Hạnh vốn là cô gái cá tính, vui vẻ, hòa đồng nên rất được lòng bạn bè kể cả là những người đàn ông có ý tán tỉnh cô. Nhiều người cố tình theo đuổi Hạnh, nhưng cô không yêu ai vì khi đó cô chỉ nghĩ, muốn cuộc sống tự do, bay nhảy, khi nào xác định lấy chồng thì mới tính chuyện yêu đương.
Nhưng số phận khó cưỡng, trong thời gian chưa muốn lấy chồng, Hạnh đã gặp được một người đàn ông mà theo cô nói, đó là người không giữ chặt sẽ rất tiếc và người khác sẽ cướp mất anh. Hạnh nghĩ, đây chính là duyên số của mình nên ra sức giữ người yêu bằng mọi cách, đặc biệt là nhận lời yêu anh, và hứa hẹn sẽ có một đám cưới hạnh phúc.
Người yêu Hạnh không điển trai nhưng lại vui vẻ, vô tư, rất hợp với tính cô. Không biết với người khác thế nào, còn với Hạnh, cô luôn cảm nhận được sự chân thành ở anh. Cô tin tưởng rằng, anh sẽ mang lại cho mình một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và đặc biệt là, sẽ luôn tôn trọng sở thích tự do của Hạnh.
Vốn sợ lấy chồng sẽ như đeo gông vào cổ, nhưng sau bao lời hứa hẹn, Hạnh tin, hai người cùng chung chí hướng. Và nếu có lấy nhau, họ cũng có nhiều thời gian dành cho việc đi chơi, đi du lịch và thực hiện những đam mê của mìn. Ít ra, không phải cảnh ở nhà đóng kín cửa, chỉ biết đến chăm con và làm theo lời bố mẹ chồng.
Hai người đưa nhau đi chụp ảnh cưới. Nhưng thật không ngờ, sau khi anh mang ảnh cưới về nhà, bố mẹ chồng tương lai lập tức phản đối gay gắt chuyện cưới xin của hai người.
(ảnh minh họa)
Hạnh mừng rỡ đưa người yêu về ra mắt gia đình. Bố mẹ Hạnh được cái rất dễ tính, lại gặp phải cậu con rể tương lai thoải mái nên càng vui vẻ hơn. Hạnh mong bố mẹ coi anh như con trai của mình. Thật vui vì chẳng có sự phản đối ngăn cấm nào. Và đó là tín hiệu mừng, càng giúp Hạnh nghĩ tới một đám cưới trong mơ.
Sau thời gian dài yêu nhau, lấy hết can đảm, Hạnh quyết định về nhà bố mẹ chồng tương lai ra mắt. Một cô gái xinh xắn, khéo ăn nói như Hạnh, chắc chắn sẽ được lòng người lớn. Quả như dự đoán, bố mẹ người yêu cô rất quý mến, vui vẻ với Hạnh. Hai đứa còn bị bố mẹ giục tính chuyện cưới xin sớm, để ông bà sớm có cháu nội.
Hạnh nhận được lời khen ngợi từ người lớn nên vui lắm. Hai bác nói Hạnh là người nhanh nhẹn, hoạt bát, xinh xắn lại biết ăn nói. Chắc cũng là một cô gái có nhiều đàn ông để ý. Cách ăn mặc của Hạnh tuy không được lòng người lớn nhưng những ưu điểm khác đã kéo lại.
Thời gian chuẩn bị đám cưới không còn dài. Khi Hạnh nói sẽ lấy anh, nhiều người ngạc nhiên. Một cô gái vô cùng khó theo đuổi như Hạnh, cũng chẳng bao giờ nghe Hạnh khoe có người yêu, vậy mà lại lấy chồng. Nhiều người tiếc nuối cho một cô gái trẻ đã sớm theo chồng bỏ cuộc chơi. Hạnh cười ‘lấy chồng nhưng không bỏ cuộc chơi đâu’. Trong thâm tâm Hạnh nghĩ, chuyện lấy chồng không liên quan gì tới chuyện ngừng vui vẻ, ngừng đi du lịch cả. Sau này có con cái rồi tính sau.
Hai người đưa nhau đi chụp ảnh cưới. Nhưng thật không ngờ, sau khi anh mang ảnh cưới về nhà, bố mẹ chồng tương lai lập tức phản đối gay gắt chuyện cưới xin của hai người.
Người yêu gọi điện lên, rồi mẹ chồng cũng gọi điện lên nói là không thể chấp nhận người con dâu như Hạnh. Họ đổ tiếng xấu cho Hạnh vô căn cứ.
Thôi thì, chuyện đã đến nước này, Hạnh ngậm đắng nuốt cay, quyết định từ bỏ hôn ước. Người đàn ông cô yêu vô vàn ấy xin để lại cho người phụ nữ khác. (Ảnh minh họa)
Số là, sau khi xem bức ảnh cưới, mẹ chồng tương lai nhìn thấy hình xăm ở lưng và ở bắp tay của Hạnh. Họ hét toáng lên, nói rằng, đây là một cô gái không đứng đắn, chơi bời. Nếu không phải con gái chơi bời thì sao lại đi xăm hình đầy người thế này? Dù người yêu có giải thích thế nào thì bố mẹ của anh cũng không đồng ý. Mẹ anh còn buông lời xúc phạm, sợ lấy phải người không tử tế này kia, lấy phải gái giang hồ.
Từ ‘gái giang hồ’ ám ảnh Hạnh suốt những ngày sau đó. Hạnh không thể hiểu, người ta dựa vào đâu mà nói cô gái có hình xăm là người không đứng đắn? Vậy không lẽ, những người không có là người đứng đắn cả sao? Thế nào là đứng đắn, thế nào là không?
Hạnh vui vẻ, tính tình thoải mái, chuyện xăm hình cũng là một thú vui của cô, cô đâu phải là người không tử tế gì? Nhưng trách nỗi, bố mẹ anh ở quê, lạc hậu, các cụ không hay biết nhiều về chuyện này. Lại nghe người ta nói ra nói vào rằng con dâu tương lai thế này, thế nọ nên các cụ càng tức tốc muốn anh hủy hôn.
Cái tin hủy hôn như sét đánh ngang tai. Người yêu Hạnh nói phải đi xóa hình xăm thì may ra thuyết phục được bố mẹ. Nhưng mẹ anh lại khăng khăng, ‘chuyện đã rồi, xóa đi thì người ta cũng biết hết rồi. Mà xóa đi thì cũng đâu xóa được cái thói ăn chơi, hư đốn của nó’. Càng nói, Hạnh càng giận người nhà anh. Họ nói, sẽ không cho con trai mình lấy một cô gái như Hạnh nữa.
Không hiểu sao, bây giờ còn có tư tưởng cổ hủ, lạc hậu như vậy chứ? Một người con gái xăm hình là không được đón nhận? Bằng lòng là họ không thấy những cô gái như vậy bao giờ nhưng chuyện có đến mức phải hủy hôn? Bố mẹ anh còn nói, lấy Hạnh về, sợ hàng xóm láng giềng dị nghị.
Thôi thì, chuyện đã đến nước này, Hạnh ngậm đắng nuốt cay, quyết định từ bỏ hôn ước. Người đàn ông cô yêu vô vàn ấy xin để lại cho người phụ nữ khác. Quyết định này sẽ hại một đời của Hạnh, sẽ khiến người ta nghĩ này, nghĩ kia nhưng đâu còn lựa chọn nào khác. Thật đau lòng khi khép lại một mái ấm mà chỉ vì chuyện một hình xăm, và tư tưởng cổ hủ của người lớn.
Có ai hiểu cho nỗi lòng của người con gái cá tính như Hạnh. Xăm hình thì sao chứ, bây giờ người ta xăm đầy, mà kể cả không đầy thì cũng có sao đâu? Vậy mà, chỉ vì một chuyện cỏn con lại biến thành một chuyện tày trời.
Hạnh đau khổ suốt bao ngày, cơm không ăn, nước không uống, người gầy đi vì nỗi uất hận trong lòng. Nhưng càng uấ hận Hạnh càng nghĩ, phải chứng minh cho họ thấy, tất cả những suy nghĩ của họ là sai lầm. Không ai đánh giá một con người qua hình thức, mà nhất là lại vì một hình xăm.
Trách ai bây giờ, trách rằng, duyên phận chưa đến mà thôi… Chỉ buồn là, coi như đã một lần lấy chồng và rồi, người khác sẽ lại khiến bố mẹ Hạnh đau lòng…
Theo Eva/ khám phá