu chặt nhỏ, gân cốt bạc nhạc, mỡ, các loại thịt vụn, tim, gan, phèo, tiết đông cắt miếng nhỏ được cho hết vào chảo rồi đun cùng các gia vị truyền thống gồm muối, thảo quả, địa điền. Tuy vậy thắng cố có một mùi nồng đặc trưng khiến nhiều người, đặc biệt là khách Tây vô cùng ái ngại.
Mắm tôm
Mắm tôm là loại gia vị xuất hiện trong rất nhiều món ăn đặc sản của Việt Nam như bún đậu, bún riêu, bún thang, giả cầy... nhưng mùi nồng cực đặc trưng của loại mắm này khiến du khách nước ngoài thoạt ngửi đã phải chạy xa. Khi được hỏi, nhiều khách Tây đã thú nhận rằng, với họ mùi mắm tôm thực sự khó ngửi và ám ảnh. Tuy nhiên cũng có những vị khách khi lấy hết lòng dũng cảm để ăn thử lại đâm ra nghiện loại mắm nặng mùi này.
TheoTri Thức Trẻ