Vào đầu tháng 1, một bãi cát gần hồ Michigan, Mỹ xuất hiện với hình dáng giống như những tác phẩm điêu khắc trên cát.
Nó được biết với cái tên “sand hoodoos”, được đặt theo tên của những mỏm đá nhọn hoắt, hình thành tự nhiên xuất hiện thường thấy ở các hẻm núi.
Thế nhưng, khi những hoodoos cát này xuất hiện ở hồ Michigan, nó được tạo ra bởi sự kết hợp của độ ẩm đóng băng trong cát và gió mạnh làm xói mòn cát.
Những tác phẩm điêu khắc trên cát này có thể cao tới 38cm, có hình dáng tương tự như những quân cờ.
Không giống như các hoodoos bằng đá, những hoodoos cát này thường sụp đổ trong vài giờ hoặc vài ngày khi thời tiết ấm dần lên.
Một người tên Terri Abbott chia sẻ: “Cảnh tượng này giống như ở một hành tinh khác. Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì giống như vậy”.
Nhiếp ảnh gia người Michigan Joshua Nowicki cho biết, thời tiết ở phía tây Michigan đã tạo điều kiện hoàn hảo để đóng băng cát và những cơn gió thổi mạnh góp phần tạo nên “bàn cờ” kỳ lạ này.
Bạn có thể tìm thấy những hình dạng hoodoos bằng đá ở khắp châu Âu và Mỹ. Thậm chí, trong cao nguyên Paunsaugunt trong công viên Quốc gia Bryce ở tây nam Utah có một vùng hoodoos rộng lớn.
Hoodoos ở Bryce và Putangirua Pinnacles, New Zealand có thể cao 60m, nhiều màu sắc và được làm từ đá núi lửa, đất sét và các vật liệu tự nhiên khác.
Những nơi có hoodoos nổi tiếng trên thế giới
Hoodoos là những khối đá cao và mỏng nhô ra từ đáy của một lưu vực thoát nước khô cằn hoặc vùng đất xấu. Chúng thường hình thành bởi đá trầm tích và đá núi lửa.
Hoodoos có thể hình thành theo nhiều cách từ gió đến mưa axit làm xói mòn đá hoặc cát đóng băng. Những hoodoos cứng nhất thường làm bằng đá núi lửa, những hoodoos như cát thường chỉ tồn tại không quá vài ngày, mặc dù có hình dạng tương tự nhau.
Những khu vực hoodoos rộng lớn được hình thành thông qua quá trình phong hóa và xói mòn tự nhiên. Hiện chỉ có một số nơi trên thế giới xảy ra hiện tượng này, chủ yếu ở khu vực khô và nóng như New Zealand, Ý, sa mạc, Utah.
1. Vườn quốc gia Bryce, Utah
Đây là nơi có mật độ hoodoos dày nhất. Hoodoos ở đây được hình thành thông qua sự xói mòn ở đầu nguồn của một con suối. Khung cảnh tuyệt đẹp của hoodoos nổi bật với những tảng đá màu đỏ, cam, trắng và có thể cao tới 60m.
2. Đỉnh núi Putangirua Pinnacles, New Zealand
New Zealand đã được biết đến với những cảnh quan tuyệt đẹp và ngọn núi Putangirua là một trong những nơi nổi tiếng nhất của đất nước. Nằm ở cực nam của đảo Bắc, những khối đá này được tạo ra từ nhiều thế kỷ trước bởi sỏi trầm tích bị xói mòn. Các hoodoos này đã được hình thành trong 120.000 năm.
Nơi này từng được sử dụng làm địa điểm quay phim trong Chúa tể của những chiếc nhẫn.
3. Earth Pyramids ở Ritten, Ý
Được bao quanh bởi những câycối nhiều màu sắc, những khối đá có gai nhọn này được cấu tạo từ đất sét moraine. Những hoodoos bắt đầu hình thành từ Kỷ Băng hà và đã bị xói mòn trong 25.000 năm.
Không giống như Công viên Quốc gia Bryce và Putangirua Pinnacles, những hoodoos này có hình nón, một số cái cao tới 14m.
Theo Dân Việt