Nhạc sĩ Ngọc Châu - nổi tiếng với ca khúc "Thì Thầm Mùa Xuân", "Cô Tấm Ngày Nay" - qua đời ở tuổi 55, sáng 17/3.

Ca sĩ Khánh Linh - em gái nhạc sĩ - cho biết anh trai mất lúc 7h20 phút tại bệnh viện 108 do suy tim giai đoạn cuối. Lễ viếng vào 12h-13h ngày 19/3 tại Nhà tang lễ quốc gia. Linh cữu được an táng tại quê ở Ngọc Lâu, Phú Xuyên. 

Vài năm gần đây trước khi mất, nhạc sĩ Ngọc Châu phải nhập viện, nhưng đã ra viện khoảng 2 tuần trước. Người thân, bạn bè đều đã vui mừng khi sức khỏe của anh tiến triển tốt và có thể ra viện. 

Tin Ngọc Châu qua đời đột ngột sáng nay khiến người thân, bạn bè rất sốc và buồn.

Căn bệnh nào đã mang nhạc sĩ Ngọc Châu ra đi sớm thế?-1

Suy tim – Đích đến cuối cùng của các bệnh tim mạch và một số bệnh khác

Căn bệnh mà nhạc sĩ Ngọc Châu mắc phải không còn xa lạ với toàn thế giới. Suy tim thường là diễn biến sau cùng của hầu hết các bệnh tim mạch, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ.

Bệnh suy tim mạn tính hiện chưa có thuốc chữa khỏi nhưng có thể điều trị làm chậm sự tiến triển, hạn chế biến chứng.

Cũng có một số trường hợp suy tim cấp sau khi giải quyết được nguyên nhân gây suy tim có thể chữa khỏi hẳn và ở giai đoạn đầu nếu được điều trị đúng cách có thể có cuộc sống lâu dài khỏe mạnh.

Bệnh nhân suy tim luôn phải đối mặt với những biến cố tim mạch.

Căn bệnh nào đã mang nhạc sĩ Ngọc Châu ra đi sớm thế?-2

Bệnh suy tim có nguy hiểm không? Điều này được xác định bằng số lần nhập viện do các triệu chứng (biến chứng) như khó thở, ho, phù, mệt mỏi, kiệt sức. Bệnh nhân mất dần khả năng vận động, sinh hoạt, làm việc, dẫn đến chất lượng sống suy giảm, đe dọa tính mạng.

Suy tim là hậu quả (hệ quả) của rất nhiều bệnh lý. Các nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do tại tim như bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành,.. Ngoài ra, còn nguyên nhân ngoài tim như tăng huyết áp, suy thận, COPD, hen, cường giáp,...

Bệnh suy tim nguy hiểm nhưng có thể ngăn chặn, kiểm soát

Suy tim thường có các biểu hiện sớm như mệt mỏi khó thở khi gắng sức, hay ho về đêm, đặc biệt làm việc nhanh mệt. 

Còn suy tim nhẹ có thể không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt. Vào các giai đoạn sau, các triệu chứng của suy tim có thể kéo dài, thường xuyên hoặc xuất hiện đột ngột: khó thở, phù và tăng cân, chóng mặt, mệt mỏi và kiệt sức dần, nhịp tim nhanh bất thường.

Căn bệnh nào đã mang nhạc sĩ Ngọc Châu ra đi sớm thế?-3

Bởi vậy, mọi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần giúp phát hiện sớm nhất các dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh cũng như các bệnh lý có thể dẫn đến suy tim. 

Khi mắc các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến suy tim cần tích cực điều trị và theo dõi sát sao để tránh bệnh tiến triển nặng, khiến tim làm việc quá tải và chịu nhiều áp lực.

Song song với đó, người bệnh, người khỏe mạnh cũng cần thực hiện các biện pháp dự phòng bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, đột quỵ… để nắm rõ tình trạng bệnh cũng như phòng tránh bệnh suy tim hiệu quả nhất. 

Thu Hà
Theo VietNamNet