Dịch bệnh chồng lên dịch bệnh ở Ấn Độ

Vào thời điểm dịch bệnh chết người đang hoành hành ở Ấn Độ, đã có một tình hình "tồi tệ hơn" ở đất nước tỉ dân này - một căn bệnh hiếm gặp có tên "bệnh mucormycosis" đang xuất hiện với số lượng lớn ở những người đang hồi phục sau khi chữa khỏi Covid-19.

Ác mộng mới ở Ấn Độ: Bệnh nhân vừa khỏi Covid-19 thì tử vong vì loại virus khác-1

Bệnh Mucormycosis hay bệnh nấm Mucor là nhiễm trùng gây ra bởi một loại nấm thuộc nhóm Mucorales, phổ biến nhất là Rhizopus, thường ảnh hưởng đến bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu.

Bệnh thường ảnh hưởng đến khuôn mặt và xoang nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến phổi, da và ruột. Nhiễm trùng có thể lây lan từ xoang đến não và dẫn đến tử vong.

Triệu chứng Bệnh Mucormycosis hay bệnh nấm Mucor là nhiễm trùng khuôn mặt và não gây nhức đầu phía sau mắt, đau mặt, khuôn mặt tê liệt, sốt, chảy nước mũi màu đen, nhầm lẫn, nhìn đôi, mù lòa.

Nhiễm trùng phổi gây ra sốt, ho, khó thở, ho có đờm lẫn máu. Nhiễm trùng đường ruột gây đau bụng, nôn mửa, chán ăn, trướng bụng. Nhiễm trùng da làm cho da nóng đỏ, đau da, sưng da, vảy đen trên da.

Ác mộng mới ở Ấn Độ: Bệnh nhân vừa khỏi Covid-19 thì tử vong vì loại virus khác-2

Đã có hơn 40 nhiễm bệnh trong 2 tuần

Theo một bài báo trên Đài Phát thanh truyền hình Anh (BBC) ngày 9/5, trong hai tuần qua, ít nhất 40 trường hợp bị bệnh Mucor đã xuất hiện ở Gujarat, Ấn Độ.

Theo tổ chức Press Trust of India (PTI), ít nhất 8 người ở Maharashtra đã sống sót sau khi bị nhiễm Covid-19 hồi phục trở lại, nhưng họ đã bị nhiễm virus mucor và tử vong.

Ác mộng mới ở Ấn Độ: Bệnh nhân vừa khỏi Covid-19 thì tử vong vì loại virus khác-3

Tờ India Today dẫn tin tức từ Cục Nghiên cứu và Giáo dục Y tế của Ấn Độ cho biết, bệnh mucormycosis là một bệnh nhiễm virus rất hiếm gặp. Loại nấm này thường có trong đất, không khí, thực vật, rau quả thối rữa và phân, thậm chí có thể tìm thấy trong khoang mũi và dịch nhầy của người khỏe mạnh.

Cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng đến xoang, não và phổi sau khi hít phải vi trùng này. Nó có thể đe dọa tính mạng đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc khả năng miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng.

Theo báo cáo, trong hầu hết các trường hợp, bệnh mucormycosis được chẩn đoán ở những bệnh nhân nhiễm Covid-19 và những bệnh nhân đã được chữa khỏi cách đây không lâu. Nhiều bệnh nhân được phát hiện nhiễm virus trong vòng 12 đến 15 ngày sau khi đã điều trị phục hồi Covid-19.

Các chuyên gia cho rằng việc sử dụng máy thở cho bệnh nhân trong điều trị Covid-19 sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm của loại nấm này lên rất nhiều.

Ác mộng mới ở Ấn Độ: Bệnh nhân vừa khỏi Covid-19 thì tử vong vì loại virus khác-4

Nạn nhân thường là những người có hệ miễn dịch yếu

Vào sáng ngày 8/5, Nair, một bác sĩ nhãn khoa ở Mumbai, Ấn Độ đang chờ tiến hành phẫu thuật cho một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường 25 tuổi. Bác sĩ này cần phải cắt bỏ một bên mắt của bệnh nhân để ngăn virus xâm nhập vào não. Bệnh nhân này vừa mới phục hồi sau khi nhiễm Covid-19 cách đây 3 tuần.

"Tôi sẽ cắt bỏ đôi mắt của cô ấy để cứu sống cô ấy. Đây là nguyên lý của căn bệnh này", BS Nair nói.

BS Nair làm việc ở Mumbai, một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt dịch thứ hai ở Ấn Độ. Trong suốt tháng 4, ông đã chứng kiến ​​khoảng 40 bệnh nhân nhiễm mucormycosis, hầu hết trong số họ bị tiểu đường, và 11 người đã phải cắt bỏ mắt.

BS Nair cho biết, trong 2 năm qua, ông đã gặp không quá 10 trường hợp nhiễm nấm mucor ở Mumbai, nhưng tình hình năm nay rõ ràng là khác. Ông và các đồng nghiệp lo ngại về mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm nấm này trong đợt bùng phát Covid-19 lần thứ hai và cảm thấy rất ngạc nhiên.

Theo tờ India Today, sau khi bị nhiễm trùng mucormycosis, thường có các triệu chứng nghẹt mũi, chảy máu cam, mắt sưng và đau, sụp mí mắt, mờ mắt và có các mảng đen xung quanh mũi.

Ác mộng mới ở Ấn Độ: Bệnh nhân vừa khỏi Covid-19 thì tử vong vì loại virus khác-5

Các bác sĩ cho biết, do hầu hết bệnh nhân đến muộn, nhiều người giảm thị lực nặng nên các bác sĩ phải cắt bỏ một hoặc cả hai mắt để cứu bệnh nhân.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, họ thậm chí cần phải cắt bỏ xương hàm của bệnh nhân để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Các bác sĩ cho rằng bệnh mucormycosis, với tỷ lệ tử vong trung bình là 50%, có thể do sử dụng steroid gây ra.

Trước đây, một nghiên cứu của Đại học Oxford đã phát hiện ra rằng các sản phẩm giống như cholesterol có kết quả hài lòng đối với những bệnh nhân bị bệnh nặng mới mắc Covid-19.

Báo cáo giải thích rằng mặc dù steroid có thể có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ tử vong của Covid-19, nó cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch của con người và làm tăng lượng đường trong máu của bệnh nhân Covid-19.

BS Nair nói rằng bệnh tiểu đường và Covid-19 đã làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, và việc sử dụng steroid chắc chắn giống như "đổ thêm dầu vào lửa".

Phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất cho bệnh mucormycosis là tiêm tĩnh mạch kháng nấm, nhưng mỗi liều có giá 3.500 INR (tiền Ấn Độ) và phải tiêm hàng ngày trong 8 tuần.

Chuyên gia về bệnh tiểu đường Baxi chỉ ra rằng, việc đảm bảo rằng bệnh nhân Covid-19 nhận được đúng liều điều trị steroid là một trong những cách để ngăn ngừa nhiễm trùng mucormycosis.

Một quan chức chính phủ cấp cao ở Ấn Độ cho biết mặc dù chưa có đợt bùng phát bệnh mucormycosis quy mô lớn, nhưng rất khó để nói tại sao ngày càng có nhiều báo cáo về những trường hợp như vậy trên khắp đất nước.

* Theo News IFeng

Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị