Ba nữ sinh điểm cao trượt trường công an
Bố từng mang án, mẹ sản xuất thực phẩm giả, ông nội theo Pháp... là những lý do khiến ba thí sinh có điểm từ 26,5 đến 30,5 (tính cả ưu tiên) vẫn trượt trường công an.
Trong đợt xét tuyển vào đại học năm 2016, ba nữ sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt trường công an vì lý lịch là em Nguyễn Như Quỳnh, Tô Thị Đệ (Lạng Sơn) và Trần Hương Ly (Nghệ An).
Bố được xóa án tích, con vẫn không đủ tiêu chuẩn
Em Nguyễn Như Quỳnh (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) thi THPT quốc gia với điểm Văn 9; Lịch sử 8,5; Địa lý 9,5. Được cộng 3,5 điểm ưu tiên, Quỳnh được tổng 30,5 điểm. Nữ sinh ước mơ vào Học viện An ninh Nhân dân.
Đơn cầu xét của thí sinh Quỳnh.
Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ, Quỳnh nhận được thông báo từ Công an tỉnh Lạng Sơn rằng không đủ tiêu chuẩn chính trị vào ngành do án tích của bố. Trong đơn cầu xét gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an, cô gái kể lại sự việc: Năm 1993, khi bố Quỳnh mới 25 tuổi, chưa lập gia đình, mua một khẩu súng C.K.C.
Năm 1994, bố Quỳnh bị tạm giữ để điều tra vì công an phát hiện khẩu súng đó là món đồ ăn cắp của quân đội.
Tòa án Bộ tư lệnh quân khu I xử bố Quỳnh 12 tháng án treo. Năm 1995, bố của nữ sinh được xóa án tích, sau đó mới lập gia đình và sinh ra Quỳnh.
Trong một trường hợp khác ở Lạng Sơn, thí sinh Tô Thị Đệ (dân tộc Tày) được 26,5 điểm với 3 môn Văn 8,25; Sử 9,25 và Địa lý 9. Cộng 3,5 điểm ưu tiên, Đệ được 30 điểm, có nguyện vọng theo Học viện Cảnh sát Nhân dân.
Trong quá trình làm hồ sơ, cô được công an thông báo không đủ điều kiện do thiếu trung thực trong kê khai lý lịch. Trước đó, ông nội cô từng theo Pháp nhưng gia đình không hay biết.
Trong ba năm liền, Đệ bền bỉ theo đuổi ước mơ được học tập, làm việc trong ngành công an nên đã thi lại và đạt kết quả cao sau hai lần trượt.
Một trường hợp khác tại Nghệ An là nữ sinh Trần Hương Ly (sinh năm 1997, nguyên học sinh lớp 12A8, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng) không được xét hồ sơ vì án tích của mẹ. Mẹ nữ sinh là Hoàng Thị Ngân, bị xử tù treo về tội sản xuất hàng giả, sau đó đã được xóa án tích.
Trong kỳ thi THPT quốc gia, Ly đạt điểm Toán: 9; Tiếng Anh: 9,5; Ngữ văn 7,5. Tính cả điểm ưu tiên cô đạt 26,5 điểm.
Thí sinh Trần Hương Ly và mẹ. Ảnh: P.H.
Thí sinh phải chấp nhận tiêu chuẩn của ngành
Trong đơn cầu xét, thí sinh Như Quỳnh viết: “Cháu vẫn hy vọng vì cháu được biết năm 2015, vẫn có những trường hợp được đặc cách. Như anh Nguyễn Đức Ngà (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An), kết quả thi được 29 điểm, bố từng có án tích. Chị Bùi Kiều Nhi (xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình), đạt 29 điểm, cũng có bố từng bị án treo”.
Những trường hợp gửi tâm thư tạo ra hai luồng dư luận. Một số người cho rằng, việc xét tiêu chuẩn chính trị, gia cảnh làm mất đi cơ hội của nhiều thí sinh, trong khi quy định "cha làm con chịu" đã lỗi thời. Nhiều ý kiến khác nêu quan điểm không nên đặc cách cho các thí sinh vì sẽ tạo tiền lệ, phá vỡ quy định của ngành.
GS.TS Nguyễn Xuân Yêm – Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân cho biết: Theo quy định của Bộ Công an, dù bố, mẹ thí sinh đã được xóa án tích, con vẫn không được tuyển dụng vào ngành. Trường hợp thí sinh được đặc cách phải có ý kiến từ lãnh đạo Bộ Công an.
Đại diện phía công an Nghệ An và Lạng Sơn đều cho biết: Khi đối chiếu quy định tuyển sinh vào trường công an, hồ sơ của ba nữ sinh không hợp lệ, đã được trả về và thông báo với gia đình. Đây là việc làm khách quan, chặt chẽ, đúng quy định, chứ không có chuyện gây khó dễ cho thí sinh. Nếu thí sinh viết đơn hay có nguyện vọng, công an tỉnh sẽ báo cáo Bộ Công an để xem xét.
Trước đó, Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị (Bộ Công an) khẳng định: Công an là ngành đặc thù, là lực lượng đảm bảo an ninh quốc gia, nên phải tuyệt đối trung thành. Thông tư quy định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân ban hành từ năm 2012, qua nhiều năm thực hiện chưa thấy phản ánh bất cập.
Mỗi ngành nghề có quy định về tiêu chuẩn khác nhau, khi thí sinh chấp nhận vào ngành thì phải tuân thủ quy định của ngành đó.
Tuyển sinh vào các trường công an nhưng thực chất là tuyển dụng. Khi vào học, học viên đã được phát quần áo và coi như được biên chế trong lực lượng công an nhân dân, học xong ra trường sẽ được bố trí việc làm. Vì vậy, mọi tiêu chí phải chặt chẽ, đảm bảo lựa chọn được đúng người để phát triển lực lượng, bảo vệ đất nước.
Bố được xóa án tích, con vẫn không đủ tiêu chuẩn
Em Nguyễn Như Quỳnh (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) thi THPT quốc gia với điểm Văn 9; Lịch sử 8,5; Địa lý 9,5. Được cộng 3,5 điểm ưu tiên, Quỳnh được tổng 30,5 điểm. Nữ sinh ước mơ vào Học viện An ninh Nhân dân.
Đơn cầu xét của thí sinh Quỳnh.
Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ, Quỳnh nhận được thông báo từ Công an tỉnh Lạng Sơn rằng không đủ tiêu chuẩn chính trị vào ngành do án tích của bố. Trong đơn cầu xét gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an, cô gái kể lại sự việc: Năm 1993, khi bố Quỳnh mới 25 tuổi, chưa lập gia đình, mua một khẩu súng C.K.C.
Năm 1994, bố Quỳnh bị tạm giữ để điều tra vì công an phát hiện khẩu súng đó là món đồ ăn cắp của quân đội.
Tòa án Bộ tư lệnh quân khu I xử bố Quỳnh 12 tháng án treo. Năm 1995, bố của nữ sinh được xóa án tích, sau đó mới lập gia đình và sinh ra Quỳnh.
Trong một trường hợp khác ở Lạng Sơn, thí sinh Tô Thị Đệ (dân tộc Tày) được 26,5 điểm với 3 môn Văn 8,25; Sử 9,25 và Địa lý 9. Cộng 3,5 điểm ưu tiên, Đệ được 30 điểm, có nguyện vọng theo Học viện Cảnh sát Nhân dân.
Trong quá trình làm hồ sơ, cô được công an thông báo không đủ điều kiện do thiếu trung thực trong kê khai lý lịch. Trước đó, ông nội cô từng theo Pháp nhưng gia đình không hay biết.
Trong ba năm liền, Đệ bền bỉ theo đuổi ước mơ được học tập, làm việc trong ngành công an nên đã thi lại và đạt kết quả cao sau hai lần trượt.
Một trường hợp khác tại Nghệ An là nữ sinh Trần Hương Ly (sinh năm 1997, nguyên học sinh lớp 12A8, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng) không được xét hồ sơ vì án tích của mẹ. Mẹ nữ sinh là Hoàng Thị Ngân, bị xử tù treo về tội sản xuất hàng giả, sau đó đã được xóa án tích.
Trong kỳ thi THPT quốc gia, Ly đạt điểm Toán: 9; Tiếng Anh: 9,5; Ngữ văn 7,5. Tính cả điểm ưu tiên cô đạt 26,5 điểm.
Thí sinh Trần Hương Ly và mẹ. Ảnh: P.H.
Thí sinh phải chấp nhận tiêu chuẩn của ngành
Trong đơn cầu xét, thí sinh Như Quỳnh viết: “Cháu vẫn hy vọng vì cháu được biết năm 2015, vẫn có những trường hợp được đặc cách. Như anh Nguyễn Đức Ngà (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An), kết quả thi được 29 điểm, bố từng có án tích. Chị Bùi Kiều Nhi (xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình), đạt 29 điểm, cũng có bố từng bị án treo”.
Những trường hợp gửi tâm thư tạo ra hai luồng dư luận. Một số người cho rằng, việc xét tiêu chuẩn chính trị, gia cảnh làm mất đi cơ hội của nhiều thí sinh, trong khi quy định "cha làm con chịu" đã lỗi thời. Nhiều ý kiến khác nêu quan điểm không nên đặc cách cho các thí sinh vì sẽ tạo tiền lệ, phá vỡ quy định của ngành.
GS.TS Nguyễn Xuân Yêm – Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân cho biết: Theo quy định của Bộ Công an, dù bố, mẹ thí sinh đã được xóa án tích, con vẫn không được tuyển dụng vào ngành. Trường hợp thí sinh được đặc cách phải có ý kiến từ lãnh đạo Bộ Công an.
Đại diện phía công an Nghệ An và Lạng Sơn đều cho biết: Khi đối chiếu quy định tuyển sinh vào trường công an, hồ sơ của ba nữ sinh không hợp lệ, đã được trả về và thông báo với gia đình. Đây là việc làm khách quan, chặt chẽ, đúng quy định, chứ không có chuyện gây khó dễ cho thí sinh. Nếu thí sinh viết đơn hay có nguyện vọng, công an tỉnh sẽ báo cáo Bộ Công an để xem xét.
Trước đó, Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị (Bộ Công an) khẳng định: Công an là ngành đặc thù, là lực lượng đảm bảo an ninh quốc gia, nên phải tuyệt đối trung thành. Thông tư quy định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân ban hành từ năm 2012, qua nhiều năm thực hiện chưa thấy phản ánh bất cập.
Mỗi ngành nghề có quy định về tiêu chuẩn khác nhau, khi thí sinh chấp nhận vào ngành thì phải tuân thủ quy định của ngành đó.
Tuyển sinh vào các trường công an nhưng thực chất là tuyển dụng. Khi vào học, học viên đã được phát quần áo và coi như được biên chế trong lực lượng công an nhân dân, học xong ra trường sẽ được bố trí việc làm. Vì vậy, mọi tiêu chí phải chặt chẽ, đảm bảo lựa chọn được đúng người để phát triển lực lượng, bảo vệ đất nước.
Theo Zing
-
5 giờ trướcChương trình truyền hình phong cách sống của Meghan Markle dự kiến lên sóng vào giữa tháng 1. Tuy chỉ mới tung trailer, nữ công tước xứ Sussex đã nhận loạt phản hồi tiêu cực từ khán giả và các chuyên gia hoàng gia.
-
9 giờ trướcTuyển Việt Nam đón nhận thêm tin vui từ FIFA sau chiến thắng trước Thái Lan ở trận chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024 (AFF Cup).
-
10 giờ trướcLực lượng cảnh sát bất ngờ đột kích siêu du thuyền 500 triệu USD, gọi là Koru, của Jeff Bezos.
-
10 giờ trướcMặc dù ban giám hiệu nhà trường đã nhắc nhở không nên sử dụng hình phạt thể xác với học sinh, nhưng ông Harrell đã phớt lờ những cảnh báo này.
-
11 giờ trướcVới cú đúp bàn thắng vào lưới Thái Lan, Xuân Son không chỉ giúp đội nhà giành lợi thế lớn mà còn trở thành tâm điểm chú ý của người hâm mộ cả hai nước.
-
11 giờ trướcDù thời phong kiến còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhưng người phụ nữ này từng dạy học cho 3 vị vua nhà Nguyễn, trong cung ai cũng tôn kính.
-
12 giờ trướcMC Mai Ngọc chia sẻ loạt ảnh cưới, gây chú ý là bức tâm thư dành cho mẹ ruột và không gian nhà mới cực nguy nga, tráng lệ.
-
13 giờ trướcVài ngày sau tai nạn máy bay cướp đi sinh mạng của 9 người trong một gia đình, chú chó cưng của họ vẫn đứng ở cổng chờ mọi người trở về.
-
14 giờ trướcNguyễn Xuân Son phá kỷ lục của Nguyễn Tiến Linh ở đội tuyển Việt Nam chỉ sau 4 trận đầu tiên ra sân.
-
14 giờ trướcTruyền thông Thái Lan bày tỏ thất vọng của đội nhà sau trận thua trước đội tuyển Việt Nam tại chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024.
-
15 giờ trướcTại đám cưới của Quỳnh Anh và Quang Anh còn có sự xuất hiện của những gương mặt thân quen như ca sĩ Khắc Việt, MC Nguyên Khang,...
-
15 giờ trướcTừ năm 16 tuổi, vòng 3 của Trang bắt đầu phát triển một cách bất thường khiến cô gái trẻ tự ti, không dám ra đường, không dám yêu ai.
-
16 giờ trướcHLV Kim Sang-sik nhắc lại câu nói của thầy Park rằng bóng đá Việt Nam không cần thiết phải sợ Thái Lan.
-
16 giờ trướcChuyên gia bóng đá Thái Lan đánh giá Nguyễn Xuân Son chưa sắc bén, dù tiền đạo này ghi 2 bàn để giúp đội tuyển Việt Nam thắng 2-1.
-
17 giờ trướcMột số tờ báo Indonesia mong rằng Thái Lan tiếp tục nỗ lực và có thể lật ngược thế cờ trước Việt Nam.
-
17 giờ trướcTrở thành người hùng với hai bàn thắng vào lưới Thái Lan, Nguyễn Xuân Son nghĩ rằng việc giúp đội bóng giành chiến thắng là tất cả những gì anh quan tâm.
-
17 giờ trướcHậu vệ Chalermsak Aukkee vừa đăng đàn xin lỗi đồng đội sau sai lầm tai hại ở trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024.
-
18 giờ trướcChuyện tình của Mai Ngọc và chồng mới cưới đang là chủ đề được công chúng quan tâm.
-
20 giờ trướcNgân 98 không ngại cập nhật về công cuộc phẫu thuật thẩm mỹ "dài hơi" của mình.
Tin tức mới nhất
-
5 giờ trước
-
5 giờ trước
-
7 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
11 ngày trước
-
11 ngày trước