Cháu nội nửa đêm lên cơn sốt co giật, cô vội vàng đưa đi viện cấp cứu. Nhập viện một tuần rồi mà không thấy mẹ bé. Ai cũng hỏi mẹ nó đâu, sao chỉ có hai bà cháu. Cô chỉ ấp úng, khi thì nói mẹ cháu đi làm ăn xa không về được, khi lại giãi bày mẹ nó nay mai về thôi, rồi có lúc thảng thốt giật mình bởi những lời chỉ trích của người thân về cô con dâu.
Cô gần 50 tuổi, dáng hao gầy, khuôn mặt khắc khổ, lam lũ. Ở cô luôn ánh lên một nỗi buồn, sự lo lắng, ưu tư. Cháu là một bé trai kháu khỉnh vừa đầy 9 tháng tuổi. Cô kể: “Nó bị rối loạn tiêu hoá do uống phải sữa hết hạn sử dụng.
Nó bị đi ngoài liên tục trong ngày, đến đêm sốt hơn 40 độ, lên cơn co giật, phải đưa đi viện cấp cứu”. Vừa kể, cô vừa lấy tay lau nước mắt. “Tôi thương cháu và trách mình không cẩn thận khi cho cháu ăn”, cô nói.
Bé liên tục sốt và đi ngoài nhiều. Bác sỹ chỉ định phải điều trị ít nhất 10 ngày. Nỗi lo viện phí đè nặng, cô chẳng dám than thở cùng ai. Cô không có việc làm, không có ruộng vườn, cả nhà trông vào cái quán nhỏ.
Không còn chỉ là trò chơi đơn thuần, game đang gây nguy hại cho nhiều gia đình. (Ảnh mang tính chất minh họa, nguồn internet)
Mà việc kinh doanh của quán cũng phập phù, khi bán đồ ăn nhanh như nem, giò thủ, khi bán kem, chè giải khát, khi lại đóng cửa nghỉ bán vì ế quá. Trước cô có kinh doanh ở Hà Nội, tích luỹ được ít tiền nhưng về quê tiêu thì nhiều mà kiếm không ra, lại nuôi cháu, tiền tích luỹ rồi cũng hết.
Cô kể: “Mẹ nó bỏ đi từ khi nó 3 tháng tuổi. Nó nói đi làm ăn ở miền Nam, kiếm ít tiền gửi về cho bà nuôi cháu. Nó mất sữa từ khi mới sinh nên con nó không có một giọt sữa mẹ. Tôi tin nên để hai vợ chồng nó đi. Nào ngờ, nó một đi không về. Tôi không biết nó ở đâu, điện thoại cho không được”. Nói xong cô quay mặt đi. Thằng bé con vẫn nằm ngủ, đầu vẫn nóng hầm hập.
Tôi xin số điện thoại của cô con dâu, thử liên lạc thông báo tình hình thằng bé xem sao. Đầu dây bên kia có tiếng alo, giọng nữ. Tôi hỏi: “có phải Hiền không”.
Người phụ nữ nói tôi nhầm máy. Tôi nói: “Con em đang cấp cứu ở viện, về quê đi”. Đầu dây bên kia cắt liên lạc. Tôi gọi lại vài ba cuộc nữa đều không bắt máy. Tôi nhắn tin để lại. Và không nhận được tin hồi âm.
Cô thở dài nói chẳng hy vọng gì ở chúng nó. Chúng nó quen biết nhau trên mạng, rồi dẫn về nhà khi bụng đã bầu 3 tháng, gia đình làm vài mâm cơm báo cáo họ hàng làng xóm để chúng về ở với nhau. Cả hai đứa đều nghiện game nặng.
Mang bầu vượt mặt vẫn đi chơi game. Cô chú tôi cản, cấm thế nào cũng không được. Cả hai vợ chồng nó tìm đủ mọi cách để có tiền chơi game. “Có một dạo nó cai nghiện game, đi làm phu hồ, nhưng được dăm bữa, lấy đồng lương đầu tiên rồi bỏ. Lười như chúng nó, chẳng làm việc gì ra hồn”, cô nói.
Rồi thằng bé cũng khỏi và ra viện. Bố mẹ nó vẫn chưa về. Ba tháng sau, tôi gặp lại, khi đó thằng bé vừa tròn một tuổi, chập chững những bước đi đầu tiên.
Mẹ nó vẫn chưa về. Thấy tôi thắc mắc, cô bảo: “Nó nói làm ăn ở miền Nam này nọ, nhưng thực ra chúng vẫn quanh quẩn ở Hà Nội, vẫn chơi game. Có hôm có người tình cờ bắt gặp vợ chồng nó trên một đường ở Hà Nội, hai đứa nó mua bánh mì ăn rồi vào quán game, bảo nó về thăm con, nó nói chưa có tiền, chưa về. Cô buồn và khổ tâm lắm”.
Tôi vẫn không hiểu vì sao game có sức hút kinh khủng như thế, đến nỗi người mẹ có thể bỏ con?
Tiến sỹ Tâm lý Nguyễn Kim Quý cho biết: “Cơn sốt game âm ỉ nhiều năm nay và đang trở thành căn bệnh trầm kha. Việc chơi game không xấu, nhưng hậu quả của việc chơi game quá đà đã xảy ra nhiều hậu quả khôn lường. Nhiều bạn trẻ trở nên vô cảm, thờ ơ với gia đình, xã hội vì nghiện game. Đây thực sự là nỗi lo, đáng báo động”.
Trước thực trạng đó, Đoàn Thanh niên, nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội đã có nhiều chương trình, cách thức để giúp bạn trẻ cai nghiện game, tuy nhiên điều cần thiết nhất là xây dựng ý thức vui chơi lành mạnh cho mỗi bạn trẻ.
Cô gần 50 tuổi, dáng hao gầy, khuôn mặt khắc khổ, lam lũ. Ở cô luôn ánh lên một nỗi buồn, sự lo lắng, ưu tư. Cháu là một bé trai kháu khỉnh vừa đầy 9 tháng tuổi. Cô kể: “Nó bị rối loạn tiêu hoá do uống phải sữa hết hạn sử dụng.
Nó bị đi ngoài liên tục trong ngày, đến đêm sốt hơn 40 độ, lên cơn co giật, phải đưa đi viện cấp cứu”. Vừa kể, cô vừa lấy tay lau nước mắt. “Tôi thương cháu và trách mình không cẩn thận khi cho cháu ăn”, cô nói.
Bé liên tục sốt và đi ngoài nhiều. Bác sỹ chỉ định phải điều trị ít nhất 10 ngày. Nỗi lo viện phí đè nặng, cô chẳng dám than thở cùng ai. Cô không có việc làm, không có ruộng vườn, cả nhà trông vào cái quán nhỏ.
Không còn chỉ là trò chơi đơn thuần, game đang gây nguy hại cho nhiều gia đình. (Ảnh mang tính chất minh họa, nguồn internet)
Mà việc kinh doanh của quán cũng phập phù, khi bán đồ ăn nhanh như nem, giò thủ, khi bán kem, chè giải khát, khi lại đóng cửa nghỉ bán vì ế quá. Trước cô có kinh doanh ở Hà Nội, tích luỹ được ít tiền nhưng về quê tiêu thì nhiều mà kiếm không ra, lại nuôi cháu, tiền tích luỹ rồi cũng hết.
Cô kể: “Mẹ nó bỏ đi từ khi nó 3 tháng tuổi. Nó nói đi làm ăn ở miền Nam, kiếm ít tiền gửi về cho bà nuôi cháu. Nó mất sữa từ khi mới sinh nên con nó không có một giọt sữa mẹ. Tôi tin nên để hai vợ chồng nó đi. Nào ngờ, nó một đi không về. Tôi không biết nó ở đâu, điện thoại cho không được”. Nói xong cô quay mặt đi. Thằng bé con vẫn nằm ngủ, đầu vẫn nóng hầm hập.
Tôi xin số điện thoại của cô con dâu, thử liên lạc thông báo tình hình thằng bé xem sao. Đầu dây bên kia có tiếng alo, giọng nữ. Tôi hỏi: “có phải Hiền không”.
Người phụ nữ nói tôi nhầm máy. Tôi nói: “Con em đang cấp cứu ở viện, về quê đi”. Đầu dây bên kia cắt liên lạc. Tôi gọi lại vài ba cuộc nữa đều không bắt máy. Tôi nhắn tin để lại. Và không nhận được tin hồi âm.
Cô thở dài nói chẳng hy vọng gì ở chúng nó. Chúng nó quen biết nhau trên mạng, rồi dẫn về nhà khi bụng đã bầu 3 tháng, gia đình làm vài mâm cơm báo cáo họ hàng làng xóm để chúng về ở với nhau. Cả hai đứa đều nghiện game nặng.
Mang bầu vượt mặt vẫn đi chơi game. Cô chú tôi cản, cấm thế nào cũng không được. Cả hai vợ chồng nó tìm đủ mọi cách để có tiền chơi game. “Có một dạo nó cai nghiện game, đi làm phu hồ, nhưng được dăm bữa, lấy đồng lương đầu tiên rồi bỏ. Lười như chúng nó, chẳng làm việc gì ra hồn”, cô nói.
Rồi thằng bé cũng khỏi và ra viện. Bố mẹ nó vẫn chưa về. Ba tháng sau, tôi gặp lại, khi đó thằng bé vừa tròn một tuổi, chập chững những bước đi đầu tiên.
Mẹ nó vẫn chưa về. Thấy tôi thắc mắc, cô bảo: “Nó nói làm ăn ở miền Nam này nọ, nhưng thực ra chúng vẫn quanh quẩn ở Hà Nội, vẫn chơi game. Có hôm có người tình cờ bắt gặp vợ chồng nó trên một đường ở Hà Nội, hai đứa nó mua bánh mì ăn rồi vào quán game, bảo nó về thăm con, nó nói chưa có tiền, chưa về. Cô buồn và khổ tâm lắm”.
Tôi vẫn không hiểu vì sao game có sức hút kinh khủng như thế, đến nỗi người mẹ có thể bỏ con?
Tiến sỹ Tâm lý Nguyễn Kim Quý cho biết: “Cơn sốt game âm ỉ nhiều năm nay và đang trở thành căn bệnh trầm kha. Việc chơi game không xấu, nhưng hậu quả của việc chơi game quá đà đã xảy ra nhiều hậu quả khôn lường. Nhiều bạn trẻ trở nên vô cảm, thờ ơ với gia đình, xã hội vì nghiện game. Đây thực sự là nỗi lo, đáng báo động”.
Trước thực trạng đó, Đoàn Thanh niên, nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội đã có nhiều chương trình, cách thức để giúp bạn trẻ cai nghiện game, tuy nhiên điều cần thiết nhất là xây dựng ý thức vui chơi lành mạnh cho mỗi bạn trẻ.
Theo Dân Trí