Cận cảnh cây đa khổng lồ nhất thế giới: Tán cây bao phủ hơn 14 nghìn mét vuông-1
Nhìn từ xa, du khách có thể nhầm cây đa này là một khu rừng vì nó có tán bao phủ hơn 14.493 m2, hiện được coi là cây có tán rộng nhất trên thế giới - Ảnh Odd.

Hiện vẫn không ai nhớ chính xác tuổi thực của cây đa này. Hơn 250 năm là tuổi được tính theo các chuyên gia thực vật. Ngoài ra, các tài liệu tham khảo về du lịch cho thấy nó đã có từ thế kỷ 19.

Cận cảnh cây đa khổng lồ nhất thế giới: Tán cây bao phủ hơn 14 nghìn mét vuông-2
Ban quản lý vườn bách thảo đã xây một con đường xung quanh cây để du khách chiêm ngưỡng diện tích vĩ đại của nó - Ảnh: Business Insider.

Các nhà khoa học ngạc nhiên vì cây Banyan vẫn còn sống. Vào năm 1884 và 1886, lốc xoáy càn quét khu vực, làm bật một số rễ cây. Năm 1925, thân cây chính bị mục nát và buộc phải chặt bỏ do nhiễm nấm mốc.

Mặc dù trải qua nhiều biến động như vậy, nhưng cây đa Banyan vẫn sống quật cường và phát triển mạnh. Điều kỳ lạ là tán cây không tạo thành từ các nhánh, mà từ 3.600 rễ mọc từ cành cây đâm xuống đất.

Việc chăm sóc cây đa khổng lồ này cần cả một đội ngũ 13 người phối hợp với nhau. Ngoài việc đảm bảo sức khỏe cho cây, đội ngũ này còn theo dõi xem rễ cây có phát triển đúng cách hay không.

Cận cảnh cây đa khổng lồ nhất thế giới: Tán cây bao phủ hơn 14 nghìn mét vuông-3
Các rễ trên không được những rễ khác dưới mặt đất hỗ trợ, khiến cây cổ thụ này trông giống như một khu rừng. Ảnh: Business Insider.

Những loài cây thuộc họ dâu tằm như đa, si, sanh, bồ đề... ngoài việc trồng bằng hạt thì đều có thể sinh sản vô tính như chiết hoặc bằng cách phát triển các rễ khí từ các cành cây.

Các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp nghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa. Đặc trưng này cho phép một cây lan tỏa trên một diện tích rộng.


Theo Đời Sống Pháp Luật