Bài toán để con vật đoán tuổi người, IQ vô cực cũng bó tay

"Có 45 con cừu, 5 con rơi xuống nước. Hỏi thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?".

Toán học luôn đa dạng, phong phú, đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng tư duy nhạy bén. Nhưng không phải đề bài nào cũng tìm được ra cách giải. Đôi khi chẳng phải đề khó mà tại dữ kiện cho một đằng hỏi một nẻo như trường hợp dưới đây.

Cụ thể, một bài toán dành cho lớp 2 có nội dung: "Có 45 con cừu, 5 con rơi xuống nước. Hỏi thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?". Đọc đề bài mà ai nấy cũng bày tỏ hoang mang vì không biết phải làm thế nào tìm ra kết quả. Cho số liệu con vật lại yêu cầu tìm tuổi người, kể cũng lạ.

"Các bác giải hộ bài này với. Em tự thấy mình ngốc thật, học hết đại học mà không làm nổi bài toán lớp 2", người chia sẻ bài toán cũng bó tay.

Bài toán để con vật đoán tuổi người, IQ vô cực cũng bó tay-1
Bài toán cho con vật hỏi tuổi người.

Rất nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng phần đa cho rằng người ra đề đã nhầm lẫn vì dữ kiện chẳng liên quan gì đến nhau: "Phải là hỏi trên thuyền còn bao con cừu mới đúng". Số khác đặt dấu hỏi: "Phải chăng 'cha đẻ' của bài toán có dụng ý riêng?".

Câu trả lời cuối cùng ở đây là "bài toán sai dữ kiện". Theo anh Phạm Đình Thực - "cha đẻ" của bài toán cho biết: "Bài toán được đánh dấu (*) tức bài toán khó nhằm mục đích nâng cao năng lực nhận thức và kỹ năng phát hiện của học sinh. Nó còn rèn luyện kỹ năng đọc kỹ đề và suy nghĩ thấu đáo trước khi làm".

Vị thầy giáo giải thích thêm: "Mục đích của việc cố ý ra đề sai là để tập cho học sinh thói quen đọc kĩ đề. Điều này để học sinh phân biệt cái đã cho và cái phải tìm trước khi giải toán''.

Bài toán để con vật đoán tuổi người, IQ vô cực cũng bó tay-2
Đề bài chia nhóm ngựa gây tranh cãi.

Trước đó, trong một hội nhóm phụ huynh có con học lớp 1 cũng bàn tán sôi nổi về một bài toán cho 9 chú ngựa khác nhau và yêu cầu học sinh phân loại các chú ngựa này thành hai nhóm, sau đó điền dấu so sánh (lớn hơn, nhỏ hơn) thích hợp.

Điều khiến người đọc hoang mang chính là việc không biết giải sao cho đúng, bởi đề bài không đưa ra tiêu chí của mỗi nhóm ngựa được phân loại theo hành động, dáng đứng. Hơn nữa, trong hình mỗi chú ngựa lại có một dáng đứng khác nhau.

"Thà nói rõ nhóm ngựa đứng và nhóm ngựa nằm thì có phải học sinh còn phân biệt được! Đây chẳng hiểu nhóm kiểu gì? Con đứng, con nằm, con thì co chân... đến bại não mất thôi", một tài khoản hoang mang khi đọc đề.

Bài toán để con vật đoán tuổi người, IQ vô cực cũng bó tay-3
Thực ra, chỉ cần khoanh bất kỳ rồi điền dấu so sánh nhưng vì đề bài nói không rõ ràng nên khiến ngược đọc khó hiểu.

Tuy nhiên, cũng có phụ huynh cho rằng chỉ cần chia số ngựa trên thành 2 nhóm rồi đếm số ngựa ở mỗi nhóm, cho vào ô vuông. Cuối cùng đánh dấu lớn hơn, nhỏ hơn là có thể hoàn thành bài toán.

Một giáo viên tiểu học ở quận Tây Hồ cho biết, đây là dạng bài toán so sánh đơn giản. Theo đó, học sinh chỉ cần khoanh số lượng ngựa bất kỳ thành hai nhóm, đếm số lượng ngựa ở mỗi nhóm rồi sau đó điền số so sánh là xong.

Bởi đề toán ra có 9 con ngựa, khi chia thành hai nhóm sẽ luôn có 1 bên ít hơn. Và điều quan trọng, khi ra đề này là muốn kiểm tra học sinh đặt dấu so sánh có đúng không, độ hiểu đề của các em đến đâu. 

Min
Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/bai-toan-cho-con-vat-hoi-tuoi-nguoi-iq-vo-cuc-cung-bo-tay-n-241260.html

Bài toán hại não

Tin tức mới nhất