Được mệnh danh là thành phố ngầm lớn nhất thế giới, Derinkuyu nằm ẩn sâu dưới lòng đất hàng nghìn năm tại Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ, với sức chứa đến 20.000 người cùng hệ thống các đường hầm và tầng ngầm vô cùng phức tạp. (Ảnh chụp trong thành phố ngầm Derinkuyu/ Nguồn: History)
Thành phố ngầm này có 11 tầng (theo kênh Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ), được chia thành hàng ngàn khu khác nhau với những con đường ngoằn ngoèo đan xen tựa như một mê cung. (Hình minh họa thành phố ngầm Derinkuyu/ Nguồn: Internet)
Năm 1963, một người dân ở Cappadocia tình cờ phát hiện ra thành phố ngầm này trong khi đang sửa nhà. Hiện tuổi đời của thành phố này vẫn chưa được giới khoa học xác thực. Có nhiều giả thiết đặt ra về thành phố ngầm Derinkuyu; nhưng chắc chắn nơi đây còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn mà con người chưa thể biết được; trong đó có bí mật về Kito giáo bởi trên các bức tường còn nhiều bức họa và nơi đây còn có nhiều nhà nguyện. Một số nhà khoa học giả định các tín đồ Công giáo đã tới đây, nhưng chưa chắc họ đã xây nên thành phố này. (Ảnh chụp trong thành phố ngầm Derinkuyu/ Nguồn: Internet)
Thành phố ngầm Naours, nơi được mệnh danh là "Thế Giới Ẩn Giấu của Đệ Nhất Thế Chiến" (do một nhiếp ảnh gia của tạp chí National Geographic đặt) nằm ở bên dưới một cánh rừng cao nguyên thuộc Bắc nước Pháp. Naours gồm nhiều đường hầm trải dài hàng dặm theo nhiều hướng và có hàng trăm căn phòng. Theo nghiên cứu, ban đầu nơi đây chỉ là một phần của mỏ đá dưới thời La Mã, sau đó được người dân địa phương mở rộng làm căn cứ trú ẩn trong suốt cuộc xâm lược thời Trung Cổ. Vào thế kỷ 18, nơi đây từng bị niêm phong cho đến thế kỷ 19 lại được mở ra cho khách du lịch tham quan. ( Bên trong thành phố ngầm Naours/ Nguồn: History)
Nhiếp ảnh gia của National Geographic đã gọi Naours với cái tên như vậy bởi người ta đã phát hiện ra vài dòng chữ giản dị được viết bằng tiếng Pháp của những người lính trong thế chiến thứ I. Theo lời nhiếp ảnh, "Naours là một kho tàng. Thậm chí ngay tại địa phương, không ai biết những gì đã có ở đó." Trong chiến tranh thế giới thứ I, những người lính ẩn náu trong các căn phòng và các lối đi đục sâu vào trong hầm mỏ. (Hình ảnh những lời nhắn trên tường được ghi lại bởi lính Pháp trong thế chiến thứ I/ Nguồn: Internet)
Tọa lạc tại phía Nam của Ba Lan, mỏ muối Wieliczka có chiều sâu 327m và dài hơn 300km, được xem là một trong những thành phố ngầm hùng vĩ nhất thế giới. Bàn tay gọt đẽo của mẹ thiên nhiên cùng sự kiến tạo của con người đã tạo nên vẻ đẹp kỳ diệu cho Wieliczka khiến mọi du khách đều choáng ngợp. (Mỏ muối Wieliczka lọt top thành phố ngầm đẹp nhất thế giới/ Nguồn: History)
Wieliczka được khai thác từ thế kỷ 13, khi đó nơi đây được biết đến với cái tên vương giả Magnum Sal (có nghĩa là Đại Muối). Năm 2007, mỏ muối này đóng cửa. Từ đó đến nay, Wieliczka trở thành một trong những điểm hút khách du lịch nhất ở Đông Âu. (Nhà nguyện Thánh Kinga, sâu phía trong mỏ muối Wieliczka/ Nguồn: Wikipedia)
Bên trong mỏ muối này còn có cả một hệ thống nhà ở của thợ mỏ, và nhiều nhà thờ đồ sộ đến kinh ngạc. (Ảnh Kiệt tác Bữa ăn tối cuối cùng của Da Vinci, được tạc lại trên bức tường muối đá/ Nguồn: Wikipedia)
Cách thủ đô Amman của Jordan gần 200km về phía Tây Nam, thành phố ngầm cổ đại Petra nằm trong lòng núi đá, nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên. Nơi đây đã được sử dụng làm địa điểm quay trong bộ phim “Indiana Jones và cuộc thập tự chinh cuối cùng”. Petra từng là thủ phủ của người Nabataeans (tộc người du mục) trước khi bị thôn tính bởi quân La Mã vào năm 106 sau Công nguyên. Thời kỳ thịnh vượng của thành phố diễn ra cách đây khoảng 2000 năm với cư dân được dự báo ở mức 20.000 người. (Vẻ hùng vĩ của thành phố cổ đại Petra/ Nguồn: History)
bên trong thành cổ Petra có vô số lăng mộ với lối thiết kế đơn giản, có nhiều hố chôn. Hầu hết các lăng mộ đều không được trang trí gì, chỉ có số ít được thiết kế tinh xảo. Hiện nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa dừng việc khai quật Petra, bởi họ tin rằng thành phố này còn ẩn chứa vô vàn bí mật. (Khazneh, một trong nhiều lăng mộ ở Petra được xây dựng theo cấu trúc Hy Lạp/ Nguồn: Internet)