Bát hương di động của nữ y tá chuyên nạo thai
Khi cái thai ra ngoài, mọi người có mặt ở đấy thấy đứa bé mở mắt nhìn mọi người làm mấy chị em, cô cháu tái mặt, còn chị kia thì khóc òa lên. Đứa bé đó mở mắt rất lâu, chị trưởng trạm phải khấn mãi bé mới chịu đi.
Với bà Nguyễn Thị Mai, một y tá từng hơn 30 năm công tác tại nhà hộ sinh A, Hà Nội, giờ đã nghỉ hưu, cái nghề rất đặc biệt này lúc nào cũng khiến bà cảm thấy như đeo đá trong tim. Đã có thời gian bà muốn buông xuôi, bỏ việc nhưng vì đã trót theo nghiệp này nên bà đành cố.
Thường ra cây đa thắp hương để những sinh linh nhỏ sớm siêu thoát
Gặp bà Mai bây giờ rất khó, trước kia còn công tác thì bà vẫn hay đi giao lưu, gặp gỡ người nọ người kia. Giờ nghỉ hưu bà về ở ẩn. Bà bảo mọi người làm nghề như bà khi về hưu thường hay mở phòng khám riêng nhưng bà thì không. Vì nhiều lý do mà bà không muốn làm cái việc rất hại não đó nữa...
Bà Mai sinh năm 1958, là con gái Hà Nội gốc, từng hơn 30 năm công tác ở nhà hộ sinh A, Hà Nội, giờ đã nghỉ hưu. Bà Mai kể, sau khi tốt nghiệp trường trung cấp Y, bà quyết định xung phong lên miền núi công tác để có thêm trải nghiệm sống. Rồi bà Mai được phân công về công tác tại một trạm xá, thuộc trung tâm y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Ba năm công tác tại một huyện miền núi với bao điều kiện khó khăn đã cho bà thêm nhiều trải nghiệm và những kỉ niệm không bao giờ quên. Bà Mai kể, ngày đó mới ra trường công tác nên bà chỉ được nhận chân làm phụ thôi chứ không được nhận đứng chính. Công việc chính của bà là phụ giúp chị trưởng trạm y tế xã khám thai, đặt vòng, điều trị những bệnh phụ khoa thông thường của chị em miền núi.
Nói là vậy, nhưng khi mới về nhận công tác được hôm trước thì hôm sau bà Mai đã được chị trưởng trạm xá cho đi tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, nhắc nhở mỗi cặp vợ chồng dùng bao cao su, đặt vòng để không vỡ kế hoạch.
Ngày đó, nhà nước đang đẩy mạnh tuyên truyền mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con, trong khi đó ở nông thôn, các cặp vợ chồng thường không dùng biện pháp tránh thai gì nên việc lỡ kế hoạch xảy ra thường xuyên. Do đó, những cán bộ y tế như bà Mai thường xuyên phải làm việc hết công suất, ban ngày thì đỡ đẻ, nạo, hút thai, tối về lại đi tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình.
Bà Mai kể, ngày đó các chị em ở miền núi nơi bà công tác đi nạo phá thai nhiều lắm, vì ở quê, phương tiện thông tin không có. Đã vậy, các ông chồng lại không chịu dùng bao cao su, mà đặt vòng thì không phải bà vợ nào cũng hợp nên việc vỡ kế hoạch thường xuyên diễn ra.
“Hồi đó, ở trạm xá xã, cơ sở vật chất thiếu thốn lắm, cả trạm không có gì ngoài tủ thuốc với cái bàn đẻ. Ai vào cũng thấy trống trơn, chẳng có dụng cụ, phương tiện gì, nhiều ca đỡ đẻ, nạo, hút thai đều phải làm tay bo – bà Mai nhớ lại.
“Nhiều bà, nhiều chị mải làm mải ăn, chẳng kiêng cữ, đặt vòng gì nên lần nào có thai cũng không biết. Đến khi thai to mới tá hỏa chạy đến trạm xá nhờ cán bộ y tế giúp đỡ, lúc đó chúng tôi cũng không thể làm khác được, đành phải liều chứ biết làm sao” – giọng bà Mai chùng xuống. Tuy nhiên, thời gian đó trạm xá cũng phải chuyển huyện và từ chối không ít ca khó.
Ngày đó, sinh con thứ ba là bị phạt nhiều, phạt nặng, nhiều cặp vợ chồng do kinh tế khó khăn, không có tiền phạt nên bằng mọi cách phải phá thai. Bà Mai vẫn bị ám ảnh mãi với trường hợp một chị phụ nữ ngoài 40 tuổi, khi đến khám thai thì biết đã mang thai đến gần 6 tháng. Chị này nằng nặc đòi phá thai, nhưng vì trạm y tế xã thấy thai to quá, lại không có phương tiện, dụng cụ y tế nên không thể làm được, do đó đã bảo chị về hoặc lên huyện giải quyết.
Thấy xã từ chối, chị này về nhà dùng đủ mọi cách để cho thai ra, thậm chí chị còn liều đến mức leo lên đống rơm cao ngút rồi nhảy xuống ngã bất tỉnh. May mắn là người nhà phát hiện ra, vội đưa đến trạm y tế xã cấp cứu. Lúc đưa chị này đến trạm, nhìn thấy chị máu me bê bết, mặt trắng bệch, bà Mai sợ run bắn người. Hôm đó, không còn cách nào khác, chị trạm trưởng trạm y tế phải dùng thủ thuật cô-vắc để đưa thai ra, cứu tính mạng người mẹ.
Khi cái thai ra ngoài, mọi người có mặt ở đấy thấy đứa bé mở mắt nhìn mọi người làm mấy chị em, cô cháu tái mặt, còn chị kia thì khóc òa lên. Đứa bé đó mở mắt rất lâu, chị trưởng trạm phải khấn mãi bé mới chịu đi. Bà Mai vẫn nhớ ngày đó chị trưởng trạm đã khấn đứa bé tội nghiệp thế này: “Thôi số cháu không được làm người thì cháu sớm siêu thoát. Đây là việc bất đắc dĩ các bác phải làm, cháu đừng oán bác”.
Ngày đó, bà Mai còn trẻ nên không hiểu hết những việc chị trưởng trạm đã làm. Lúc đó, bà Mai chỉ thấy một nỗi sợ hãi tràn ngập trong lòng. Sau khi chị trưởng trạm xá khấn xong, đứa bé mới nhắm mắt ra đi, bà Mai ôm mặt khóc tu tu như thể mình vừa mất đi cái gì quý giá. Hôm đó, mấy chị em trong trạm xá bảo nhau mang đứa trẻ đi chôn cất cẩn thận. Làm xong, mặc dù không ai bảo nhưng bà Mai vẫn ra cây đa sau trạm xá để thắp hương.
“Các cụ cứ bảo cây đa có thần, cây gạo có ma nên ngày rằm, mùng một, mấy chị em trong trạm y tế chúng tôi hay ra đó thắp hương. Các cô các chị lớn tuổi trong trạm vẫn dặn chúng tôi rằng, dù những bào thai chỉ là giọt máu nhưng cũng là một sinh linh, mình tuy không cố ý làm ác nhưng cũng nên thắp cho chúng nén hương cho siêu thoát. Chứ làm nghề này không có tâm thì nó vận vào người mệt lắm” – bà Mai thở dài trải lòng.
Ngày bà còn trẻ, chưa chồng con gì, nghe những người lớn tuổi nói về chuyện tâm linh lễ lạt thì bà không hiểu lắm, tuy nhiên bà vẫn răm rắp làm vì sợ. Còn giờ, khi đã nhiều tuổi và trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, bà Mai hiểu rằng, việc làm lễ, hương khói cẩn thận cho người đã mất, kể cả đó là những sinh linh bé nhỏ, là việc làm cần thiết với những người làm nghề như bà. Như thế sẽ giúp các linh hồn sớm siêu thoát còn bản thân bà cũng thấy bình tâm, không nặng nề.
Nhiều lúc thấy nản, muốn buông tay
Hồi còn làm ở trạm xá trên Phú Thọ, bà mới biết ở quê vẫn còn nhiều tư tưởng lạc hậu. Bà nhớ có chị đuợc chồng đưa đi đẻ với dáng điệu mong ngóng, sốt ruột không để đâu cho hết. Hoá ra vợ chồng chị này đã có 3 cô con gái truớc đó, nên lần này đưa vợ đi đẻ ông chồng rất hy vọng vợ sẽ đẻ con trai. Chẳng ngờ lần đó chị vợ lại sinh con gái.
Khi nghe cán bộ y tế xã thông báo, ông chồng liền lao vào đánh vợ tới tấp, mồm chửi vợ là đồ không biết đẻ và dọa sẽ đi lấy vợ khác. Chị vợ chỉ biết khóc ròng, ngày hôm sau bế con về nhà ngoại.
Bà còn thấy có chị tháng nào cũng đến để điều hòa kinh nghiệt. Thấy vậy, bà Mai hỏi, sao tháng nào bà cũng phát thuốc tránh thai rồi mà chị này vẫn dính, đồng thời bà hỏi chị đã uống thuốc thế nào để vỡ kế hoạch như vậy. Chị ta hồn nhiên trả lời, chị uống khi sinh hoạt còn thì vứt đấy không uống.
Nghe xong bà Mai vừa bực mình vừa thương, mặc dù bà vẫn làm cho nhưng dọa rằng: “Chị mà làm nhiều là thủng dạ con đấy, chết thì con ai nuôi, chồng nó đi lấy vợ khác”. Nghe vậy chị ta sợ xanh mặt và sau thì không thấy đến nữa.
Thường thì những người mới ra trường chỉ được làm những ca thai nhỏ, khoảng hơn một tháng. Ngày đó đoán tuổi thai chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm chứ làm gì có siêu âm như bây giờ, nên không phải không có lúc bị nhầm. Bà Mai lể, có trường hợp lúc khám thì đoán là mới hơn 1 tháng, ai dè lúc cho dụng cụ vào mới biết thai gần 3 tháng.
Lần đó tay bà run bần bật và không biết nên xử lý như thế nào, đã vậy cô bác sĩ chính lại lên huyện họp. Mà cái việc thai sản đã động vào dao kéo mà không làm còn nguy hiểm hơn, do vậy, lần đó bà Mai cố gắng nhớ lại từng bước có lần nhìn bác sĩ chính làm mà nín thở dò dẫm làm theo. Mất gần tiếng đồng hồ mới xong. Xong ca đó, bà Mai cũng mất ngủ mấy đêm.
Bà chia sẻ rằng: “Không biết các bà mẹ khi đi nạo thai thì họ cảm giác như thế nào, nhưng chúng tôi thì nhiều lúc khổ tâm lắm. Chối không làm cho họ thì không được, mà làm thì nặng nề, mệt mỏi lắm. Có nhà tham con trai, nghe lời thầy lang bắt mạch thế nào lại bảo đang mang thai con gái. Thế là đùng đùng ông ta dắt vợ đang mang thai 6 tháng ra trạm y tế để xử lý".
"Chị vợ vừa đi vừa khóc, chúng tôi không ai dám làm. Lần đó, trưởng trạm phải lên tiếng khuyên giải anh chồng. Chưa kịp nghe trưởng trạm nói hết, anh chồng liền xông vào chỉ mặt bác sĩ tuyên bố: 'Nếu vợ tôi đẻ con gái thì các bà bế về mà nuôi'. Sau đó, anh ta đùng đùng lôi vợ về. May mà phúc nhà anh ta lớn, lần đó chị vợ lại sinh con trai, không thì chúng tôi phải nuôi thật đấy chứ”, bà Mai cười hiền kể lại.
Giọng buồn buồn, bà Mai nhớ lại: “Ở miền núi họ không có tục chôn trẻ con, nếu có cháu nào mất hoặc thai nhi sinh non, chết yếu là người dân cứ mang lên đồi để. Nhiều lần chúng tôi phải lén theo sau rồi đào hố chôn các cháu cẩn thận. Không làm thế thì áy náy lắm. Ngày nào cũng có ca nạo thai, tôi đều phải cho vào hộp kín rồi đem đi chôn chứ không dám vứt lung tung".
"Nói thật rằng, vì đã trót theo nghề nên tôi cứ phải tiếp tục, chứ nhiều lúc nghĩ cũng nản lắm. Mình cũng là đàn bà yếu mềm, làm nhiều thì quen tay nhưng không phải như thế là vô cảm. Từng làm bao nhiêu năm, chứng kiến nhiều ca sợ lắm, nếu không vì công việc thì chắc buông tay rồi”.
Luôn có bát hương di động để thắp sau mỗi lần nạo hút thai
Sau 3 năm công hiến, trải nghiệm ở miền núi, bà Mai được chuyển về Hà Nội công tác. Sau thời gian dài ở tỉnh, đã quen với cách làm việc trên đó, nên khi về thành phố, cái gì bà Mai cũng cảm thấy lạ lẫm. Làm nghề này nên bà cẩn thận việc khói hương, thờ cúng. Ngày xưa, ở miền núi có cây đa sau trạm xá, bà cùng mọi người vẫn hay ra thắp hương. Nhưng từ khi chuyển về Hà Nội, ở bệnh viện không ai cho phép thắp hương nên bà Mai cũng không dám tùy tiện.
Tuy nhiên, bà vẫn có cách riêng của bà. Bà Mai làm một bát hương di động, ngày thường thì cất đi, khi nào có việc bà mới đem ra thắp. Bà bảo làm như vậy bà thấy nhẹ lòng, đó như là liều thuốc an thần giúp bà thêm vững lòng với công việc mình đã lựa chọn.
Bà Mai chia sẻ, các đồng nghiệp của bà phần lớn đều mở phòng khám hoặc làm thêm, riêng bà thì không. Phần vì bà là dâu trưởng phải lo toan việc nhà chồng, trong khi đó chồng bà lại là bộ đội nên đi suốt, bà phải lo lắng, chăm sóc gia đình lớn, gia đình nhỏ mất nhiều thời gian. Nhưng điều chủ yếu là do bà luôn bị ám ảnh bởi đôi mắt của những đứa trẻ bị cô-vắc ra khỏi cơ thể của người mẹ, rồi luật nhân quả, tốt xấu liên quan đến công việc này đã khiến bà cảm thấy sợ.
Bà bảo, ở miền núi thì những người đến nạo, hút thai chủ yếu là gái đã có chồng, còn ở Hà Nội thì hầu hết là những cô gái trẻ, những em gái mới lớn kéo nhau đến nạo thai. Đã không biết bao nhiêu lần bà cứ thắc mắc không hiểu tại sao họ lại làm như vậy, vì đứa con là tài sản vô cùng quý giá mà họ lại coi nhẹ tênh.
Có cô cặp bồ với chồng người ta, khi mang thai bị vợ người ta bắt đi phá. Hôm đi, cô vợ cả cứ kè kè sát cạnh, sợ cô kia trốn mất, bà Mai phải gắt lên thì chị ta mới ra ngoài.
“Trẻ con bây giờ cũng bạo lắm, lớp 9 lớp 10 đã dắt nhau đến nhà hộ sinh. Nhìn cậu con trai lấm lét ngoài cửa mà giận quá. Chúng cũng như con mình nên đành giải quyết cho xong. Nhưng nhiều đứa chả ngại ngùng gì, cứ điềm nhiên như không. Lỗi cũng tại bố mẹ không quan tâm đến con, giao phó hoàn toàn cho nhà trường, xã hội, đến khi con có bầu 3 - 4 tháng rồi mới tá hỏa mang con đến khóc lóc xin chúng tôi cứu, lúc đó thì biết làm gì. Không làm thì họ cũng dắt nhau đi chỗ khác, mà nếu có chuyện gì xảy ra thì mình cũng khổ tâm lắm” – bà Mai buồn bã chia sẻ.
Từ ngày về hưu, bà cảm thấy cuộc sống thanh thản, ít nặng nề hơn. Bà bảo, có lẽ bởi từ xưa đến nay bà đã làm công việc của mình hoàn toàn bằng cái tâm bao dung và sự chân tình. Sau khi những sinh linh bé nhỏ rời khỏi cơ thể người mẹ đều được bà làm lễ, thắp hương chu đáo nên bà cảm thấy không có gì phải áy náy nữa. bà thấy nhẹ lòng vì điều đó…
Thường ra cây đa thắp hương để những sinh linh nhỏ sớm siêu thoát
Gặp bà Mai bây giờ rất khó, trước kia còn công tác thì bà vẫn hay đi giao lưu, gặp gỡ người nọ người kia. Giờ nghỉ hưu bà về ở ẩn. Bà bảo mọi người làm nghề như bà khi về hưu thường hay mở phòng khám riêng nhưng bà thì không. Vì nhiều lý do mà bà không muốn làm cái việc rất hại não đó nữa...
Bà Mai sinh năm 1958, là con gái Hà Nội gốc, từng hơn 30 năm công tác ở nhà hộ sinh A, Hà Nội, giờ đã nghỉ hưu. Bà Mai kể, sau khi tốt nghiệp trường trung cấp Y, bà quyết định xung phong lên miền núi công tác để có thêm trải nghiệm sống. Rồi bà Mai được phân công về công tác tại một trạm xá, thuộc trung tâm y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Ba năm công tác tại một huyện miền núi với bao điều kiện khó khăn đã cho bà thêm nhiều trải nghiệm và những kỉ niệm không bao giờ quên. Bà Mai kể, ngày đó mới ra trường công tác nên bà chỉ được nhận chân làm phụ thôi chứ không được nhận đứng chính. Công việc chính của bà là phụ giúp chị trưởng trạm y tế xã khám thai, đặt vòng, điều trị những bệnh phụ khoa thông thường của chị em miền núi.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Nói là vậy, nhưng khi mới về nhận công tác được hôm trước thì hôm sau bà Mai đã được chị trưởng trạm xá cho đi tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, nhắc nhở mỗi cặp vợ chồng dùng bao cao su, đặt vòng để không vỡ kế hoạch.
Ngày đó, nhà nước đang đẩy mạnh tuyên truyền mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con, trong khi đó ở nông thôn, các cặp vợ chồng thường không dùng biện pháp tránh thai gì nên việc lỡ kế hoạch xảy ra thường xuyên. Do đó, những cán bộ y tế như bà Mai thường xuyên phải làm việc hết công suất, ban ngày thì đỡ đẻ, nạo, hút thai, tối về lại đi tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình.
Bà Mai kể, ngày đó các chị em ở miền núi nơi bà công tác đi nạo phá thai nhiều lắm, vì ở quê, phương tiện thông tin không có. Đã vậy, các ông chồng lại không chịu dùng bao cao su, mà đặt vòng thì không phải bà vợ nào cũng hợp nên việc vỡ kế hoạch thường xuyên diễn ra.
“Hồi đó, ở trạm xá xã, cơ sở vật chất thiếu thốn lắm, cả trạm không có gì ngoài tủ thuốc với cái bàn đẻ. Ai vào cũng thấy trống trơn, chẳng có dụng cụ, phương tiện gì, nhiều ca đỡ đẻ, nạo, hút thai đều phải làm tay bo – bà Mai nhớ lại.
“Nhiều bà, nhiều chị mải làm mải ăn, chẳng kiêng cữ, đặt vòng gì nên lần nào có thai cũng không biết. Đến khi thai to mới tá hỏa chạy đến trạm xá nhờ cán bộ y tế giúp đỡ, lúc đó chúng tôi cũng không thể làm khác được, đành phải liều chứ biết làm sao” – giọng bà Mai chùng xuống. Tuy nhiên, thời gian đó trạm xá cũng phải chuyển huyện và từ chối không ít ca khó.
Ngày đó, sinh con thứ ba là bị phạt nhiều, phạt nặng, nhiều cặp vợ chồng do kinh tế khó khăn, không có tiền phạt nên bằng mọi cách phải phá thai. Bà Mai vẫn bị ám ảnh mãi với trường hợp một chị phụ nữ ngoài 40 tuổi, khi đến khám thai thì biết đã mang thai đến gần 6 tháng. Chị này nằng nặc đòi phá thai, nhưng vì trạm y tế xã thấy thai to quá, lại không có phương tiện, dụng cụ y tế nên không thể làm được, do đó đã bảo chị về hoặc lên huyện giải quyết.
Thấy xã từ chối, chị này về nhà dùng đủ mọi cách để cho thai ra, thậm chí chị còn liều đến mức leo lên đống rơm cao ngút rồi nhảy xuống ngã bất tỉnh. May mắn là người nhà phát hiện ra, vội đưa đến trạm y tế xã cấp cứu. Lúc đưa chị này đến trạm, nhìn thấy chị máu me bê bết, mặt trắng bệch, bà Mai sợ run bắn người. Hôm đó, không còn cách nào khác, chị trạm trưởng trạm y tế phải dùng thủ thuật cô-vắc để đưa thai ra, cứu tính mạng người mẹ.
Khi cái thai ra ngoài, mọi người có mặt ở đấy thấy đứa bé mở mắt nhìn mọi người làm mấy chị em, cô cháu tái mặt, còn chị kia thì khóc òa lên. Đứa bé đó mở mắt rất lâu, chị trưởng trạm phải khấn mãi bé mới chịu đi. Bà Mai vẫn nhớ ngày đó chị trưởng trạm đã khấn đứa bé tội nghiệp thế này: “Thôi số cháu không được làm người thì cháu sớm siêu thoát. Đây là việc bất đắc dĩ các bác phải làm, cháu đừng oán bác”.
Ngày đó, bà Mai còn trẻ nên không hiểu hết những việc chị trưởng trạm đã làm. Lúc đó, bà Mai chỉ thấy một nỗi sợ hãi tràn ngập trong lòng. Sau khi chị trưởng trạm xá khấn xong, đứa bé mới nhắm mắt ra đi, bà Mai ôm mặt khóc tu tu như thể mình vừa mất đi cái gì quý giá. Hôm đó, mấy chị em trong trạm xá bảo nhau mang đứa trẻ đi chôn cất cẩn thận. Làm xong, mặc dù không ai bảo nhưng bà Mai vẫn ra cây đa sau trạm xá để thắp hương.
“Các cụ cứ bảo cây đa có thần, cây gạo có ma nên ngày rằm, mùng một, mấy chị em trong trạm y tế chúng tôi hay ra đó thắp hương. Các cô các chị lớn tuổi trong trạm vẫn dặn chúng tôi rằng, dù những bào thai chỉ là giọt máu nhưng cũng là một sinh linh, mình tuy không cố ý làm ác nhưng cũng nên thắp cho chúng nén hương cho siêu thoát. Chứ làm nghề này không có tâm thì nó vận vào người mệt lắm” – bà Mai thở dài trải lòng.
Ngày bà còn trẻ, chưa chồng con gì, nghe những người lớn tuổi nói về chuyện tâm linh lễ lạt thì bà không hiểu lắm, tuy nhiên bà vẫn răm rắp làm vì sợ. Còn giờ, khi đã nhiều tuổi và trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, bà Mai hiểu rằng, việc làm lễ, hương khói cẩn thận cho người đã mất, kể cả đó là những sinh linh bé nhỏ, là việc làm cần thiết với những người làm nghề như bà. Như thế sẽ giúp các linh hồn sớm siêu thoát còn bản thân bà cũng thấy bình tâm, không nặng nề.
Nhiều lúc thấy nản, muốn buông tay
Hồi còn làm ở trạm xá trên Phú Thọ, bà mới biết ở quê vẫn còn nhiều tư tưởng lạc hậu. Bà nhớ có chị đuợc chồng đưa đi đẻ với dáng điệu mong ngóng, sốt ruột không để đâu cho hết. Hoá ra vợ chồng chị này đã có 3 cô con gái truớc đó, nên lần này đưa vợ đi đẻ ông chồng rất hy vọng vợ sẽ đẻ con trai. Chẳng ngờ lần đó chị vợ lại sinh con gái.
Khi nghe cán bộ y tế xã thông báo, ông chồng liền lao vào đánh vợ tới tấp, mồm chửi vợ là đồ không biết đẻ và dọa sẽ đi lấy vợ khác. Chị vợ chỉ biết khóc ròng, ngày hôm sau bế con về nhà ngoại.
Bà còn thấy có chị tháng nào cũng đến để điều hòa kinh nghiệt. Thấy vậy, bà Mai hỏi, sao tháng nào bà cũng phát thuốc tránh thai rồi mà chị này vẫn dính, đồng thời bà hỏi chị đã uống thuốc thế nào để vỡ kế hoạch như vậy. Chị ta hồn nhiên trả lời, chị uống khi sinh hoạt còn thì vứt đấy không uống.
Nghe xong bà Mai vừa bực mình vừa thương, mặc dù bà vẫn làm cho nhưng dọa rằng: “Chị mà làm nhiều là thủng dạ con đấy, chết thì con ai nuôi, chồng nó đi lấy vợ khác”. Nghe vậy chị ta sợ xanh mặt và sau thì không thấy đến nữa.
Thường thì những người mới ra trường chỉ được làm những ca thai nhỏ, khoảng hơn một tháng. Ngày đó đoán tuổi thai chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm chứ làm gì có siêu âm như bây giờ, nên không phải không có lúc bị nhầm. Bà Mai lể, có trường hợp lúc khám thì đoán là mới hơn 1 tháng, ai dè lúc cho dụng cụ vào mới biết thai gần 3 tháng.
Lần đó tay bà run bần bật và không biết nên xử lý như thế nào, đã vậy cô bác sĩ chính lại lên huyện họp. Mà cái việc thai sản đã động vào dao kéo mà không làm còn nguy hiểm hơn, do vậy, lần đó bà Mai cố gắng nhớ lại từng bước có lần nhìn bác sĩ chính làm mà nín thở dò dẫm làm theo. Mất gần tiếng đồng hồ mới xong. Xong ca đó, bà Mai cũng mất ngủ mấy đêm.
Bà chia sẻ rằng: “Không biết các bà mẹ khi đi nạo thai thì họ cảm giác như thế nào, nhưng chúng tôi thì nhiều lúc khổ tâm lắm. Chối không làm cho họ thì không được, mà làm thì nặng nề, mệt mỏi lắm. Có nhà tham con trai, nghe lời thầy lang bắt mạch thế nào lại bảo đang mang thai con gái. Thế là đùng đùng ông ta dắt vợ đang mang thai 6 tháng ra trạm y tế để xử lý".
"Chị vợ vừa đi vừa khóc, chúng tôi không ai dám làm. Lần đó, trưởng trạm phải lên tiếng khuyên giải anh chồng. Chưa kịp nghe trưởng trạm nói hết, anh chồng liền xông vào chỉ mặt bác sĩ tuyên bố: 'Nếu vợ tôi đẻ con gái thì các bà bế về mà nuôi'. Sau đó, anh ta đùng đùng lôi vợ về. May mà phúc nhà anh ta lớn, lần đó chị vợ lại sinh con trai, không thì chúng tôi phải nuôi thật đấy chứ”, bà Mai cười hiền kể lại.
Giọng buồn buồn, bà Mai nhớ lại: “Ở miền núi họ không có tục chôn trẻ con, nếu có cháu nào mất hoặc thai nhi sinh non, chết yếu là người dân cứ mang lên đồi để. Nhiều lần chúng tôi phải lén theo sau rồi đào hố chôn các cháu cẩn thận. Không làm thế thì áy náy lắm. Ngày nào cũng có ca nạo thai, tôi đều phải cho vào hộp kín rồi đem đi chôn chứ không dám vứt lung tung".
"Nói thật rằng, vì đã trót theo nghề nên tôi cứ phải tiếp tục, chứ nhiều lúc nghĩ cũng nản lắm. Mình cũng là đàn bà yếu mềm, làm nhiều thì quen tay nhưng không phải như thế là vô cảm. Từng làm bao nhiêu năm, chứng kiến nhiều ca sợ lắm, nếu không vì công việc thì chắc buông tay rồi”.
Luôn có bát hương di động để thắp sau mỗi lần nạo hút thai
Sau 3 năm công hiến, trải nghiệm ở miền núi, bà Mai được chuyển về Hà Nội công tác. Sau thời gian dài ở tỉnh, đã quen với cách làm việc trên đó, nên khi về thành phố, cái gì bà Mai cũng cảm thấy lạ lẫm. Làm nghề này nên bà cẩn thận việc khói hương, thờ cúng. Ngày xưa, ở miền núi có cây đa sau trạm xá, bà cùng mọi người vẫn hay ra thắp hương. Nhưng từ khi chuyển về Hà Nội, ở bệnh viện không ai cho phép thắp hương nên bà Mai cũng không dám tùy tiện.
Tuy nhiên, bà vẫn có cách riêng của bà. Bà Mai làm một bát hương di động, ngày thường thì cất đi, khi nào có việc bà mới đem ra thắp. Bà bảo làm như vậy bà thấy nhẹ lòng, đó như là liều thuốc an thần giúp bà thêm vững lòng với công việc mình đã lựa chọn.
Bà Mai chia sẻ, các đồng nghiệp của bà phần lớn đều mở phòng khám hoặc làm thêm, riêng bà thì không. Phần vì bà là dâu trưởng phải lo toan việc nhà chồng, trong khi đó chồng bà lại là bộ đội nên đi suốt, bà phải lo lắng, chăm sóc gia đình lớn, gia đình nhỏ mất nhiều thời gian. Nhưng điều chủ yếu là do bà luôn bị ám ảnh bởi đôi mắt của những đứa trẻ bị cô-vắc ra khỏi cơ thể của người mẹ, rồi luật nhân quả, tốt xấu liên quan đến công việc này đã khiến bà cảm thấy sợ.
Bà bảo, ở miền núi thì những người đến nạo, hút thai chủ yếu là gái đã có chồng, còn ở Hà Nội thì hầu hết là những cô gái trẻ, những em gái mới lớn kéo nhau đến nạo thai. Đã không biết bao nhiêu lần bà cứ thắc mắc không hiểu tại sao họ lại làm như vậy, vì đứa con là tài sản vô cùng quý giá mà họ lại coi nhẹ tênh.
Có cô cặp bồ với chồng người ta, khi mang thai bị vợ người ta bắt đi phá. Hôm đi, cô vợ cả cứ kè kè sát cạnh, sợ cô kia trốn mất, bà Mai phải gắt lên thì chị ta mới ra ngoài.
“Trẻ con bây giờ cũng bạo lắm, lớp 9 lớp 10 đã dắt nhau đến nhà hộ sinh. Nhìn cậu con trai lấm lét ngoài cửa mà giận quá. Chúng cũng như con mình nên đành giải quyết cho xong. Nhưng nhiều đứa chả ngại ngùng gì, cứ điềm nhiên như không. Lỗi cũng tại bố mẹ không quan tâm đến con, giao phó hoàn toàn cho nhà trường, xã hội, đến khi con có bầu 3 - 4 tháng rồi mới tá hỏa mang con đến khóc lóc xin chúng tôi cứu, lúc đó thì biết làm gì. Không làm thì họ cũng dắt nhau đi chỗ khác, mà nếu có chuyện gì xảy ra thì mình cũng khổ tâm lắm” – bà Mai buồn bã chia sẻ.
Từ ngày về hưu, bà cảm thấy cuộc sống thanh thản, ít nặng nề hơn. Bà bảo, có lẽ bởi từ xưa đến nay bà đã làm công việc của mình hoàn toàn bằng cái tâm bao dung và sự chân tình. Sau khi những sinh linh bé nhỏ rời khỏi cơ thể người mẹ đều được bà làm lễ, thắp hương chu đáo nên bà cảm thấy không có gì phải áy náy nữa. bà thấy nhẹ lòng vì điều đó…
Theo Hôn Nhân & Pháp Luật
-
5 giờ trướcCông an TP Thủ Đức đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thuỳ Trang (37 tuổi, ở địa phương) vì hành hung nữ nhân viên gác chắn tàu khiến người này gãy xương mũi.
-
5 giờ trướcLễ khai mạc "Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ" lần thứ VII - năm 2024 với sự đồng hành của Heineken tại Cần Thơ đã chinh phục hàng ngàn khán giả với màn trình diễn độc đáo kết hợp giữa công nghệ water mapping và drone thắp sáng bầu trời.
-
7 giờ trướcĐèn giao thông trên quốc lộ 51 qua Đồng Nai không chuyển sang xanh, nhiều tài xế ô tô sợ bị xử phạt 20 triệu đồng nên dừng lại khiến giao thông ùn tắc kéo dài.
-
7 giờ trướcNhóm công nhân đang làm vệ sinh, bảo dưỡng trên tàu chở dầu ở sông Bôi (Ninh Bình) thì bất ngờ phát nổ khiến 3 người bị thương.
-
8 giờ trướcNgoài gửi thông tin trực tuyến, cơ quan chức năng còn tiếp nhận các phản ánh vi phạm giao thông qua nhiều đầu mối khác
-
8 giờ trướcLực lượng công an đang khám xét nhà bà Chu Thị Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức ở đường Ngô Đức Kế, TP Vinh, Nghệ An.
-
8 giờ trướcCơ quan chức năng tại Đắk Lắk vừa cứu sống một người phụ nữ bị rơi xuống giếng sâu 25m khi đi mót cà phê.
-
8 giờ trướcCơ quan chống tham nhũng nhà nước Hàn Quốc đã dừng nỗ lực bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol sau cuộc đối đầu kéo dài nhiều giờ giữa các điều tra viên và nhân viên an ninh của Tổng thống.
-
9 giờ trướcCông an TPHCM vừa khởi tố bà Giáp Thị Sông Hương - chủ mái ấm Hoa Hồng, quận 12 - và một bảo mẫu của cơ sở này.
-
9 giờ trướcCơ quan chức năng Bình Định đang truy tìm một người đàn ông mạo danh Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh để lừa tiền bệnh nhân.
-
9 giờ trướcHình ảnh cho thấy chiếc ô tô khi qua các trụ đèn tín hiệu giao thông thì đèn bất ngờ chuyển từ đỏ sang xanh.
-
10 giờ trướcAnh H.M.T. bị kẻ gian dụ dỗ, lừa sang làm việc tại công ty đánh bạc trực tuyến ở Campuchia. Người này bị cưỡng bức lao động, muốn trở về nước phải nộp 160 triệu đồng tiền chuộc.
-
10 giờ trướcLửa đỏ rực bao trùm tiệm spa rồi lan sang nhà dân liền kề ở TPHCM. Người mẹ cùng con trai 7 tuổi kịp thoát ra ngoài an toàn nhờ leo mái tôn qua nhà hàng xóm.
-
10 giờ trướcMột nhóm đối tượng dựng chuyện có đá thiên thạch để lừa bán với giá 250 triệu USD cho người đàn ông ở Hà Nội.
-
10 giờ trướcCác cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên quan đến xuất khẩu lao động, tuy nhiên nhiều người dân vẫn tiếp tục mắc bẫy.
-
11 giờ trướcCông an TP Cần Thơ khuyến cáo người dân không đăng tải, chia sẻ, phát tán trên không gian mạng các hình ảnh, clip liên quan vụ việc nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen.
-
11 giờ trướcNgày 3/1, theo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Đà Nẵng, đơn vị vừa triệt phá sòng bạc được đánh theo hình thức “xóc đĩa”.
-
11 giờ trướcCông an Huyện Bình Chánh đã bắt khẩn cấp 2 người đàn ông đánh, đá vào mặt người khác trên đường Nguyễn Thị Trọn, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
-
11 giờ trướcCông an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ khởi tố vụ án để điều tra 3 hành vi liên quan vụ việc một nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen.
-
11 giờ trướcMột nữ nhân viên ngân hàng ở Cần Thơ bị đánh ghen, xé váy áo ngay ngoài đường phố. Nhiều người quay clip lại rồi phát tán trên mạng xã hội.
Tin tức mới nhất
-
4 giờ trước
-
4 giờ trước
-
6 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
11 ngày trước
-
11 ngày trước