Thần tượng là những nhân vật góp phần giúp giới trẻ định hướng tính cách, xây dựng lối sống. Vì thế, phong trào văn hóa thần tượng dễ bị phân hóa theo nhiều hướng, tùy thuộc vào tâm lý người hâm mộ.

“Fan cuồng” không hẳn là văn hóa thần tượng không lành mạnh. Theo một góc độ khác, nhóm fan này đang chọn nhầm phương pháp “thần tượng” một nhân vật nào đó.

Những ngày đầu của văn hóa fandom tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có sự xuất hiện văn hóa thần tượng (fandom) từ khá sớm. Thế hệ gen Y đã được tiếp cận nhiều hình mẫu ca sĩ, diễn viên, những nhân vật có ảnh hưởng từ khắp nơi trên thế giới.

Mỗi cá nhân mang danh “thần tượng” đều là nguồn cảm hứng về văn hóa, đạo đức, lối sống, khơi gợi tinh thần học hỏi, nỗ lực theo đuổi đam mê.

Cách fan tương tác với thần tượng thay đổi qua từng thời kỳ-1
Văn hóa hiphop du nhập sớm nhất và “bùng cháy” mạnh mẽ trong cộng đồng thế hệ 8X, 9X nhờ Internet

Thế hệ fandom ngày trước có nhiều hạn chế trong phương thức tiếp cận với thần tượng, khi tất cả thông tin đều truyền tải qua kênh poster, fanclub… chứ không đa dạng như hiện tại. Nhưng văn hóa fandom lúc này vẫn có những bản sắc riêng, làm nên một vùng trời kỷ niệm với đa số người trẻ thế hệ 8X, 9X thời bấy giờ.

Có lẽ thế hệ fan giai đoạn này không thể nào quên những cuốn sổ ghi chép tỉ mỉ lời nhạc, sticker thần tượng, poster dán khắp phòng, thời trang được du nhập nhiều màu sắc mới lạ.

Nếu muốn thể hiện tình cảm với thần tượng, người hâm mộ chỉ có thể gửi gắm những tấm thiệp, thư tay cho ban quản lý hoặc chăm chỉ đi theo các buổi giao lưu, lưu diễn của thần tượng.

Nhờ phong trào thần tượng này, thế hệ fan 8X, 9X dần mở rộng suy nghĩ về thế giới quan, chịu ảnh hưởng bởi sự tân thời và văn hóa âm nhạc, tư tưởng tự do của thế giới, từ đó hình thành các suy nghĩ chín chắn, hoài bão và cấp tiến.

Phong trào thần tượng cũng thúc đẩy sự phát triển nhanh của mảng giải trí, góp phần tạo ra nhu cầu về công nghệ mới và đa dạng hóa văn hóa cho tầng lớp trẻ tại Việt Nam.

Văn hóa thần tượng của giới trẻ hiện tại

So với thế hệ đi trước, gen Z hiện nay được trao quyền năng nhiều hơn để giao lưu, cùng sáng tạo với thần tượng trên nền tảng hiện đại trong kỷ nguyên smartphone.

Cách fan tương tác với thần tượng thay đổi qua từng thời kỳ-2
Thế hệ thần tượng trẻ gen Z ngày càng chăm chỉ tương tác với fan để giải đáp thắc mắc. 

Khả năng của smartphone trong việc sáng tạo nội dung cá nhân, đã khiến không ít thần tượng, nhân vật có ảnh hưởng chuyển từ tương tác tập trung sang tương tác trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội và phát sóng trực tuyến (livestream).

Động thái này cho thấy, giới thần tượng ngày càng trẻ hóa cũng như năng động hơn trong việc tiếp cận người hâm mộ. Với xu hướng này, fan hâm mộ thuộc thế hệ gen Z có thể nắm bắt kịp thời cuộc sống thần tượng, cùng họ trao đổi những góc nhìn mới, chia sẻ cảm xúc riêng.

Văn hóa thần tượng của gen Z theo đó ngày càng tích cực, hiện đại hơn. Mặt khác, nhờ sự tương tác trực tiếp, có cơ hội gần gũi hơn với thần tượng, nhiều người hâm mộ gen Z được truyền cảm hứng để bứt phá, bộc lộ tài năng bản thân, tự tin tiến xa hơn.

Cách fan tương tác với thần tượng thay đổi qua từng thời kỳ-3
Thế hệ thần tượng gen Z chứng minh được tài năng của bản thân vượt ra khỏi biên giới Việt Nam trong kỷ nguyên smartphone

Thời đại smartphone là thời kỳ hoàng kim để văn hóa thần tượng tại Việt Nam bước sang một chương hoàn toàn mới. Văn hóa thần tượng hiện nay không chỉ giúp giới trẻ xây dựng hình mẫu lý tưởng, mà còn khuyến khích họ thể hiện tài năng để sáng tạo nên những câu chuyện cá nhân độc đáo.

Dõi theo người mình yêu thích theo cách “bừng chất fan” là nét đẹp trong văn hóa thần tượng của gen Z thời kỳ smartphone. Điều này sẽ còn được duy trì và lan tỏa nhờ sức ảnh hưởng lớn của những thế hệ người hâm mộ tương lai.

Theo Zing