Hóa chất đáng sợ
PGS.TS Nguyễn Văn Huệ, nguyên Viện phó Viện Bỏng quốc gia, cho biết axit là hóa chất cực độc, gây tác động ngay lập tức khi tiếp xúc với cơ thể và để lại những biến chứng rất nặng nề, suốt đời.
Khi tác động lên cơ thể, axit phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ… theo cơ chế đông đóng vón protein của cơ thể gây hoại tử từ ngoài vào trong. Phần da tiếp xúc với axit sẽ chết, chuyển sang màu đen và để lại những vết sẹo khủng khiếp.
Nếu người bệnh không được sơ cứu kịp thời, hóa chất này tiếp tục phá hủy làm cháy da, tổn thương xương và các bộ phận khác. Không chỉ thế, phần da chết nếu không được cắt bỏ nhanh chóng trong khoảng 4-5 ngày, da mới mọc lên sẽ làm bề mặt biến dạng hơn nữa.
Nếu bị tạt axit đậm đặc vào phần đầu, có thể gây ăn mòn và phá hủy một phần hộp sọ, tóc và phần da đầu này cũng không bao giờ được tái tạo. Khi tiếp xúc với cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng hút nước của sụn, ngưng kết lõi protein bên trong, phá hủy sụn hoàn toàn. Những bộ phận chứa nhiều sụn như tai, mũi, tiếp xúc với axit có thể khiến nạn nhân bị điếc, mũi biến dạng, bị bịt kín.
Nếu bị axit bắn vào miệng, nạn nhân có thể mất hoàn toàn đôi môi. Nguy hiểm nhất là khi bắn trực tiếp vào mắt, hoặc đọng lại vào hốc mắt, axit phá hủy giác mạc nhãn cầu, gây mù. Theo vị chuyên gia, khi bị bỏng axit, mắt luôn là bộ phận gặp nguy hiểm nhất bởi đây là chỗ trũng, axit lại là chất lỏng nên khi hóa chất đã được hắt vào sẽ đọng lại ở đó, rất khó tẩy rửa.
Còn trong trường hợp uống trực tiếp hoặc hít phải hơi axit đậm đặc, nạn nhân cảm thấy khó thở, phù nề, nặng nhất gây tử vong.
Không thể thoát khỏi di chứng từ axit
Ảnh Minh Họa
Trao đổi thêm với pv, Đại tá, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tài Sơn, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết bỏng do axit làm thay đổi cấu trúc da, cũng như những tế bào dưới da gây ra những xáo trộn lớn. Dù có lành bệnh nhưng vĩnh viễn sẽ để lại những sẹo lồi, bị co kéo và không bao giờ hết. Những sẹo lồi này có đặc trưng dù cắt đi vẫn có thể phát triển lên, sẹo càng dài, về sau càng to và phát triển lên gấp nhiều lần. Do đó, điều trị sẹo lồi là vấn đề nguy hiểm.
“Đã bị bỏng axit dù ở cấp độ nào cũng đều gây tổn hại sức khỏe và để lại di chứng suốt đời. Để khắc phục hậu quả, phẫu thuật chỉ làm thay đổi và nhẹ bớt sự khó chịu, sự ‘kinh dị’ chứ không thể khôi phục nguyên trạng chức năng vận động, giác quan, thẩm mỹ cho nạn nhân”, bác sĩ Sơn cho hay.
Vị chuyên gia từng thực hiện rất nhiều ca mổ cho nạn nhân bỏng axit cho hay việc tái tạo các bộ phận bị mất đều có quy trình nhất định, song đối với bỏng do axit cần phải xem xét kỹ về khả năng tái tạo này. “Dù bác sĩ có cắt tất cả sẹo biến dạng đó đi, tạo nên bộ phận mới thì liệu rằng các bộ phận xung quanh có lồi nữa hay không là vấn đề khó biết trước. Nếu tiếp tục lồi, đó là một sự thất bại. Khi vết bỏng nằm trên mặt phẳng, có thể dễ dàng cắt, vá da, tạo hình, song nếu là các cơ quan bộ phận như mũi, mắt, môi,… sẽ trở nên khó khăn bởi những sẹo lồi sẽ tiếp tục làm chúng biến dạng thứ phát”, bác sĩ Sơn giải thích.
Bệnh nhân bị bỏng do axit phải trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật để tái tạo lại da và phải áp dụng vật lý trị liệu để đảm bảo những vùng da bị hủy hoại không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, khả năng phục hồi gần như không đáng kể. Chưa kể đến việc họ phải bỏ ra một chi phí lớn do các trang thiết bị hiện nay được nhập khẩu với chi phí đắt.
Trong số những nạn nhân bị tạt axit được bác sĩ Sơn tiếp nhận điều trị, có những người là tội phạm, là trùm buôn người, hoặc có khi là một nhà báo bị dằn mặt, cô gái bị người yêu trả thù,… Mỗi người mang một câu chuyện riêng nhưng đều chung một di chứng nặng nề do chất độc chết người mang lại. Từ những người có khuôn mặt thanh tú như bao người, họ bỗng dưng phải mang những khuôn mặt quái nhân, đáng sợ.
Bác sĩ Sơn cho rằng để có thể vượt qua, những bệnh nhân này phải rất dũng cảm. Mặc dù các bác sĩ như ông có thể cứu sống bệnh nhân song không thể nào trao trả lại hình dáng trước đây cho họ.
PGS.TS Nguyễn Văn Huệ, nguyên Viện phó Viện Bỏng quốc gia, cho biết axit là hóa chất cực độc, gây tác động ngay lập tức khi tiếp xúc với cơ thể và để lại những biến chứng rất nặng nề, suốt đời.
Khi tác động lên cơ thể, axit phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ… theo cơ chế đông đóng vón protein của cơ thể gây hoại tử từ ngoài vào trong. Phần da tiếp xúc với axit sẽ chết, chuyển sang màu đen và để lại những vết sẹo khủng khiếp.
Nếu người bệnh không được sơ cứu kịp thời, hóa chất này tiếp tục phá hủy làm cháy da, tổn thương xương và các bộ phận khác. Không chỉ thế, phần da chết nếu không được cắt bỏ nhanh chóng trong khoảng 4-5 ngày, da mới mọc lên sẽ làm bề mặt biến dạng hơn nữa.
Nếu bị tạt axit đậm đặc vào phần đầu, có thể gây ăn mòn và phá hủy một phần hộp sọ, tóc và phần da đầu này cũng không bao giờ được tái tạo. Khi tiếp xúc với cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng hút nước của sụn, ngưng kết lõi protein bên trong, phá hủy sụn hoàn toàn. Những bộ phận chứa nhiều sụn như tai, mũi, tiếp xúc với axit có thể khiến nạn nhân bị điếc, mũi biến dạng, bị bịt kín.
Nếu bị axit bắn vào miệng, nạn nhân có thể mất hoàn toàn đôi môi. Nguy hiểm nhất là khi bắn trực tiếp vào mắt, hoặc đọng lại vào hốc mắt, axit phá hủy giác mạc nhãn cầu, gây mù. Theo vị chuyên gia, khi bị bỏng axit, mắt luôn là bộ phận gặp nguy hiểm nhất bởi đây là chỗ trũng, axit lại là chất lỏng nên khi hóa chất đã được hắt vào sẽ đọng lại ở đó, rất khó tẩy rửa.
Còn trong trường hợp uống trực tiếp hoặc hít phải hơi axit đậm đặc, nạn nhân cảm thấy khó thở, phù nề, nặng nhất gây tử vong.
Không thể thoát khỏi di chứng từ axit
Ảnh Minh Họa
“Đã bị bỏng axit dù ở cấp độ nào cũng đều gây tổn hại sức khỏe và để lại di chứng suốt đời. Để khắc phục hậu quả, phẫu thuật chỉ làm thay đổi và nhẹ bớt sự khó chịu, sự ‘kinh dị’ chứ không thể khôi phục nguyên trạng chức năng vận động, giác quan, thẩm mỹ cho nạn nhân”, bác sĩ Sơn cho hay.
Vị chuyên gia từng thực hiện rất nhiều ca mổ cho nạn nhân bỏng axit cho hay việc tái tạo các bộ phận bị mất đều có quy trình nhất định, song đối với bỏng do axit cần phải xem xét kỹ về khả năng tái tạo này. “Dù bác sĩ có cắt tất cả sẹo biến dạng đó đi, tạo nên bộ phận mới thì liệu rằng các bộ phận xung quanh có lồi nữa hay không là vấn đề khó biết trước. Nếu tiếp tục lồi, đó là một sự thất bại. Khi vết bỏng nằm trên mặt phẳng, có thể dễ dàng cắt, vá da, tạo hình, song nếu là các cơ quan bộ phận như mũi, mắt, môi,… sẽ trở nên khó khăn bởi những sẹo lồi sẽ tiếp tục làm chúng biến dạng thứ phát”, bác sĩ Sơn giải thích.
Trong số những nạn nhân bị tạt axit được bác sĩ Sơn tiếp nhận điều trị, có những người là tội phạm, là trùm buôn người, hoặc có khi là một nhà báo bị dằn mặt, cô gái bị người yêu trả thù,… Mỗi người mang một câu chuyện riêng nhưng đều chung một di chứng nặng nề do chất độc chết người mang lại. Từ những người có khuôn mặt thanh tú như bao người, họ bỗng dưng phải mang những khuôn mặt quái nhân, đáng sợ.
Bác sĩ Sơn cho rằng để có thể vượt qua, những bệnh nhân này phải rất dũng cảm. Mặc dù các bác sĩ như ông có thể cứu sống bệnh nhân song không thể nào trao trả lại hình dáng trước đây cho họ.
Theo Zing