Trong quan niệm của nhiều gia đình ở Việt Nam, khi rửa rau sống thường hay ngâm với ít muối với suy nghĩ việc làm này sẽ làm sạch rau hoàn toàn.
Chị Nguyễn Thị Ánh (Hà Nội) một người thường xem rau sống là món khoái khẩu, chia sẻ khi mua rau về chị thường rửa sạch rồi ngâm nước muối trước khoảng 15 phút trước khi dùng.
Theo chị cách làm này sẽ giúp loại bỏ được hóa chất và vi sinh vật.
Trong khi đó, chị Nguyễn Cẩm Nhung (Tp.HCM) lại cho rằng, thay vì dùng nước muối, chị thường xuyên sử dụng các loại hóa chất rửa rau an toàn được quảng cáo trên thị trường.
Bởi vì, chị tin rằng những loại nước này đã trải qua một quá trình nghiên cứu nên có thể diệt sạch vi khuẩn cũng như hóa chất trên rau.
Vậy với những phương pháp trên có thể làm rau sống trở nên sạch và an toàn cho người sử dụng hay không?
Ngâm rau trong nước muối nhiều lần trong thời gian dài là sai lầm khi rửa rau mà nhiều người mắc phải. Cách làm này không chỉ không có tác dụng với rau ngậm hóa chất mà còn làm mất nhiều chất dinh dưỡng trong rau.
Trong rau xanh chứa nhiều nước, nếu ngâm lâu rau trong nước thì nước bên ngoài sẽ xâm nhập vào rau để đạt trạng thái cân bằng.
Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hòa tan với môi trường nước bên ngoài.
Mặt khác, khi rửa rau, một số người sử dụng các loại hóa chất rửa rau an toàn được quảng cáo trên thị trường.
Nhưng sử dụng phương pháp này rau xanh chỉ được làm sạch một phần, chủ yếu là loại một số chất bẩn, hóa chất, vi khuẩn còn ký sinh trùng gây bệnh khó có thể làm sạch.
Nếu dùng nước pha với muối, thuốc tím hoặc hóa chất tẩy sạch có nồng độ cao thì rau xanh sau khi rửa sẽ bị bầm dập, bớt xanh tươi, mùi vị có thể bị thay đổi.
Vì thế, dù rửa rau như thế nào thì người ăn rau sống vẫn phải đối mặt với những nguy cơ mắc chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính.
Trong các loại rau sống, xà lách, húng là các loại rau tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đường ruột nhất. Không chỉ rau sống không an toàn được mua ở chợ, ngay cả những loại rau tự trồng tại nhà vẫn có thể nhiễm các loại ký sinh trùng.
Người trồng rau thường tưới rau bằng nước tiểu của người, phân tươi, nước từ mương ao, cống rãnh nhiễm bẩn hoặc trồng trong khu vực có nhiều phân chó mèo.
Người bán cũng hay dùng nước bẩn để giữ rau tươi. Trong khi đó, người sử dụng không biết các rửa sạch rau nên nguy cơ nhiễm giun, sán rất lớn.
Về mối nguy khi bị nhiễm ấu trừng giun đũa, ở thể nhẹ, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè. Ở thể nặng, còn có nhiều biến chứng, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.
Trứng giun đũa vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể.
Khi ấu trùng tấn công não, tim, phổi, mắt sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não, màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù mắt nếu không phát hiện kịp thời
Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất ban vẫn không nên ăn rau sống, phương pháp ăn chín uống sôi vẫn là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất.
Thường mọi người vẫn có thói quen, nhất là khi ăn một món ăn như bún riêu cua, hay nước sốt cà chua thì phải ăn với rau sống mới ngon.
Thế nhưng, để bảo vệ sức khỏa, bản thân, mọi người hãy hạn chế và dần dần nên từ bỏ thói quen ăn rau sống.
Chúng ta vẫn có thể ăn những hãy chần kỹ qua nước sôi để các loại vi trùng vi khuẩn có thể chết hết và không làm hại đến sức khỏe của bạn.
Theo Công luận