Hạnh Ly chia sẻ, cô tìm tới phương pháp lăn kim để thu nhỏ lỗ chân lông, giúp da bớt dầu. Khi soi da, phát hiện dưới da của Hạnh Ly có mụn ẩn, tư vấn viên của thẩm mỹ viện khuyên cô nên lăn kim luôn để vừa chữa mụn dưới da, vừa làm thu nhỏ lỗ chân lông. Hạnh Ly mua liệu trình lăn kim 6 buổi. Tư vấn viên nói rằng chỉ sau 3,4 buổi là da cô sẽ đẹp lên trông thấy.
 

Làn da ban đầu của Hạnh Ly khá đẹp, không có nhiều khiếm khuyết.

Làn da ban đầu của Hạnh Ly khá đẹp, không có nhiều khiếm khuyết.

 

Trong 40 ngày, Hạnh Ly đã thực hiện 3 buổi lăn kim và vô cùng hoang mang vì làn da của cô hiện giờ đầy mụn mủ, vùng da hai bên má đóng vẩy, có dấu hiệu bị tổn thương và viêm nhiễm. Hạnh Ly phải tìm tới các chuyên gia da liễu để được tư vấn cách điều trị.
 

Làn da tan nát của Hạnh Ly sau 3 buổi lăn kim.

Làn da 'tan nát' của Hạnh Ly sau 3 buổi lăn kim.

 

Lăn kim là một phương pháp tạo ra các vi tổn thương để kích thích cơ thể tăng sinh tế bào. Bản thân kim lăn cũng chỉ là một dụng cụ thẩm mỹ chứ không “thần thánh” gì như người ta đồn thổi. Lăn kim tưởng chừng như một phương pháp vô cùng đơn giản nhưng nếu kỹ thuật không chuẩn có thể dẫn tới rách da, khiến tình trạng sẹo, mụn trở nên xấu hơn. Phương pháp lăn kim chính là làm các thủ thuật xâm lấn, chỉ các bác sỹ có chuyên môn, được đào tạo và cấp giấy phép hành nghề mới thực hiện được. Vì nếu không cẩn thận, nó sẽ gây nhiễm khuẩn rất cao, nổi mụn cả mặt. Khi lăn kim, làn da sẽ phản ứng với những vết kim này như vết thương và tự sản sinh ra các yếu tố làm lành da, trong đó, chủ yếu là tái tạo lại mô da, giúp da gần như được thay mới toàn bộ. Đây chính là lý do khiến lăn kim được tung hô như một loại "thần dược" cho làn da. Thực tế, lăn kim làm chảy máu toàn bộ khuôn mặt, nếu không được thực hiện đúng quy trình, tại cơ sở đảm bảo uy tín và có các bước chăm sóc da sau lăn kim đúng tiêu chuẩn thì có thể gây nguy hiểm cho làn da và để lại hậu quả nghiêm trọng.

Bác sĩ Ngô Quốc Hưng - Trưởng khoa Thẩm mỹ Bệnh viện Da Liễu TP HCM cho biết, kim lăn tạo ra vi tổn thương để kích thích cơ thể tăng sinh tế bào. Chu trình tăng sinh này kéo dài và kết thúc trong tám tuần. Lần đầu hiệu quả đến 70%, lần thứ nhì 20%, lần thứ ba là 10%. Vì vậy, làm với tần suất quá dày sẽ giảm hiệu quả, thậm chí còn phá hủy những gì quá trình tăng sinh tạo ra, gây tốn kém cho bệnh nhân.

 

Theo Ngoisao.net