Cá là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Thịt cá rất giàu dinh dưỡng như vitamin, protein, canxi, kẽm,…Tuy nhiên, ít ai biết rằng, có những bộ phận trong cơ thể cá gây nguy hiểm tới sức khỏe con người.
Những bộ phận độc hại của cá
Theo thạc sĩ Bùi Tấn (Viện khoa học Địa chất & Khoáng sản - Bộ Tài nguyên Môi trường), những chất độc hại trong đất, nước có ảnh hướng rất lớn tới môi trường sống của các loài cá. Do vậy, cá dễ dàng nhiễm bệnh và gây hại tới sức khỏe của con người.
Thạc sĩ Tấn cho biết: “Các chất độc hại, đặc biệt là kim loại nặng có nhiều trong thận, sau đó đến gan, mang, cơ của cá. Khi cá bị nhiễm kim loại nặng, không bộ phận nào ăn được, kể cả thịt cá”.
Th.s Tấn giải thích, khi chế biến, mọi người có thể bỏ gan, lòng, mang nhưng vẫn phải ăn cơ. Đặc biệt, thận cá chứa nhiều chất độc nhưng ít ai biết và cắt bỏ.
Thận cá chứa rất nhiều chất độc nhưng ít ai biết
Cách nhận biết cá bị nhiễm độc và ướp hóa chất
Khi cá bị nhiễm các chất độc hại, bằng mắt thường khó có thể nhận biết. Th.s Tấn khẳng định: “Chỉ làm các xét nghiệm phân tích mới có thể biết cá bị nhiễm độc kim loại nặng ở mức độ nào”.
Tuy nhiên, đối với cá đông lạnh có thể nhận biết cá ướp hóa chất bằng mắt thường thông qua mang cá, thịt cá và khi chế biến cá.
- Mang cá: Khi làm cá, máu tươi đọng lại trong mang thì chứng tỏ cá tươi. Còn, không có máu đỏ, nhìn cá tươi thì cá đã được ướp hàn the.
Thạc sĩ Bùi Tấn khẳng định: "Chỉ làm các xét nghiệm phân tích mới có thể biết cá bị nhiễm độc kim loại nặng ở mức độ nào"
- Thịt cá nhẽo, dễ tróc vẩy: Cá ướp hàn the, ure nhìn rất tươi nhưng khi ấn tay vào thân cá thì thịt cá rất mềm, mình cá lõm xuống và ngửi có mùi lạ. Đặc biệt, cá dễ dàng bị tróc vẩy, thịt nhẽo,…
- Xuất hiện bọt đen khi nấu cá: Cá tươi, khi nấu xương có màu trắng. Nhưng, cá ướp hàn the khi nấu nổi bọt đen và xương cá có màu đen.
Nguy hiểm tới sức khỏe
Khi ăn phải cá nhiễm kim loại nặng hoặc có các chất phooc - môn bảo quản sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. “Các độc chất của cá sẽ đi vào theo hệ tiêu hóa rồi sinh bệnh. Hoặc, chưa sinh bệnh thì có thể tích tụ trong cơ thể gây rối loạn trao đổi chất, thậm chí di duyền cho đời sau”, thạc sĩ Tấn cho biết.
Để đảm bảo sức khỏe, mọi người cần chọn những loại cá tươi, được nuôi tại môi trường an toàn, không có kim loại nặng hoặc ướp hóa chất độc hại. Nên chọn mua những loại thực phẩm được bảo quản tốt trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh,…
Những bộ phận độc hại của cá
Theo thạc sĩ Bùi Tấn (Viện khoa học Địa chất & Khoáng sản - Bộ Tài nguyên Môi trường), những chất độc hại trong đất, nước có ảnh hướng rất lớn tới môi trường sống của các loài cá. Do vậy, cá dễ dàng nhiễm bệnh và gây hại tới sức khỏe của con người.
Thạc sĩ Tấn cho biết: “Các chất độc hại, đặc biệt là kim loại nặng có nhiều trong thận, sau đó đến gan, mang, cơ của cá. Khi cá bị nhiễm kim loại nặng, không bộ phận nào ăn được, kể cả thịt cá”.
Th.s Tấn giải thích, khi chế biến, mọi người có thể bỏ gan, lòng, mang nhưng vẫn phải ăn cơ. Đặc biệt, thận cá chứa nhiều chất độc nhưng ít ai biết và cắt bỏ.
Thận cá chứa rất nhiều chất độc nhưng ít ai biết
Cách nhận biết cá bị nhiễm độc và ướp hóa chất
Khi cá bị nhiễm các chất độc hại, bằng mắt thường khó có thể nhận biết. Th.s Tấn khẳng định: “Chỉ làm các xét nghiệm phân tích mới có thể biết cá bị nhiễm độc kim loại nặng ở mức độ nào”.
Tuy nhiên, đối với cá đông lạnh có thể nhận biết cá ướp hóa chất bằng mắt thường thông qua mang cá, thịt cá và khi chế biến cá.
- Mang cá: Khi làm cá, máu tươi đọng lại trong mang thì chứng tỏ cá tươi. Còn, không có máu đỏ, nhìn cá tươi thì cá đã được ướp hàn the.
Thạc sĩ Bùi Tấn khẳng định: "Chỉ làm các xét nghiệm phân tích mới có thể biết cá bị nhiễm độc kim loại nặng ở mức độ nào"
- Thịt cá nhẽo, dễ tróc vẩy: Cá ướp hàn the, ure nhìn rất tươi nhưng khi ấn tay vào thân cá thì thịt cá rất mềm, mình cá lõm xuống và ngửi có mùi lạ. Đặc biệt, cá dễ dàng bị tróc vẩy, thịt nhẽo,…
- Xuất hiện bọt đen khi nấu cá: Cá tươi, khi nấu xương có màu trắng. Nhưng, cá ướp hàn the khi nấu nổi bọt đen và xương cá có màu đen.
Nguy hiểm tới sức khỏe
Khi ăn phải cá nhiễm kim loại nặng hoặc có các chất phooc - môn bảo quản sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. “Các độc chất của cá sẽ đi vào theo hệ tiêu hóa rồi sinh bệnh. Hoặc, chưa sinh bệnh thì có thể tích tụ trong cơ thể gây rối loạn trao đổi chất, thậm chí di duyền cho đời sau”, thạc sĩ Tấn cho biết.
Để đảm bảo sức khỏe, mọi người cần chọn những loại cá tươi, được nuôi tại môi trường an toàn, không có kim loại nặng hoặc ướp hóa chất độc hại. Nên chọn mua những loại thực phẩm được bảo quản tốt trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh,…
Theo Eva/ Khám Phá