Mẹ chồng bảo mừng tuổi cho người ta chỉ cần chút ít, cộng thêm tấm lòng là đủ. Thế mà vừa bóc bao lì xì của tôi biếu bà, thấy 200 nghìn bà liền trả ngay lại.
Mọi người cứ khuyên rằng tiền mừng tuổi nhiều hay ít không quan trọng. Mừng 10 nghìn cũng được, miễn sao có tấm lòng thành. Chính mẹ chồng tôi cũng nói với tôi như vậy, nhưng hành động của bà thì trái ngược hoàn toàn. Tôi cũng không hiểu tại sao lại như thế.
Năm nay là cái tết thứ 2 tôi về nhà chồng. Tết năm đầu tiên, lương thưởng của tôi và chồng đều rất khá, lại là dâu mới nên ngoài tiền biếu tết tôi chi tiền mừng tuổi cháu chắt họ hàng nhà chồng rất mạnh tay. Tôi biếu riêng bố mẹ chồng mỗi người nửa triệu, còn cháu chắt họ hàng tôi mừng tuổi mỗi đứa ít nhất cũng phải một trăm.
Tưởng con dâu xởi lởi mẹ chồng mát mặt với họ hàng. Vậy mà tết nhất xong xuôi bà mới góp ý rằng tôi không cần mừng tuổi nhiều thế, như vậy sẽ rết hoang phí. Sống không nên quá coi trọng đồng tiền, mừng tuổi người ta thì chỉ cần mừng chút ít là được, miễn sao có tấm lòng.
Năm nay vợ chồng tôi vừa phải bỏ ra số tiền lớn để xây nhà cửa rồi thụ tinh trong ống nghiệm (vợ chồng tôi có vấn đề về sức khỏe sinh sản) nên tết nhất số tiền còn lại chẳng đáng là bao. Sẵn tinh thần mẹ chồng đã quán triệt trước, tôi quyết định tết năm nay sẽ cắt giảm tiền mừng, từ tiền trăm xuống còn vài chục.
Năm trước khoản biếu tết nhà nội là 10 triệu thì năm nay giảm xuống chỉ còn 3 triệu. Ngay từ lúc đưa quà và tiền biếu tôi đã thấy mẹ chồng mình tỏ rõ sự không vui. Bà không nói ra, tôi không dám thắc mắc vậy nên tôi cứ nghĩ “mẹ đã nói mình không nên hoang phí rồi mà vẫn còn mừng những mấy triệu bạc, không tiếp thu ý kiến nên có lẽ bà không vui”. Trong đầu còn nhủ thầm sẽ rút kinh nghiệm.
Cháu chắt đến chơi, mẹ chồng thấy tôi chỉ mừng mỗi đứa 20 nghìn đồng thì cười cười khiến tôi càng nghĩ mình đoán đúng. Tối mùng 1 đợi chồng đi trực về, hai vợ chồng mới ra phòng khách mừng tuổi bố mẹ. Vì đã nhắc mình phải rút kinh nghiệm nên phong bao lì xì mừng tuổi bố mẹ chồng tôi chỉ nhét mỗi bên 200 ngàn.
Biếu ông bà xong, tôi hí hửng nghĩ bụng lần này đã rút kinh nghiệm tuyệt đối, chắc mẹ chồng sẽ vui vì con dâu không còn tiêu pha hoang phí nữa rồi. Ai ngờ một lúc sau bà gọi tôi vào phòng nói chuyện riêng. Bà cầm phong bao tôi vừa mừng tuổi đặt tay mạnh xuống giường và nói: “Sao mày coi mẹ chẳng khác gì người ngoài thế? Ngay từ tiền biếu trước tết mẹ đã chẳng thèm nói rồi. Ai lại đi mừng tuổi bố mẹ chồng có 200 nghìn như này không?”
Tôi thắc mắc rằng con tưởng mẹ bảo con không nên hoang phí vì tiền mừng tuổi ít hay nhiều không quan trọng bằng tấm lòng. Mẹ chồng tôi mới nhăn mặt bảo: “Sao con học nhiều mà lại tối dạ thế. Mẹ nói vậy ý là với người ngoài, còn bố mẹ chồng hoặc bố mẹ đẻ không nên thế con hiểu không?”
Vậy mà mấy phút trước đó tôi còn cho là mình thông minh khi hiểu và biết tiếp thu ý kiến mẹ chồng. Lí nhí chẳng biết phải giải thích sao, mẹ chồng giúi 200 nghìn vào tay tôi giọng tự ái: “Thôi năm nay tôi giả vợ chồng chị, chỉ xin giữ lại cái phong bao màu đỏ cho nó may mắn. Con với cái, nuôi cho lớn bằng ấy để nó coi mình chẳng khác gì người ngoài”.
Thật đúng là mẹ chồng nàng dâu như bầu nước lã, tôi không hiểu nổi mẹ chồng mình như thế nào nữa. Đã thế về phòng kể lại chuyện, chồng tôi còn trách sao vợ không tinh ý để hiểu mẹ chồng. Thôi một năm rút kinh nghiệm, sang năm dù kinh tế khó khăn hay khấm khá, bất kể mẹ chồng nói gì cũng phải cố mà biếu cho thật nhiều tiền. Bỗng dưng cảm thấy tiền mừng tuổi giống như một gánh nặng, tết thật đã chẳng còn là tết nữa.
Theo VietNamNet
Mọi người cứ khuyên rằng tiền mừng tuổi nhiều hay ít không quan trọng. Mừng 10 nghìn cũng được, miễn sao có tấm lòng thành. Chính mẹ chồng tôi cũng nói với tôi như vậy, nhưng hành động của bà thì trái ngược hoàn toàn. Tôi cũng không hiểu tại sao lại như thế.
Năm nay là cái tết thứ 2 tôi về nhà chồng. Tết năm đầu tiên, lương thưởng của tôi và chồng đều rất khá, lại là dâu mới nên ngoài tiền biếu tết tôi chi tiền mừng tuổi cháu chắt họ hàng nhà chồng rất mạnh tay. Tôi biếu riêng bố mẹ chồng mỗi người nửa triệu, còn cháu chắt họ hàng tôi mừng tuổi mỗi đứa ít nhất cũng phải một trăm.
Tưởng con dâu xởi lởi mẹ chồng mát mặt với họ hàng. Vậy mà tết nhất xong xuôi bà mới góp ý rằng tôi không cần mừng tuổi nhiều thế, như vậy sẽ rết hoang phí. Sống không nên quá coi trọng đồng tiền, mừng tuổi người ta thì chỉ cần mừng chút ít là được, miễn sao có tấm lòng.
Năm nay vợ chồng tôi vừa phải bỏ ra số tiền lớn để xây nhà cửa rồi thụ tinh trong ống nghiệm (vợ chồng tôi có vấn đề về sức khỏe sinh sản) nên tết nhất số tiền còn lại chẳng đáng là bao. Sẵn tinh thần mẹ chồng đã quán triệt trước, tôi quyết định tết năm nay sẽ cắt giảm tiền mừng, từ tiền trăm xuống còn vài chục.
Năm trước khoản biếu tết nhà nội là 10 triệu thì năm nay giảm xuống chỉ còn 3 triệu. Ngay từ lúc đưa quà và tiền biếu tôi đã thấy mẹ chồng mình tỏ rõ sự không vui. Bà không nói ra, tôi không dám thắc mắc vậy nên tôi cứ nghĩ “mẹ đã nói mình không nên hoang phí rồi mà vẫn còn mừng những mấy triệu bạc, không tiếp thu ý kiến nên có lẽ bà không vui”. Trong đầu còn nhủ thầm sẽ rút kinh nghiệm.
Bà cầm phong bao tôi vừa mừng tuổi đặt tay mạnh xuống giường và
nói: “Sao mày coi mẹ chẳng khác gì người ngoài thế?
nói: “Sao mày coi mẹ chẳng khác gì người ngoài thế?
Cháu chắt đến chơi, mẹ chồng thấy tôi chỉ mừng mỗi đứa 20 nghìn đồng thì cười cười khiến tôi càng nghĩ mình đoán đúng. Tối mùng 1 đợi chồng đi trực về, hai vợ chồng mới ra phòng khách mừng tuổi bố mẹ. Vì đã nhắc mình phải rút kinh nghiệm nên phong bao lì xì mừng tuổi bố mẹ chồng tôi chỉ nhét mỗi bên 200 ngàn.
Biếu ông bà xong, tôi hí hửng nghĩ bụng lần này đã rút kinh nghiệm tuyệt đối, chắc mẹ chồng sẽ vui vì con dâu không còn tiêu pha hoang phí nữa rồi. Ai ngờ một lúc sau bà gọi tôi vào phòng nói chuyện riêng. Bà cầm phong bao tôi vừa mừng tuổi đặt tay mạnh xuống giường và nói: “Sao mày coi mẹ chẳng khác gì người ngoài thế? Ngay từ tiền biếu trước tết mẹ đã chẳng thèm nói rồi. Ai lại đi mừng tuổi bố mẹ chồng có 200 nghìn như này không?”
Tôi thắc mắc rằng con tưởng mẹ bảo con không nên hoang phí vì tiền mừng tuổi ít hay nhiều không quan trọng bằng tấm lòng. Mẹ chồng tôi mới nhăn mặt bảo: “Sao con học nhiều mà lại tối dạ thế. Mẹ nói vậy ý là với người ngoài, còn bố mẹ chồng hoặc bố mẹ đẻ không nên thế con hiểu không?”
Vậy mà mấy phút trước đó tôi còn cho là mình thông minh khi hiểu và biết tiếp thu ý kiến mẹ chồng. Lí nhí chẳng biết phải giải thích sao, mẹ chồng giúi 200 nghìn vào tay tôi giọng tự ái: “Thôi năm nay tôi giả vợ chồng chị, chỉ xin giữ lại cái phong bao màu đỏ cho nó may mắn. Con với cái, nuôi cho lớn bằng ấy để nó coi mình chẳng khác gì người ngoài”.
Thật đúng là mẹ chồng nàng dâu như bầu nước lã, tôi không hiểu nổi mẹ chồng mình như thế nào nữa. Đã thế về phòng kể lại chuyện, chồng tôi còn trách sao vợ không tinh ý để hiểu mẹ chồng. Thôi một năm rút kinh nghiệm, sang năm dù kinh tế khó khăn hay khấm khá, bất kể mẹ chồng nói gì cũng phải cố mà biếu cho thật nhiều tiền. Bỗng dưng cảm thấy tiền mừng tuổi giống như một gánh nặng, tết thật đã chẳng còn là tết nữa.
Theo VietNamNet