Bài thơ 'Bắt Nạt' như gói mì ăn liền, không nên đưa vào thực đơn món chính?
Nhiều độc giả cho rằng bài thơ "Bắt Nạt" không dở nhưng chỉ là "mì ăn liền", không nên đưa vào sách giáo khoa vốn đòi hỏi sự chuẩn mực.
Muôn vàn bình luận khen chê về bài thơ "Bắt Nạt"
Trước những phân tích cụ thể, chi tiết của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh về các hình ảnh ẩn dụ, các tầng ngữ nghĩa của bài thơ Bắt Nạt, độc giả Van Hiep Pham viết: "Bài thơ không dở, nội dung truyền tải cũng ổn nhưng nó như gói mì ăn liền, đưa vào thực đơn món ăn chính thì quá tệ. Nó nên nằm ở vị trí bài đọc thêm thì được".
Độc giả Đại Nguyễn Trí bình luận: "Bài thơ này đưa vào sách đạo đức thì tạm được, đưa vào sách ngữ văn không ổn chút nào".
Độc giả Hoàng Anh Ngọc bình luận: "Thơ cho học sinh phải trong sáng, dễ đọc, dễ thuộc, dễ hiểu. Đằng này cứ như chạy xe trên đường ổ gà lởm chởm lúc kẹt xe vậy. Buồn cho một bộ phận biên tập sách giáo khoa".
Độc giả cũng cho rằng, việc lựa chọn một tác phẩm theo tinh thần đổi mới, cải cách là cần thiết, nhưng cần đảm bảo tính thuyết phục số đông về mặt nghệ thuật, thẩm mỹ. Nếu tác phẩm được lựa chọn gây ra tranh cãi trên diện rộng thì rất cần được xem xét lại.
Một số độc giả chung nhận định bài thơ trẻ trung, đúng ngôn ngữ giới trẻ nhưng chất lượng có xứng đáng để vào sách giáo khoa hay không là một vấn đề khác cần được thảo luận.
Độc giả Hà Hưng để lại bình luận ngắn gọn: "Thế này các thầy cô phải vất vả quá để giúp học sinh 'khám phá' bài thơ".
Độc giả Tuấn Anh nhận xét: "Bài thơ nghe rất GenZ". Độc giả Hoàng Nam bày tỏ: "Thơ này cũng giống như nhiều bài nhạc trẻ bây giờ, phần nhạc tôi không nói, nhưng phần lời thì đúng là vớ được từ nào là đem ra ghép bừa vào câu. Những bài hát ấy cũng lại lên top 1, top 2 trending (tốp xu hướng trên mạng xã hội)".
Hai đoạn thơ gây nhiều tranh cãi trong bài thơ "Bắt nạt" (Ảnh chụp màn hình).
Độc giả Nhan Hoang viết: "Theo ý kiến cá nhân tôi, trước tình hình bạo lực học đường như hiện nay, việc đưa một bài thơ có chủ đề như thế này vào chương trình học là cần thiết.
Tác giả dùng những từ ngữ, hình ảnh khá hiện đại, hợp với ngôn ngữ của các cháu học sinh bây giờ. Tôi thấy mọi người chê nhiều, nhưng thực tế thì hình như không đáng chê đến vậy".
Tuy nhiên độc giả Hà Anh Dũng phản bác: "Bài thơ này chỉ để cho trẻ con đọc cho vui. Còn đưa vào sách giáo khoa thì không được".
Độc giả Trường Phan nêu ý kiến: "Cấu trúc bài thơ, gieo vần cứ cho là hợp lý đi, nhưng còn văn phong, mỗi lần đọc xong lại cảm thấy cứng đơ, sượng thế nào.
Nói 'thơ con cóc' thì cũng hơi quá lời, nhưng mà bài này cá nhân mình đánh giá là dưới trung bình, và hoàn toàn không phù hợp cho học sinh lớp 6".
Cùng quan điểm, độc giả Vũ Đức Khôi đánh giá: "Thơ thời 4.0 có những khác biệt với thời ca dao tục ngữ. Cái mới đó lớp trẻ có phần hứng khởi hơn thế hệ đứng tuổi.
Nhưng bài thơ đăng trên báo và bài thơ trong sách giáo khoa hoàn toàn khác nhau về yêu cầu. Trong sách giáo khoa vừa thể hiện cái mới nhưng không được bỏ phong cách Việt".
Ở góc nhìn khác, có độc giả đồng ý đưa bài thơ vào sách giáo khoa nhưng không phải sách ngữ văn hoặc không phải phần ngữ liệu chính.
Tập thơ "Ra vườn nhặt nắng" có bài thơ "Bắt nạt" của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh (Ảnh: FBNV).
Phản biện lại ý kiến của tác giả về việc "bài thơ này nằm trong tập thơ "Ra vườn nhặt nắng" đã bán được hơn 11.000 bản, chưa từng nhận một bình luận chê trách nào", độc giả Thông Đặng nói đây là hai vấn đề khác nhau.
"Tôi nghĩ bạn bán được mấy nghìn tập thơ nhưng không thấy ai nói gì về bài 'Bắt nạt' của bạn vì đa phần người ta nghĩ thơ này không ảnh hưởng đến họ, con cái họ nên chẳng nói làm gì.
Nhưng bây giờ bài Bắt Nạt được đưa vào sách giáo khoa cho con cháu họ học thì vấn đề lại khác.
Bài đó ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy cảm nhận nghệ thuật của con cháu họ rồi. Họ không muốn con cháu họ tiếp nhận một bài như vậy.
Họ lên tiếng là hợp lý thôi. Bạn hãy bình tĩnh. Phụ huynh thời nay không tệ như bạn nghĩ đâu", độc giả Thông Đặng viết.
Cùng suy nghĩ, độc giả Nhã Trần Thiện Phong bình luận: "Đối với mọi người và mình cũng vậy, đọc một tập thơ sẽ có bài này bài kia, có bài hay có bài bình thường.
Chẳng ai rảnh mà đi bình luận chê trách làm gì cả. Nhưng khi đưa vào sách giáo khoa giảng dạy thì không còn là 11.000 bản nữa, mà lên đến hàng triệu bản rồi.
Khi đã đưa vào chương trình giảng dạy thì sẽ có ý kiến phản hồi là chuyện tất nhiên. Tác giả nên đồng tình theo dư luận, đừng đặt cái tôi của mình quá cao. Một vài người chê thì có lẽ người ta không hiểu. Nhưng quá nhiều người chê thì phải xem lại.
Đừng cho mình lúc nào cũng là đúng. Bởi vì những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ sống được đều là nhờ độc giả, nhờ người xem cả, nên mình phải biết lắng nghe độc giả và có sự phản hồi phù hợp".
Độc giả Hữu Ấn chia sẻ quan điểm cá nhân: "Tác phẩm về mặt nội dung có ý nghĩa giáo dục tốt, cũng dễ hiểu cho nhi đồng, thiếu niên. Tất nhiên điều thiếu hoàn chỉnh cũng dễ thấy.
Tác giả nên trau chuốt đẽo gọt hơn nữa các câu từ đã sử dụng thì bài thơ sẽ ổn hơn. Dù sao tác phẩm cũng mang ý nghĩa tích cực. Về sau khôn lớn đủ trí tuệ các em sẽ xem xét thấu đáo.
Mục đích và ý nghĩa trong suy nghĩ của tác giả tốt nhưng cách truyền tải ra vần thơ thì xã hội phản biện như vậy là có lý của họ.
Tác giả nói trong tập thơ hàng nghìn bài không ai chê từ nào mà bài thơ này lại bị chê thì tác giả nghĩ vẫn 'non' quá. Làm ra hàng nghìn bài thơ chắc chắn sẽ có bài không hay. Điều đó tôi khẳng định được. Trừ khi tác giả là thiên tài".
Một độc giả ẩn danh cho rằng: "Cần lắm một hội thảo về những tranh luận nêu trên".
Hội đồng thẩm định sách dễ dãi với bài thơ?
Trong dòng phản hồi của độc giả gửi đến bài viết "Tác giả bài thơ "Bắt nạt" trong sách giáo khoa trải lòng khi bị... kết tội", phần đa ý kiến cho rằng tác giả không có lỗi gì trong vụ việc. Lỗi nằm ở đội ngũ biên soạn sách giáo khoa và nhà xuất bản (NXB).
Độc giả Pham Chuan viết: "Trách nhiệm ở đây thuộc về NXB, người kiểm duyệt trước khi cho in thành sách. Tác giả không nên lên tiếng vào lúc này vì nó chẳng liên quan gì đến ông".
"Tại sao đưa bài thơ này vào sách giáo khoa", "Việt Nam hết thơ hay rồi hay sao" là những ý kiến phổ biến nhất bày tỏ quan điểm với đội ngũ biên soạn đã lựa chọn bài thơ Bắt Nạt.
Độc giả Duong Luong viết: "Tại sao có bao nhiêu bài thơ hay mà lại chọn bài này cho vào sách giáo khoa? Học văn là để có lối hành văn trôi chảy mượt mà. Đọc bài thơ này tôi thấy nó khấp khểnh trúc trắc khó đọc hơn cả văn xuôi".
Bài thơ "Bắt nạt" được đưa vào sách giáo khoa ngữ văn 6 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống (Ảnh: Huyen Nguyen).
Độc giả Nguyễn Xuân Quỳnh nêu ý kiến: "Đành rằng giáo dục cũng cần đổi mới, cần cải cách, nhưng trước hết phải gieo chữ vào đầu trẻ đã. Phải gieo những cái đẹp, cái trong lành, cái gì dễ nhớ, dễ hiểu và có mầm xanh trong đó đã".
Độc giả Thanh Hang bày tỏ: "Có thể đối với nhà văn đó là một sự chỉn chu, là thâm sâu, nhưng thưa Bộ Giáo dục, thưa NXB, nó không phù hợp với học sinh và sách giáo khoa.
Sách giáo khoa có hàng triệu học sinh trên cả nước dùng mỗi năm, bao thế hệ gửi gắm vào đó. Chúng ta nên chọn những bài thơ nhẹ nhàng tình cảm, thuyết phục.
Hàng nghìn bình luận không đồng ý, hàng nghìn ý kiến không đồng tình thì chẳng có lẽ nào lại đưa vào sách giáo khoa cả.
Tại sao có những dòng thơ êm ái, tình cảm, đầy tính giáo dục người đọc thấm đến tận khi về già lại không đưa vào, trong khi đó lại cứ thích đưa vào những bài thơ 'mù tạt' như vậy?".
Độc giả Hoàng Yến nêu quan điểm gay gắt hơn: "Tôi cũng không có ý kiến gì về ông nhà thơ này. Văn mình vợ người, ông ấy nói sao cũng được. Thơ ông in ra có bán 11.000 bản hay hàng tỷ bản cũng kệ ông, vì đó là câu chuyện thị trường của ông và khách hàng.
Nhưng đưa vào sách giáo khoa, vốn được coi là 'khuôn vàng thước ngọc', đại diện cho quan điểm của cả một nền giáo dục để dạy thế hệ tương lai, được tiêu bằng tiền ngân sách và chi trả của phụ huynh, thì ý kiến của phụ huynh cần phải được coi trọng.
Tôi xấu hổ cho hội đồng biên soạn khi họ chọn 'bài thơ' này vào sách giáo khoa".
Độc giả Alex Nguyen cho rằng mục đích của tác giả lẫn người biên soạn sách khi đưa bài thơ Bắt Nạt vào sách giáo khoa là tốt đẹp nhưng ngữ liệu dùng trong sách giáo khoa cần tinh tế hơn một bậc.
"Tinh thần mà tác giả và người biên soạn sách muốn đưa tới cho các em là tốt. Song cá nhân tôi cho rằng một bài thơ để được đưa vào sách giáo khoa nó phải 'tinh' hơn thế này rất nhiều.
Khi đọc những câu thơ như "Nhảy hip hop cho hay", "Sao không trêu mù tạt" tôi lại nhớ đến những câu trong quyển sách "Sát thủ đầu mưng mủ" mà tôi đọc cách đây nhiều năm.
Đọc thì cũng có vần đấy nhưng tôi chẳng thấy chút ý thơ nào trong tác phẩm mà tác giả và các nhà biên soạn gọi là bài thơ mang tính hiện đại này cả".
Độc giả Phạm Minh băn khoăn: "Hình như hội đồng thẩm định sách giáo khoa đã dễ dãi với bài thơ này".
Ở góc nhìn phụ huynh, độc giả Nguyễn Thị Thanh Bình nêu ý kiến: "Nếu có thể viết chung một đơn xin bỏ bài thơ đó ra khỏi sách lớp 6, thì chúng tôi xin viết ngay tức thì".
Theo Dân Trí
-
1 giờ trướcLọ Lem - con gái Quyền Linh mới đăng tải video "Một ngày của sinh viên" và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
-
2 giờ trướcTrong năm qua, bạn đã nói từ này bao nhiêu lần?
-
3 giờ trướcTrâm Anh kiên quyết không lập gia đình vào thời điểm hiện tại.
-
5 giờ trướcRumeysa Gelgi cao 2,15 mét, mới đây đã gặp và kết bạn với người phụ nữ chỉ cao bằng 1/3 mình; hai người đều giữ kỷ lục thế giới về chiều cao cơ thể.
-
6 giờ trướcKhông kinh doanh khởi nghiệp, cũng chẳng đầu tư, làm thế nào mà những bạn trẻ này kiếm được tiền trăm triệu mỗi tháng?
-
7 giờ trướcMC Huyền Châu đã rời VTV từ năm 2021, sau 16 năm gắn bó để tìm kiếm những cơ hội và trải nghiệm mới ngoài lĩnh vực truyền. Nữ MC dành nhiều thời gian cho việc trau dồi và chia sẻ kiến thức.
-
8 giờ trướcBabyboo - bạn gái HIEUTHUHAI đang là cô gái được cộng đồng mạng nhắc đến nhiều.
-
10 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
11 giờ trướcNhững ngày vừa qua, hình ảnh chiếc ô tô nằm trên mái cổng một gia đình ở Biên Hoà (Đồng Nai) đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
-
11 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
11 giờ trướcKhông hiểu người sử dụng "đối phó" với chiếc giường này như thế nào.
-
12 giờ trướcKhá nhiều trụ cột ở đội 1 của tuyển Indonesia có thể xuất hiện ở đội hình xuất phát khi chạm trán tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024.
-
16 giờ trướcTác phẩm nghệ thuật ý niệm mang tên "Comedian" (Diễn viên hài) với một quả chuối được dán băng dính lên tường vừa được bán cho một đại gia Trung Quốc với giá 156 tỷ đồng.
-
1 ngày trướcKhông hổ danh chồng quốc dân mỗi lần xuất hiện đều khiến dân mạng xuýt xoa.
-
1 ngày trướcNgười đàn ông Mỹ trúng giải độc đắc 650 nghìn USD (hơn 16 tỷ đồng) nhờ chọn vé số liên quan đến các ngày kỷ niệm với vợ quá cố, nhân ngày giỗ của bà.
-
1 ngày trướcMột khu phố ở Nepal trở nên náo loạn khi một con tê giác rất to xuất hiện và hùng hục đuổi theo người đang đi xe máy trên đường, khiến người này phải quăng cả xe mà bỏ chạy. Đoạn video tê giác đuổi người đã được xem gần 183 triệu lượt, nhiều cư dân mạng nói họ cũng “thót tim” khi nhìn cảnh này.
-
1 ngày trướcBị nhận xét "xinh đẹp, tài năng nhưng bạc phận", MC Mai Ngọc lên tiếng nói rõ về quan điểm sống hậu ly hôn gây chú ý.
-
1 ngày trướcHồng Thanh và bạn gái mới đang bị bàn tán xôn xao sau khi công bố chuyện tình cảm.
-
1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
Tin tức mới nhất
-
18 phút trước
-
2 giờ trước
-
2 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
11 ngày trước