Nói đến đức hy sinh, có lẽ ai cũng biết đó là một đặc điểm luôn gắn liền với người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đã có câu ca “Thân cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”, đến thời chiến tranh có các bà mẹ Việt Nam anh hùng luôn hi sinh vì chồng vì con, rồi đến thời nay vẫn có những người mẹ người vợ sẵn sàng nhịn ăn nhịn mặc nhường chồng nhường con. Cái quan niệm đã là phụ nữ thì chắc chắn phải có đức hi sinh đã ăn sâu vào máu thịt nhiều người. Sinh ra là thân phận người phụ nữ, ắt hẳn phải biết hy sinh vì chồng vì con. Sinh ra là phận người phụ nữ, ắt hẳn phải biết nhường nhịn, luôn nhận thiệt thòi về mình. Đó là thiên chức cao cả của người phụ nữ. Cũng chỉ vì cái gọi là thiên chức ấy mà không biết bao người phụ nữ hiện đại vẫn phải chịu khổ, biết bao người đàn ông sức dài vai rộng vẫn ngang nhiên lấy việc người phụ nữ hi sinh cho mình là chuyện rất đỗi bình thường.
Tôi lại nhớ câu chuyện xưa của mình, khi tôi còn làm vợ của chồng cũ. Chồng cũ của tôi rất gia trưởng, bảo thủ, trưởng giả…, Nói chung anh ta hội tụ đầy đủ những đức tính đặc trưng của người đàn ông Việt. Mỗi khi vợ chồng cãi nhau, chồng tôi hùng hổ bỏ đi nhậu đến khuya lắc khuya lơ mới trở về, bố chồng tôi dạy bảo: “Là đàn bà thì phải biết nhịn, một điều nhịn là chín điều lành, có nhịn thì mới yên cửa yên nhà”. Rồi mẹ chồng tôi lại dấm dẳng: “Ngày xưa tao phải nhịn bố mày như nhịn cơm sống, mới nuôi được chồng mày tử tế nên người như thế. Nếu không nhịn thì có mà tan đàn sẻ nghé lâu rồi”. Tôi ngán ngẩm cho cái lý lẽ của bố mẹ chồng tôi. Giờ thì tôi đã hiểu cái tính trưởng giả của anh từ đâu mà ra. Đó chính là từ cái cách giáo dục dạy dỗ của bố mẹ chồng tôi. Nói đúng hơn, những người đàn ông giống chồng cũ của tôi là kết quả của một nền giáo dục từ tư tưởng cũ.
Chồng cũ tôi là con út, trên anh có 3 chị gái đều lấy chồng cả. Vợ chồng tôi sống chung với bố mẹ chồng, tuy anh đã có gia đình riêng nhưng lúc nào bố mẹ chồng cũng coi anh là cậu ấm bé bỏng cần được mọi người nâng niu, chiều chuộng. Hồi chúng tôi mới cưới, chồng cũ cũng đôi lần vào bếp giúp tôi dọn mâm bát ra bàn ăn. Vậy là mẹ chồng tôi lại lườm nguýt: “Đàn ông cấm được vào bếp, mắm muối dầu mỡ dính đầy tay còn ra cái thể thống gì nữa. Trước giờ trong cái nhà này bố con nó (ý chỉ bố chồng và chồng cũ) có bao giờ phải đụng tay vào bếp đâu, chuyện bếp núc là việc của đàn bà”. Vậy là anh răm rắp nghe lời mẹ, từ đó chẳng bao giờ thèm giúp vợ dù việc bé như ngón tay. Đã bao lần tôi ngấm ngầm “cải tạo” chồng nhưng đều thất bại. Bởi từ nhỏ, chồng cũ tôi đã được dạy dỗ: đàn ông cấm được làm việc nhà, việc nhà là việc của đàn bà. Đàn ông được quyền hưởng thụ sự chăm sóc, sự hy sinh của vợ nhưng cấm được hy sinh cho vợ. Thiên chức của đàn bà là hy sinh, chỉ có đức hy sinh cao cả mới tạo nên một người đàn bà tuyệt vời.
Chồng cũ tôi cũng là một người khá ham vui, chuyện bỏ cơm nhà đi nhậu là chuyện thường tình trong gia đình tôi. Chồng có thể đi chơi cả đêm mà bố mẹ anh không hề có ý kiến gì. Mỗi khi anh ta đi chơi đêm về muộn là vợ chồng tôi lại cãi nhau. Những lúc ấy bố mẹ chồng tôi chẳng hề khuyên răn anh, mà còn mắng tôi: “Gớm thật, chúng tôi nuôi con đến ngần này tuổi cũng chẳng mắng mỏ nó như chị mắng. Chồng chị từ xưa đã lắm bạn bè rồi, chẳng lẽ lấy chị về bắt nó phải bỏ hết các mối quan hệ xã hội hay sao? Mà chị nói in ít thôi, chồng đi chơi, rượu bia về thì vợ phải biết nín nhịn mà im cái miệng lại, không nó lại đánh cho thì trách ai”. Lúc nào trong lời nói của bố mẹ chồng tôi cũng phải có từ “nhịn chồng”. Tôi nghĩ chính cách dạy dỗ của bố mẹ chồng đã biến chồng tôi thành người đàn ông trưởng giả như vậy. Cũng chính vì cách dạy con của bố mẹ chồng mà gia đình tôi bao phen khốn đốn.
Chẳng là chồng cũ theo bạn theo bè cũng chơi cờ bạc lô đề. Khi tôi biết chuyện khuyên nhủ anh thì anh cứ ậm ừ hứa lên hứa xuống sẽ từ bỏ. Nhưng nhiều lần tôi lại thấy chồng cũ vay tiền mẹ để đi đánh lô. Tôi khuyên mẹ chồng đừng đưa tiền cho anh nữa kẻo có ngày “ra đê mà ở” thì mẹ chồng mắng mỏ tôi không tiếc lời: “Lương nó chị cũng giữ, mỗi tháng đưa nó chẳng đủ tiêu vặt nên tôi mới phải cho. Chị chẳng cảm ơn tôi còn đổ lỗi này nọ, chị đúng là không biết điều mà. Người ta thì được con cái phụng dưỡng còn cái thân già chúng tôi có mấy đồng lương cũng bị anh chị cấu véo, khổ cái thân tôi….”. Rồi mẹ chồng tôi lại ca cẩm kêu than váng nhà. Thực sự lương chồng cũ đưa tôi nhưng nay anh bảo có việc lấy vài trăm, mai lấy đôi triệu nên tính ra tôi cũng chỉ còn giữ được phần nhỏ. Mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều từ đồng lương của tôi mà ra. Nhiều lần, chồng cũ mang cái này cái kia đi gán để lấy tiền đánh bạc. Cũng nhiều lần tôi phải cắn răng mang tiền chuộc đồ về, ấy vậy mà bố mẹ chồng còn luôn miệng mắng tôi là đàn bà không biết quản lý chồng, để chồng ham vui sa ngã vào con đường cờ bạc.
Chẳng chịu được người chồng cờ bạc trưởng giả, bố mẹ chồng cổ hủ khắt khe, tôi quyết định bỏ chồng. Trước khi bỏ về nhà đẻ, tôi vẫn thưa gửi đàng hoàng với bố mẹ chồng để khỏi bị mang tiếng là không được dạy dỗ tử tế, không biết cư xử. “Thưa bố mẹ, con xin phép bố mẹ được bỏ chồng ạ. Con cảm thấy mình không đủ tài đức để chịu đựng con trai của bố mẹ thêm chút nào nữa. Trước khi cưới, anh ấy đã hứa trước bàn thờ gia tiên là cả đời này sẽ chăm sóc con, che chở bảo vệ con. Nhưng anh ấy chưa từng thực hiện được lời mình hứa. Anh coi việc lấy nắm đấm, cái tát là dạy dỗ bảo ban vợ.
Anh ấy coi việc đánh bài đánh bạc là chuyện làm ăn kiếm tiền để nuôi vợ con, thế nên anh ấy có quyền mang lương của mình đi làm giàu, còn lương của con thì để chi tiêu sinh hoạt cho cả gia đình nhà mình. Cũng vì mục đích làm giàu mà khi anh ấy thua bài phải vay nặng lãi, anh ấy cũng có quyền gán nhà, gán xe và vợ anh ấy phải có trách nhiệm đi chuộc lại. Con thấy quá mệt mỏi rồi bố mẹ ạ. Con là phụ nữ, con lấy chồng cũng mong được yêu thương che chở chứ không phải là để mang nợ vào thân. Thực sự thì con không có đức có tài, cũng không đủ vị tha để tiếp tục sống với chồng con nữa. Con xin phép bố mẹ con về bên nhà con, đơn ly hôn con cũng viết sẵn rồi, chồng con sẽ ký ngay thôi ạ.”.
Vậy là tôi rời khỏi nhà chồng với hai bàn tay trắng. Tôi chẳng hề thấy hối hận vì quyết định khi xưa của mình, bởi có bỏ chồng cũ tôi mới có cuộc sống thoải mái như giờ đây. Cũng có một vài người đàn ông ngỏ ý với tôi nhưng thực sự tôi vẫn ám ảnh chuyện với chồng cũ, có lẽ tôi vẫn cần thời gian để kiểm chứng xem người đàn ông nào mới thực sự muốn yêu thương bảo vệ tôi cả đời.
Phụ nữ hoặc hi sinh, hoặc âm thầm hi sinh, chỉ là đàn ông không thừa nhận hoặc không nhận ra điều đó mà thôi!
Tôi lại nhớ câu chuyện xưa của mình, khi tôi còn làm vợ của chồng cũ. Chồng cũ của tôi rất gia trưởng, bảo thủ, trưởng giả…, Nói chung anh ta hội tụ đầy đủ những đức tính đặc trưng của người đàn ông Việt. Mỗi khi vợ chồng cãi nhau, chồng tôi hùng hổ bỏ đi nhậu đến khuya lắc khuya lơ mới trở về, bố chồng tôi dạy bảo: “Là đàn bà thì phải biết nhịn, một điều nhịn là chín điều lành, có nhịn thì mới yên cửa yên nhà”. Rồi mẹ chồng tôi lại dấm dẳng: “Ngày xưa tao phải nhịn bố mày như nhịn cơm sống, mới nuôi được chồng mày tử tế nên người như thế. Nếu không nhịn thì có mà tan đàn sẻ nghé lâu rồi”. Tôi ngán ngẩm cho cái lý lẽ của bố mẹ chồng tôi. Giờ thì tôi đã hiểu cái tính trưởng giả của anh từ đâu mà ra. Đó chính là từ cái cách giáo dục dạy dỗ của bố mẹ chồng tôi. Nói đúng hơn, những người đàn ông giống chồng cũ của tôi là kết quả của một nền giáo dục từ tư tưởng cũ.
Chồng cũ tôi là con út, trên anh có 3 chị gái đều lấy chồng cả. Vợ chồng tôi sống chung với bố mẹ chồng, tuy anh đã có gia đình riêng nhưng lúc nào bố mẹ chồng cũng coi anh là cậu ấm bé bỏng cần được mọi người nâng niu, chiều chuộng. Hồi chúng tôi mới cưới, chồng cũ cũng đôi lần vào bếp giúp tôi dọn mâm bát ra bàn ăn. Vậy là mẹ chồng tôi lại lườm nguýt: “Đàn ông cấm được vào bếp, mắm muối dầu mỡ dính đầy tay còn ra cái thể thống gì nữa. Trước giờ trong cái nhà này bố con nó (ý chỉ bố chồng và chồng cũ) có bao giờ phải đụng tay vào bếp đâu, chuyện bếp núc là việc của đàn bà”. Vậy là anh răm rắp nghe lời mẹ, từ đó chẳng bao giờ thèm giúp vợ dù việc bé như ngón tay. Đã bao lần tôi ngấm ngầm “cải tạo” chồng nhưng đều thất bại. Bởi từ nhỏ, chồng cũ tôi đã được dạy dỗ: đàn ông cấm được làm việc nhà, việc nhà là việc của đàn bà. Đàn ông được quyền hưởng thụ sự chăm sóc, sự hy sinh của vợ nhưng cấm được hy sinh cho vợ. Thiên chức của đàn bà là hy sinh, chỉ có đức hy sinh cao cả mới tạo nên một người đàn bà tuyệt vời.
Đàn bà luôn giàu lòng hi sinh (Ảnh minh họa)
Chồng cũ tôi cũng là một người khá ham vui, chuyện bỏ cơm nhà đi nhậu là chuyện thường tình trong gia đình tôi. Chồng có thể đi chơi cả đêm mà bố mẹ anh không hề có ý kiến gì. Mỗi khi anh ta đi chơi đêm về muộn là vợ chồng tôi lại cãi nhau. Những lúc ấy bố mẹ chồng tôi chẳng hề khuyên răn anh, mà còn mắng tôi: “Gớm thật, chúng tôi nuôi con đến ngần này tuổi cũng chẳng mắng mỏ nó như chị mắng. Chồng chị từ xưa đã lắm bạn bè rồi, chẳng lẽ lấy chị về bắt nó phải bỏ hết các mối quan hệ xã hội hay sao? Mà chị nói in ít thôi, chồng đi chơi, rượu bia về thì vợ phải biết nín nhịn mà im cái miệng lại, không nó lại đánh cho thì trách ai”. Lúc nào trong lời nói của bố mẹ chồng tôi cũng phải có từ “nhịn chồng”. Tôi nghĩ chính cách dạy dỗ của bố mẹ chồng đã biến chồng tôi thành người đàn ông trưởng giả như vậy. Cũng chính vì cách dạy con của bố mẹ chồng mà gia đình tôi bao phen khốn đốn.
Chẳng là chồng cũ theo bạn theo bè cũng chơi cờ bạc lô đề. Khi tôi biết chuyện khuyên nhủ anh thì anh cứ ậm ừ hứa lên hứa xuống sẽ từ bỏ. Nhưng nhiều lần tôi lại thấy chồng cũ vay tiền mẹ để đi đánh lô. Tôi khuyên mẹ chồng đừng đưa tiền cho anh nữa kẻo có ngày “ra đê mà ở” thì mẹ chồng mắng mỏ tôi không tiếc lời: “Lương nó chị cũng giữ, mỗi tháng đưa nó chẳng đủ tiêu vặt nên tôi mới phải cho. Chị chẳng cảm ơn tôi còn đổ lỗi này nọ, chị đúng là không biết điều mà. Người ta thì được con cái phụng dưỡng còn cái thân già chúng tôi có mấy đồng lương cũng bị anh chị cấu véo, khổ cái thân tôi….”. Rồi mẹ chồng tôi lại ca cẩm kêu than váng nhà. Thực sự lương chồng cũ đưa tôi nhưng nay anh bảo có việc lấy vài trăm, mai lấy đôi triệu nên tính ra tôi cũng chỉ còn giữ được phần nhỏ. Mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều từ đồng lương của tôi mà ra. Nhiều lần, chồng cũ mang cái này cái kia đi gán để lấy tiền đánh bạc. Cũng nhiều lần tôi phải cắn răng mang tiền chuộc đồ về, ấy vậy mà bố mẹ chồng còn luôn miệng mắng tôi là đàn bà không biết quản lý chồng, để chồng ham vui sa ngã vào con đường cờ bạc.
Chẳng chịu được người chồng cờ bạc trưởng giả, bố mẹ chồng cổ hủ khắt khe, tôi quyết định bỏ chồng. Trước khi bỏ về nhà đẻ, tôi vẫn thưa gửi đàng hoàng với bố mẹ chồng để khỏi bị mang tiếng là không được dạy dỗ tử tế, không biết cư xử. “Thưa bố mẹ, con xin phép bố mẹ được bỏ chồng ạ. Con cảm thấy mình không đủ tài đức để chịu đựng con trai của bố mẹ thêm chút nào nữa. Trước khi cưới, anh ấy đã hứa trước bàn thờ gia tiên là cả đời này sẽ chăm sóc con, che chở bảo vệ con. Nhưng anh ấy chưa từng thực hiện được lời mình hứa. Anh coi việc lấy nắm đấm, cái tát là dạy dỗ bảo ban vợ.
Hi sinh vì mái ấm gia đình (ảnh minh họa)
Anh ấy coi việc đánh bài đánh bạc là chuyện làm ăn kiếm tiền để nuôi vợ con, thế nên anh ấy có quyền mang lương của mình đi làm giàu, còn lương của con thì để chi tiêu sinh hoạt cho cả gia đình nhà mình. Cũng vì mục đích làm giàu mà khi anh ấy thua bài phải vay nặng lãi, anh ấy cũng có quyền gán nhà, gán xe và vợ anh ấy phải có trách nhiệm đi chuộc lại. Con thấy quá mệt mỏi rồi bố mẹ ạ. Con là phụ nữ, con lấy chồng cũng mong được yêu thương che chở chứ không phải là để mang nợ vào thân. Thực sự thì con không có đức có tài, cũng không đủ vị tha để tiếp tục sống với chồng con nữa. Con xin phép bố mẹ con về bên nhà con, đơn ly hôn con cũng viết sẵn rồi, chồng con sẽ ký ngay thôi ạ.”.
Vậy là tôi rời khỏi nhà chồng với hai bàn tay trắng. Tôi chẳng hề thấy hối hận vì quyết định khi xưa của mình, bởi có bỏ chồng cũ tôi mới có cuộc sống thoải mái như giờ đây. Cũng có một vài người đàn ông ngỏ ý với tôi nhưng thực sự tôi vẫn ám ảnh chuyện với chồng cũ, có lẽ tôi vẫn cần thời gian để kiểm chứng xem người đàn ông nào mới thực sự muốn yêu thương bảo vệ tôi cả đời.
Phụ nữ hoặc hi sinh, hoặc âm thầm hi sinh, chỉ là đàn ông không thừa nhận hoặc không nhận ra điều đó mà thôi!
Theo Khám phá