Câu chuyện nữ sinh Kinh tế bị chồng hành hạ chỉ vì từng trót “trao thân” cho người cũ một lần nữa dấy lên cuộc tranh cãi lớn về việc “ăn cơm trước kẻng”.
“Thử trước cho chắc”
Từng bị lên án là việc làm “suy đồi” đạo đức nhưng giờ đây, quan hệ tình dục trước hôn nhân lại dần được một số người trẻ chấp nhận như chuyện hiển nhiên.
Đinh Phương Anh (sinh năm 1994) cho rằng “ăn cơm trước kẻng” không có gì xấu, càng không phải là việc làm trái ngược thuần phong mỹ tục của người Việt. Theo cô, trinh tiết không đánh giá được nhân phẩm của người phụ nữ, không thể căn cứ vào nó để kết luận họ có chung thủy, đảm đang hay có đạo đức hay không.
Thậm chí, với Phương Anh, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân còn đem lại lợi ích nhất định như giúp hai người biết họ có hợp nhau trong chuyện “chăn gối” hay không, một yếu tố khá quan trọng quyết định đến hạnh phúc gia đình.
Nguyễn Mai Phương (sinh năm 1995, Hà Nội) cũng có cùng quan điểm. Cô gái 21 tuổi chia sẻ: “Thời đại thay đổi rồi, yêu nhau không giống như trước, đến cái nắm tay cũng phải đắn đo nữa. Yêu nhau và muốn dành tất cả cho nhau không có gì là sai trái cả. Còn nếu gặp phải người đàn ông quan trọng chuyện trinh tiết thì mình nghĩ, cô gái đó cũng bỏ luôn đi cho rồi bởi họ như vậy là ích kỷ và thiếu hiểu biết”.
Tự cho mình là người con trai có tư tưởng hiện đại, lối sống thoáng, Hoàng Đình Quang (sinh năm 1994, sinh viên trường ĐH Ngoại thương Hà Nội) cũng đồng ý với việc “ăn cơm trước kẻng”.
Chàng trai 23 tuổi cho rằng, quan điểm của mình phù hợp với nhu cầu thực tế. “Thời giờ, mọi người chủ yếu kết hôn muộn, 29 - 30 tuổi mới lập gia đình chẳng lẽ họ phải “nhịn” đến bằng ấy tuổi chỉ để giữ gìn trinh tiết. Hơn nữa, thời giờ vô sinh, hiếm muộn nhiều, “ăn cơm trước kẻng” cũng là một “phép thử” cần có để biết hai người có thể tiến xa hay không, chứ lấy nhau về mới biết rồi lại ly hôn thì khổ lắm. Thử trước cho chắc”, Quang chia sẻ.
Ngoài một số ảnh hưởng tiêu cực như lây nhiễm bệnh tật, có thai ngoài ý muốn vì thiếu kiến thức giới tính, Hồng Nhung (26 tuổi, nhân viên ngân hàng) hoàn toàn đồng ý với chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân. Cô rằng, những bài học có được từ "chuyện ấy" rất hữu ích với mỗi người trẻ.
“Ăn cơm trước kẻng cho các bạn trẻ kinh nghiệm về chuyện “chăn gối”, mà ai cũng biết, chuyện này cực kỳ quan trọng, quyết định tới 40% hạnh phúc gia đình. Tôi luôn nghĩ, chỉ cần nắm rõ kiến thức giới tính, không để lại hậu quả nào đáng tiếc thì quan hệ trước hôn nhân không có gì đáng lên án”, Hồng Nhung chia sẻ.
Nhung cho hay, cô quen biết khá nhiều cô gái 25, 26 tuổi vẫn chưa có “lần đầu tiên” vì muốn giữ cho chồng và đó đều là những người bị động trong chuyện tình dục. Một số người cho rằng "giữ cái ngàn vàng" là ngoan ngoãn, riêng với cô gái 26 tuổi thì đó là sự thiếu sót.
Có không ít cô gái bị chồng đay nghiến, giày vò khi trót để mất “cái ngàn vàng” như cô vợ trẻ tâm sự trên trang confession của trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Hồng Nhung cho rằng, rơi vào trường hợp này, phụ nữ phải làm chủ tư tưởng, biết cách khiến người đàn ông nhận ra đó là sự ích kỷ chứ không đơn giản chỉ là ghen tuông.
“Tôi có một người chị, mỗi lần cãi nhau với chồng đều bị chồng nhắc lại chuyện mất trinh rồi đay nghiến. Chị ất rất tủi thân. Nhưng tôi nghĩ, vấn đề ở đây không phải do chị tôi không biết giữ gìn mà do người chồng quá ích kỷ. Nếu có thể trò chuyện để chấm dứt chuyện này thì tốt, còn không thể thay đổi thì nên ly hôn để giải thoát cho cả hai. Cư xử của người đàn ông phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của phụ nữ chứ không phải trinh tiết. Ở đây, tôi đang nói về những người đàn ông hiểu biết”, Hồng Nhung chia sẻ.
"Con gái không muốn khổ thì đừng vội trao thân"
Trong khi nhiều bạn trẻ ủng hộ quan điểm “thử trước cho chắc” thì vẫn có những người cho rằng, con gái nếu không muốn chịu thiệt thòi thì đừng dại “trao thân”.
Tự nhận mình là người có tư tưởng hiện đại trong mọi thứ trừ việc quan hệ trước hôn nhân, Thanh Thủy chia sẻ: “Tôi không cho rằng, “ăn cơm trước kẻng” là suy đồi đạo đức, là xấu xa nhưng tôi nghĩ con gái vẫn nên giữ mình thì hơn bởi vội vã trao thân họ sẽ chịu đủ thiệt thòi. Đàn ông ích kỷ, họ luôn nói trinh tiết chẳng quan trọng đâu nhưng lúc lấy nhau về lại mượn rượu để chửi bới, đay nghiến”.
Khánh Nhi (Gia Lai) cũng có cùng ý kiến. Dù bị coi là người lạc hậu, cô vẫn giữ quan điểm không nên quan hệ trước hôn nhân.
“Yêu nhiều đến đâu cũng không nên cho hết. Người đến sau dù có yêu thương mình nhiều thì lúc mâu thuẫn, cãi nhau họ vẫn lôi chuyện đó ra để nói mình. Thế nên trước khi mặc váy cưới, con gái đừng dại mà đi quá giới hạn. Chưa kể, lỡ không biết cách bảo vệ bản thân, để có bầu thì còn khổ nữa”, Khánh Nhi chia sẻ.
Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh câu chuyện "ăn cơm trước kẻng"
“Thử trước cho chắc”
Từng bị lên án là việc làm “suy đồi” đạo đức nhưng giờ đây, quan hệ tình dục trước hôn nhân lại dần được một số người trẻ chấp nhận như chuyện hiển nhiên.
Đinh Phương Anh (sinh năm 1994) cho rằng “ăn cơm trước kẻng” không có gì xấu, càng không phải là việc làm trái ngược thuần phong mỹ tục của người Việt. Theo cô, trinh tiết không đánh giá được nhân phẩm của người phụ nữ, không thể căn cứ vào nó để kết luận họ có chung thủy, đảm đang hay có đạo đức hay không.
Thậm chí, với Phương Anh, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân còn đem lại lợi ích nhất định như giúp hai người biết họ có hợp nhau trong chuyện “chăn gối” hay không, một yếu tố khá quan trọng quyết định đến hạnh phúc gia đình.
Định Phương Anh cho rằng, quan hệ trước hôn nhân không có gì là sai trái hay
vi phạm thuần phong mỹ tục
vi phạm thuần phong mỹ tục
Nguyễn Mai Phương (sinh năm 1995, Hà Nội) cũng có cùng quan điểm. Cô gái 21 tuổi chia sẻ: “Thời đại thay đổi rồi, yêu nhau không giống như trước, đến cái nắm tay cũng phải đắn đo nữa. Yêu nhau và muốn dành tất cả cho nhau không có gì là sai trái cả. Còn nếu gặp phải người đàn ông quan trọng chuyện trinh tiết thì mình nghĩ, cô gái đó cũng bỏ luôn đi cho rồi bởi họ như vậy là ích kỷ và thiếu hiểu biết”.
Tự cho mình là người con trai có tư tưởng hiện đại, lối sống thoáng, Hoàng Đình Quang (sinh năm 1994, sinh viên trường ĐH Ngoại thương Hà Nội) cũng đồng ý với việc “ăn cơm trước kẻng”.
Chàng trai 23 tuổi cho rằng, quan điểm của mình phù hợp với nhu cầu thực tế. “Thời giờ, mọi người chủ yếu kết hôn muộn, 29 - 30 tuổi mới lập gia đình chẳng lẽ họ phải “nhịn” đến bằng ấy tuổi chỉ để giữ gìn trinh tiết. Hơn nữa, thời giờ vô sinh, hiếm muộn nhiều, “ăn cơm trước kẻng” cũng là một “phép thử” cần có để biết hai người có thể tiến xa hay không, chứ lấy nhau về mới biết rồi lại ly hôn thì khổ lắm. Thử trước cho chắc”, Quang chia sẻ.
Ngoài một số ảnh hưởng tiêu cực như lây nhiễm bệnh tật, có thai ngoài ý muốn vì thiếu kiến thức giới tính, Hồng Nhung (26 tuổi, nhân viên ngân hàng) hoàn toàn đồng ý với chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân. Cô rằng, những bài học có được từ "chuyện ấy" rất hữu ích với mỗi người trẻ.
Theo Hồng Nhung, trinh tiết không phải là thứ đánh giá nhân phẩm phụ nữ
“Ăn cơm trước kẻng cho các bạn trẻ kinh nghiệm về chuyện “chăn gối”, mà ai cũng biết, chuyện này cực kỳ quan trọng, quyết định tới 40% hạnh phúc gia đình. Tôi luôn nghĩ, chỉ cần nắm rõ kiến thức giới tính, không để lại hậu quả nào đáng tiếc thì quan hệ trước hôn nhân không có gì đáng lên án”, Hồng Nhung chia sẻ.
Nhung cho hay, cô quen biết khá nhiều cô gái 25, 26 tuổi vẫn chưa có “lần đầu tiên” vì muốn giữ cho chồng và đó đều là những người bị động trong chuyện tình dục. Một số người cho rằng "giữ cái ngàn vàng" là ngoan ngoãn, riêng với cô gái 26 tuổi thì đó là sự thiếu sót.
Có không ít cô gái bị chồng đay nghiến, giày vò khi trót để mất “cái ngàn vàng” như cô vợ trẻ tâm sự trên trang confession của trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Hồng Nhung cho rằng, rơi vào trường hợp này, phụ nữ phải làm chủ tư tưởng, biết cách khiến người đàn ông nhận ra đó là sự ích kỷ chứ không đơn giản chỉ là ghen tuông.
“Tôi có một người chị, mỗi lần cãi nhau với chồng đều bị chồng nhắc lại chuyện mất trinh rồi đay nghiến. Chị ất rất tủi thân. Nhưng tôi nghĩ, vấn đề ở đây không phải do chị tôi không biết giữ gìn mà do người chồng quá ích kỷ. Nếu có thể trò chuyện để chấm dứt chuyện này thì tốt, còn không thể thay đổi thì nên ly hôn để giải thoát cho cả hai. Cư xử của người đàn ông phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của phụ nữ chứ không phải trinh tiết. Ở đây, tôi đang nói về những người đàn ông hiểu biết”, Hồng Nhung chia sẻ.
"Con gái không muốn khổ thì đừng vội trao thân"
Trong khi nhiều bạn trẻ ủng hộ quan điểm “thử trước cho chắc” thì vẫn có những người cho rằng, con gái nếu không muốn chịu thiệt thòi thì đừng dại “trao thân”.
Một số cô gái cho rằng, muốn hạnh phúc, con gái nên biết giữ gìn bản thân
(ảnh minh họa)
(ảnh minh họa)
Tự nhận mình là người có tư tưởng hiện đại trong mọi thứ trừ việc quan hệ trước hôn nhân, Thanh Thủy chia sẻ: “Tôi không cho rằng, “ăn cơm trước kẻng” là suy đồi đạo đức, là xấu xa nhưng tôi nghĩ con gái vẫn nên giữ mình thì hơn bởi vội vã trao thân họ sẽ chịu đủ thiệt thòi. Đàn ông ích kỷ, họ luôn nói trinh tiết chẳng quan trọng đâu nhưng lúc lấy nhau về lại mượn rượu để chửi bới, đay nghiến”.
Khánh Nhi (Gia Lai) cũng có cùng ý kiến. Dù bị coi là người lạc hậu, cô vẫn giữ quan điểm không nên quan hệ trước hôn nhân.
“Yêu nhiều đến đâu cũng không nên cho hết. Người đến sau dù có yêu thương mình nhiều thì lúc mâu thuẫn, cãi nhau họ vẫn lôi chuyện đó ra để nói mình. Thế nên trước khi mặc váy cưới, con gái đừng dại mà đi quá giới hạn. Chưa kể, lỡ không biết cách bảo vệ bản thân, để có bầu thì còn khổ nữa”, Khánh Nhi chia sẻ.
Theo Dân Việt